Tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ “biến mất” đầy bí ẩn
Tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ đã rời khỏi căn cứ hải quân Mumbai với đội tàu hộ tống và sau đó đóng hệ thống định vị hàng hải.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ đã biến mất khỏi trang định vị tàu thuyền. Ảnh: Reuters
Các tờ báo lớn của Ấn Độ vừa công bố một thông tin gây ch ấn động, tàu sân bay duy nhất của nước này, chiếc INS Vikramaditya cùng biên đội tàu hộ tống đã lặng lẽ rời cảng Mumbai từ hôm 27/2 trong bí mật.
Toàn bộ biên đội tác chiến tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ sau đó đã tắt hệ thống định vị hàng hải, hiện nay truyền thông quốc gia Nam Á này cũng chưa rõ vị trí cụ thể của con tàu là ở đâu trên bản đồ.
Tuy nhiên theo nhận định từ các nhà phân tích tình hình khu vực, tàu sân bay INS Vikramaditya có thể sẽ được Hải quân Ấn Độ sử dụng để đe dọa cảng Karachi của Pakistan nếu diễn biến thực địa tại đường phân giới LoC vượt tầm kiểm soát.
Video đang HOT
Khoảng cách địa lý giữa thành phố Mumbai với cảng Karachi vào khoảng hơn 800 km, cho nên ngay lúc này có lẽ biên đội tàu sân bay Pakistan đã triển khai đội hình sẵn sàng cho tình huống xấu.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ có lịch sử hoạt động rất phức tạp, nó vốn là hàng không mẫu hạm lớp Kiev mang tên Đô đốc Gorshkov của Liên Xô.
Căn cứ hợp đồng ký năm 2004, Ấn Độ được Nga cho không vỏ tàu INS Vikramaditya nhưng phải chi tới 800 triệu USD để nâng cấp. Chưa dừng lại ở đó, New Delhi còn phải chi thêm 1 tỷ USD để sở hữu máy bay chiến đấu và vũ khí kèm theo.
Tàu sân bay INS Vikramaditya có thể sẽ thực hiện vụ tập kích vào cảng Karachi của Pakistan. Ảnh: Reuters
Năm 2008, phía Nga quyết định nâng giá sửa chữa tàu lên 1,5 tỷ USD, dẫn tới việc hai bên phát sinh những cuộc tranh cãi kịch liệt, vì thế công cuộc hiện đại hóa chiếc chiến hạm này phải dừng lại.
Sang đến năm 2009, Ấn Độ đã chấp nhận mức giá mới và việc tái trang bị cho con tàu tiếp tục được tiến hành. Năm 2010 Nga lại một lần nữa nâng giá thành, Ấn Độ buộc phải chấp nhận mức giá cuối cùng lên đến 2,3 tỷ USD.
Tàu sân bay INS Vikramaditya có lượng giãn nước đầy tải 44.570 tấn, chiều dài thân 283 m, chiều rộng 31 m, con tàu có khả năng mang tối đa 16 máy bay chiến đấu MiG-29K và trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31.
Hệ thống động lực với nồi hơi và động cơ diesel giúp con tàu có thể đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/h và hoạt động liên tục suốt 13.500 hải lý (25.000 km) nếu chạy ở vận tốc trung bình 18 hải lý/h.
Mặc dù nhỏ hơn đáng kể nếu đặt cạnh tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc nhưng Nga lại tuyên bố rằng chiếc INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ sở hữu nhiều ưu điểm hơn.
Tiêm kích hạm trang bị cho tàu sân bay Ấn Độ là MiG-29K cũng được nhận xét nhỉnh hơn J-15 của Trung Quốc, kích thước nhỏ họn của nó tối ưu hóa cho việc vận hành từ tàu sân bay không có máy phóng.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo Doisong&phapluat
Đi lễ hội về bị lật phà, ít nhất 16 người thiệt mạng
Một quan chức Ấn Độ cho biết ngày 21/1, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 16 cái xác sau khi một chiếc phà chở 24 người bị lật tại một con sông ở bang Karnataka, miền Nam nước này.
Chiếc thuyền bị sóng dữ đánh úp khi đang trên đường trở về từ một lễ hội tại một ngôi đền trên đảo ở bang Karnataka. Trong khi đó, nguồn tin cảnh sát lại khác biệt về số hành khách khi cho rằng chiếc thuyền trên chở 30 người và ít nhất 8 người đã thiệt mạng. Lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 18 người và hiện vẫn còn 5-6 người mất tích. Hải quân Ấn Độ (IN) và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ (ICG) đang phối hợp tìm kiếm chiếc phà và hành khách mất tích tại khu vực Karwar.
Tai nạn liên quan đến sông nước thường xuyên xảy ra tại Ấn Độ, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chở quá tải và phương tiện được bảo dưỡng kém. Đầu tháng này, ít nhất 10 người đã thiệt mạng tại miền Đông Ấn Độ khi một chiếc thuyền chở quá tải bị lật gần một hòn đảo nổi tiếng với các du khách địa phương.
*Cùng ngày, 14 thợ mỏ đã thiệt mạng sau khi một ngọn đồi bị sụp xuống do mưa lớn tại mỏ khai thác thiếc ở miền Đông Rwanda.
Chính quyền địa phương xác nhận các trận mưa gần đây tại khu vực trên đã khiến một phần quả đồi bị sụt xuống và chôn vùi 14 thợ mỏ đang chuẩn bị làm việc. Khu mỏ này thuộc sở hữu của chi nhánh Rwanda của Công ty tài nguyên Piran ở Anh.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Tổng thống Trump chấm dứt thỏa thuận ưu đãi thương mại với Ấn Độ Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang chuẩn bị mở ra mặt trận mới trong chiến tranh thương mại khi tuyên bố ngừng thỏa thuận ưu đãi thương mại với Ấn Độ, hiện đang cho phép 5,6 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu miễn thuế vào Mỹ. "Tôi phải hành động do sau nhiều cuộc đối thoại giữa chính quyền Mỹ và...