Tàu sân bay Anh đến Nhật Bản
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cập cảng Yokosuka, sau khi tiến hành đợt diễn tập với lực lượng Mỹ và Nhật Bản trên Thái Bình Dương.
“Chuyến thăm Nhật Bản của nhóm tác chiến tàu sân bay Anh và các đợt diễn tập chung cho thấy mục tiêu của hai quốc gia. Hợp tác quốc phòng Nhật – Anh không chỉ đóng góp vào an ninh của mỗi nước, mà còn phục vụ hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế, cũng như đối phó với các vấn đề toàn cầu”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nói khi thăm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tại quân cảng Yokosuka hôm 6/9.
HMS Queen Elizabeth tiến vào cảng Yokosuka hôm 6/9. Ảnh: JMSDF .
Video đang HOT
Bộ trưởng Kishi khẳng định cả Nhật Bản và Anh đều phản đối những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự hàng hải cởi mở và tự do.
Đại sứ quán Anh ở Tokyo cho biết đợt triển khai của tàu HMS Queen Elizabeth thể hiện quan hệ đối tác chặt chẽ với Nhật, cũng như cam kết của London với an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Nhóm tác chiến Queen Elizabeth bao gồm tàu sân bay cùng tên, khu trục hạm HMS Diamond và HMS Defender, hộ vệ hạm HMS Northumberland và HMS Kent, tàu ngầm hạt nhân lớp Astute, hai tàu hậu cần RFA Tideforce và RFA Fort Victoria, khu trục hạm Mỹ USS The Sullivans và hộ vệ hạm Hà Lan HNLMS Evertsen. Trên tàu Queen Elizabeth có 8 tiêm kích F-35B của không quân Anh và 10 chiếc của thủy quân lục chiến Mỹ.
Nhóm tác chiến Queen Elizabeth rời cảng Portsmouth để khởi hành đến châu Á hôm 22/5, với lịch trình thăm 40 quốc gia và tham gia hơn 70 đợt phối hợp trên biển. Trên đường trở về Anh sau hải trình, nhóm tác chiến Queen Elizabeth dự kiến tham gia diễn tập Bersama Lima vào tháng 10 với Australia, Malaysia, New Zealand và Singapore.
Anh sẽ triển khai hai chiếm hạm hoạt động dài hạn tại châu Á
Anh ngày 20/7 thông báo sẽ triển khai hai chiến hạm hoạt động dài hạn tại vùng biển ở châu Á sau khi tàu sân bay Queen Elizabeth và các tàu tháp tùng cập cảng Nhật Bản vào tháng 9.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhấn mạnh: "Anh sẽ điều động hai chiến hạm hoạt động lâu dài tại châu Á từ cuối năm nay". Đại sứ quán Anh tại Tokyo cho biết các chiến hạm nước này sẽ không có căn cứ dài hạn.
Một dấu hiệu khác cho thấy Anh muốn tăng cường cam kết với khu vực châu Á được thể hiện qua tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace rằng nước này dự kiến triển khai Nhóm Phản ứng Littoral, đơn vị lính thủy quân lục chiến được đào tạo để đảm nhận các nhiệm vụ trong chiến dịch sơ tán và chống khủng bố.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi xác nhận nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ tách lẻ để đến thăm riêng rẽ các căn cứ hải quân của Washington và Tokyo trên lãnh thổ Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace từng phát biểu: "Nhóm tác chiến tàu sân bay của chúng ta khi di chuyển vào tháng tới sẽ giúp thể hiện chiến lược 'Nước Anh toàn cầu' trong đó thể hiện được tầm ảnh hưởng, năng lực của Anh với các bạn bè và tái củng cố cam kết của London trong xử lý thách thức an ninh hiện tại và tương lai".
Với hải trình kéo dài 28 tuần, nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh dự kiến đến thăm trên 40 quốc gia. HMS Queen Elizabeth đã thực hiện được 1/4 hải trình này. Con tàu đã rời căn cứ hải quân Portsmouth trong tháng 5.
Tàu sân bay Anh tham chiến chống IS Chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth cho biết tiêm kích F-35B trên tàu sẽ tấn công phiến quân IS trong đợt triển khai đầu tiên. "Nhóm tác chiến tàu sân bay đang tham gia cuộc chiến chống lại Daesh", tướng Steve Moorhouse, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, ngày 18/6 đăng Twitter. Daesh là...