Tàu sân bay Anh rời Biển Đông
Nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth vượt eo biển Luzon và tiến sang Biển Philippines sau vài ngày đi qua Biển Đông.
“Chúng tôi đang đi qua eo biển Luzon và tiến vào Biển Philippines. Một mốc hải trình mang tính biểu tượng nữa được hoàn thành”, tài khoản Twitter của tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth đăng ngày 2/8.
Bài đăng liệt kê các cửa ngõ và tuyến trung chuyển mà nhóm tác chiến đi qua từ khi khởi hành, gồm eo biển Gibraltar, eo biển Messina, kênh đào Suez, eo biển Bab al-Mandeb, eo biển Malacca và eo biển Luzon, nối giữa Biển Đông và Biển Philippines.
Tàu dầu RFA Tideforce tiếp liệu cho tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, phía sau là hộ vệ hạm Hà Lan HNLMS Evertsen. Ảnh: Twitter/HMSQNLZ .
Nhóm tác chiến Queen Elizabeth tiến vào Biển Đông ngày 26/7 và diễn tập cùng ba chiến hạm của hải quân Singapore ở vùng biển quốc tế phía nam khu vực này. Một ngày sau, ảnh vệ tinh cho thấy tàu sân bay này cùng các chiến hạm hộ tống di chuyển trên vùng biển quốc tế ở phía nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
Video đang HOT
Phía Anh chưa công bố chi tiết về hoạt động của nhóm tác chiến Queen Elizabeth tại Biển Đông những ngày qua, trước khi nó vượt eo biển Luzon rời khỏi khu vực. Trung Quốc cũng chưa lên tiếng bình luận về các hoạt động mới nhất của tàu sân bay Anh.
Anh từng thông báo về hải trình qua Biển Đông của tàu sân bay Queen Elizabeth trước khi chiến hạm này và nhóm tác chiến cùng tên bắt đầu đợt triển khai đầu tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hồi tháng 4 nói nhóm tác chiến Queen Elizabeth sẽ “giương quốc kỳ của một nước Anh toàn cầu, thể hiện ảnh hưởng và báo hiệu sức mạnh của chúng tôi”.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Nhóm tác chiến Queen Elizabeth bao gồm tàu sân bay cùng tên, khu trục hạm HMS Diamond và HMS Defender, hộ vệ hạm HMS Northumberland và HMS Kent, tàu ngầm hạt nhân lớp Astute, hai tàu hậu cần RFA Tideforce và RFA Fort Victoria, khu trục hạm Mỹ USS The Sullivans và hộ vệ hạm Hà Lan HNLMS Evertsen. Trên tàu Queen Elizabeth có 8 tiêm kích F-35B của không quân Anh và 10 chiếc của thủy quân lục chiến Mỹ.
Tàu sân bay Anh tham chiến chống IS
Chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth cho biết tiêm kích F-35B trên tàu sẽ tấn công phiến quân IS trong đợt triển khai đầu tiên.
"Nhóm tác chiến tàu sân bay đang tham gia cuộc chiến chống lại Daesh", tướng Steve Moorhouse, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, ngày 18/6 đăng Twitter. Daesh là tên gọi theo tiếng Arab của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo Moorhouse, các tiêm kích F-35B trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ tham gia chiến dịch tấn công IS nhằm chứng tỏ năng lực của chiến đấu cơ tàng hình này không chỉ dừng ở việc cung cấp dữ liệu chiến trường. "Đây là thay đổi quan trọng đối với nhóm tác chiến Queen Elizabeth", tướng Moorhouse cho biết.
"Chúng tôi đưa ra lựa chọn quân sự và chính trị, đồng thời sẵn sàng cung cấp năng lực tác chiến với tiêm kích thế hệ thứ 5 cho bất kỳ nhiệm vụ và tại bất cứ chiến trường nào vào thời điểm do chúng tôi lựa chọn", ông viết thêm.
Tiêm kích F-35B của Anh chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ngày 17/6. Ảnh: Twitter/smrmoorhouse .
Nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth rời cảng Portsmouth để khởi hành đến châu Á hôm 22/5, dự kiến đi qua Địa Trung Hải, Biển Đỏ, khu vực Ấn Độ Dương, Biển Đông rồi tới Biển Philippines. Chiến hạm được hộ tống bởi một khu trục hạm, một hộ vệ hạm, một tàu ngầm và hai tàu hỗ trợ của Anh, cùng khu trục hạm Mỹ USS The Sullivans và hộ vệ hạm Hà Lan HNLMS Evertsen.
Tàu sân bay Anh sẽ thăm 40 quốc gia gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, tham gia hơn 70 đợt phối hợp trên biển, bao gồm chuyến đi cùng tàu sân bay Pháp Charles De Gaulle ở Địa Trung Hải.
Tàu sân bay Queen Elizabeth được khởi đóng tháng 7/2009 và hạ thủy sau đó 5 năm với chi phí hơn 4,5 tỷ USD, được biên chế vào hải quân Anh tháng 12/2017. Đây là chiến hạm đầu tiên và duy nhất trên thế giới được thiết kế chuyên cho vận hành tiêm kích tàng hình F-35B.
Lực lượng và hành trình dự kiến của nhóm tàu sân bay Anh. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ .
Tàu có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 280 m, có thể chở theo khoảng 65 máy bay các loại gồm tiêm kích F-35B và trực thăng hải quân, được trang bị 3 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx và 6 cụm súng 6 nòng xoay 7,62 mm.
Chiến hạm được đặt theo tên Nữ hoàng Elizabeth I, sống vào thế kỷ 16-17, người từng lãnh đạo hải quân Anh đánh bại hạm đội Tây Ban Nha trong trận hải chiến Gravelines.
F-35 lần đầu hạ cánh trên tàu sân bay mới nhất của Anh Tiêm kích tàng hình trên tàu sân bay Anh hạ cánh khẩn Đại tá Mỹ hết lời khen tàu sân bay Anh Nữ hoàng Anh thăm tàu sân bay sắp tới châu Á Điều tàu sân bay đến Biển Đông, Anh thách thức Trung Quốc
Tàu sân bay tối tân của Anh vào Biển Đông Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đã tiến vào Biển Đông, trong một động thái mà giới quan sát dự đoán sẽ được Trung Quốc theo dõi chặt chẽ. Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth và các tàu khác trên Biển Đông (Ảnh: SCMP). Theo Telegraph , nhóm tàu tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân...