Tàu sân bay 13 tỷ USD Mỹ liên tục gặp sự cố
Tàu Gerald Ford chưa thể đảm bảo triển khai máy bay một cách đáng tin cậy do hệ thống cất hạ cánh thế hệ mới thường xuyên hỏng hóc.
Các hệ thống công nghệ mới trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford “có độ tin cậy kém hoặc không ổn định”, bao gồm hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) và thiết bị hãm đà tiên tiến (AAG), có thể “ảnh hưởng tới khả năng cho máy bay nhanh chóng xuất kích của chiến hạm”, theo đánh giá về siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford được truyền thông Mỹ công bố hôm 9/1.
Báo cáo do Trưởng ban Kiểm tra Vận hành và Đánh giá hoạt động Robert Behler soạn, dự kiến công bố vào cuối tháng này, kết luận hệ thống hỗ trợ cất hạ cánh của tàu sân bay Gerald Ford “không đáng tin cậy và thường xuyên hỏng hóc”.
Vấn đề này được nhận định là trở ngại nghiêm trọng đối với lớp tàu sân bay mới nhất của Mỹ. Mỹ tiến hành dự án trị giá 57 tỷ USD chế tạo 4 tàu sân bay lớp Ford nhằm thay đổi sức mạnh của hải quân nước này trong những thập kỷ tới.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford ngoặt gấp trong đợt thử nghiệm trên Đại Tây Dương, tháng 10/2019. Ảnh: US Navy .
Theo báo cáo của Behler, trong 11 cuộc thử nghiệm trên biển trong giai đoạn tháng 11/2019-9/2020, tiêm kích trên tàu sân bay Gerald Ford cất hạ cánh 3.975 lần. Hệ thống EMALS được kỳ vọng chỉ gặp trục trặc sau mỗi 4.166 lần phóng, nhưng kết quả thực tế cho thấy trung bình sau 181 lần phóng, hệ thống này lại gặp sự cố.
Hệ thống AAG trị giá gần một tỷ USD bộc lộ vấn đề gây “lo ngại về độ tin cậy”, khi thất bại trong việc hãm tốc máy bay sau trung bình 48 lần, “thấp hơn nhiều so với yêu cầu”. Behler không cho biết phạm vi hoặc mức độ nghiêm trọng của sự cố với hai hệ thống EMALS và AAG.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ chưa bình luận về thông tin.
Các vấn đề về độ tin cậy của EMALS và AAG trên tàu sân bay Gerald Ford không phải mới phát sinh. Đánh giá của Behler cho năm tài khóa 2019, được công bố hồi tháng 1 năm ngoái, cho biết hai hệ thống mới này trên chiến hạm Gerald Ford gặp 10 sự cố nghiêm trọng trong 747 lần phóng máy bay đầu tiên, thấp hơn nhiều so với yêu cầu về tần suất hỏng hóc giữa các chu kỳ vận hành thành công.
Tiêm kích F/A-18E chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS Gerald R. Ford, tháng 3/2019. Ảnh: US Navy .
Cơ quan giám sát chính phủ Mỹ cho rằng nếu các hệ thống EMALS và AAG không thể hoạt động an toàn vào thời điểm bắt đầu thử nghiệm vận hành, tàu sân bay Gerald Ford không thể chứng minh khả năng nhanh chóng triển khai máy bay, một yêu cầu quan trọng với các chiến hạm loại này.
Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford được khởi đóng năm 2009, hạ thủy 4 năm sau đó và được bàn giao cho hải quân Mỹ tháng 5/2017. Giá của tàu sân bay Gerald Ford khi đó là 12,6 tỷ USD, vượt ngân sách dự kiến ban đầu 2,4 tỷ USD và đắt nhất trong lịch sử, song chiến hạm vẫn gặp nhiều trục trặc kỹ thuật trong nhiều hệ thống và từng chết máy trong chuyến thử nghiệm hồi tháng 1/2018.
Hé lộ hình hài tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc
Nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải đang lắp ráp phần thân tàu sân bay mới của Trung Quốc trên ụ nổi để có thể hạ thủy vài tháng tới.
Ảnh vệ tinh độ phân giải cao được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở tại Washington, Mỹ, vừa công bố cho thấy các phần thân tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đang được lắp ráp trong một ụ nổi ở nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải.
Đây sẽ là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được trang bị các công nghệ hiện đại và có thể lớn hơn tàu Liêu Ninh và Sơn Đông, vốn được cải hoán hoặc dựa trên thiết kế của tuần dương hạm Liên Xô. Ảnh vệ tinh cho thấy tàu sân bay mới của Trung Quốc dài khoảng 304 m và rộng khoảng 39 m.
Matthew Funaiol, chuyên gia về Trung Quốc của CSIS, cho biết chưa rõ tàu sân bay mới có được trang bị máy phóng điện từ để giúp tiêm kích cất cánh hiệu quả hay không. USS Gerald R. Ford của Mỹ, hoạt động từ năm 2017, là tàu sân bay đầu tiên được trang bị máy phóng điện từ thay thế cho máy phóng hơi nước truyền thống.
Hai tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đều đang áp dụng cơ chế cầu nhảy, với phần mũi tàu cong lên, giúp tiêm kích tạo đà để cất cánh. Hạn chế của thiết kế này là không hỗ trợ các tiêm kích hạng nặng mang đầy đủ nhiên liệu và vũ khí, khiến chiến đấu cơ trên hạm bị hạn chế tầm hoạt động và khả năng tấn công.
Tiến trình chế tạo tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải. Ảnh: CSIS.
"Người Trung Quốc đang thể hiện năng lực khổng lồ trong thiết kế và lắp ráp chiến hạm", Funaiole nói. "Tiến trình diễn ra nhanh chóng. Thật ấn tượng về quá trình họ vượt qua để đặt mình vào vị trí hàng đầu trong công nghệ đóng tàu sân bay".
Tiến trình đóng tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm. Dân Trung Quốc coi tàu sân bay là biểu tượng hữu hình cho sự phát triển của đất nước, hướng tới trở thành cường quốc toàn cầu với quân đội hiện đại và "đẳng cấp thế giới".
Trung Quốc vận hành hai tàu sân bay trong 10 năm qua, gồm Liêu Ninh được cải hoán từ tuần dương hạm cũ của Liên Xô và Sơn Đông, được thiết kế dựa trên Liêu Ninh. Tàu Sơn Đông bắt đầu hoạt động vào tháng 12/2019, còn tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc có thể phải tới năm 2023 mới đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu, Funaiole nói.
Sau khi ráp xong, thân tàu sân bay thứ ba có thể được hạ thủy vào cuối năm nay, truyền thông Trung Quốc đưa tin. Một số trang mạng xã hội Trung Quốc đăng ảnh cùng bình luận tỏ vẻ phấn khích về tiến trình đóng tàu sân bay thứ ba.
Tờ Global Times nhận định các bức ảnh trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy việc chiếc tạo tàu sân bay mới dường như "đang tiến triển thuận lợi", đồng thời dẫn lời một chuyên gia quân sự cho biết chiến hạm "có khả năng được trang bị" máy phóng điện từ.
Kích thước ước tính các bộ phận thân tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc. Ảnh: CSIS.
Chuyên gia hải quân Lý Kiệt thuộc Học viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho biết kế hoạch của Trung Quốc không dừng lại ở ba nhóm tác chiến tàu sân bay mà sẽ lập tới 4 nhóm.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia thế giới nhận định Trung Quốc có tham vọng thành lập ít nhất 6 nhóm tác chiến tàu sân bay để cạnh tranh sức mạnh ở vùng biển xa với hải quân Mỹ, lực lượng đang vận hành 11 tàu sân bay hạt nhân.
Collin Koh, chuyên gia về hải quân Trung Quốc thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết tại Trung Quốc vẫn diễn ra tranh cãi về lợi ích của tàu sân bay trong chiến tranh hiện đại cùng cách chúng đối phó với mối đe dọa do tàu ngầm Mỹ gây ra.
Siêu tàu sân bay Mỹ hỏng máy phóng điện từ Tàu sân bay USS Gerald R. Ford phải giảm bớt hoạt động bay trong đợt thử nghiệm trên biển sau khi máy phóng điện từ ngừng hoạt động 5 ngày. Hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) trên siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford bị hỏng hôm 2/6, trước khi chiến hạm này bắt đầu đợt nghiệm thu trên Đại Tây...