Tàu Philippines và Trung Quốc đối đầu kịch tính ở biển Đông
Binh sĩ Philippines trên một chiếc tàu đánh cá đã có cuộc đối đầu kịch tính với các tàu tuần duyên của Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào ngày 29.3.
Tàu vận tải quân sự BRP Siera Madre mắc cạn ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: AFP
Tàu Philippines cuối cùng đã lọt qua khỏi vòng phong tỏa các tàu Trung Quốc để tiến vào bãi Cỏ Mây, nơi một số lính thủy đánh bộ Philippines đang đồn trú trên một tàu hải quân bị mắc cạn tại đây.
Được biết, số lính thủy đánh bộ Philippines nói trên đã dùng tàu vận tải quân sự BRP Sierra Madre làm nơi trú ngụ từ năm 1999 để canh gác bãi Cỏ Mây.
Mỹ đã chuyển giao tàu BRP Sierra Madre (có từ thời chiến tranh thế giới thứ 2) cho Philippines và sau đó tàu này bị mắc cạn tại bãi Cỏ Mây hồi thập niên 1990.
Quân đội Philippines tuyên bố con tàu đánh cá chở binh sĩ Philippines đã hoàn thành sứ mạng vận chuyển hàng tiếp tế cho tàu BRP Sierra Madre và hoán đổi số quân sĩ đồn trú tại đây.
“Họ đã vượt qua các tàu tuần duyên Trung Quốc và nhiệm vụ đã hoàn thành. Chúng tôi đã tiếp tế và thay ca cho lính gác thành công”, AFP dẫn lời bà Cherryl Tindog, phát ngôn viên quân đội Philippines, cho hay.
Video đang HOT
Binh sĩ Philippines đồn trú trên tàu hải quân BRP Sierra Madre mắc cạn ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Reuters
Hai phóng viên AFP có mặt trên một máy bay quân sự Philippines bay quần thảo tại nơi xảy ra vụ đối đầu thuật lại rằng có đến 4 tàu hải giám Trung Quốc bao vây bãi Cỏ Mây khi tàu Philippines tiến đến gần.
Hai trong số 4 tàu Trung Quốc sau đó đã rượt đuổi tàu Philippines và cố ngăn không cho tàu này tiến vào bãi Cỏ Mây.
Trong cuộc rượt đuổi kéo dài gần 2 tiếng, tàu thuyền các bên chỉ cách nhau vài trăm mét, theo AFP.
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nằm cách Palawan, đảo ở phía tây của Philippines, 200 km. Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền phi lý đối với vùng này.
Theo TNO
Trung Quốc đang tăng tốc "gặm nhấm" Biển Đông?
Với việc "quây" tàu Philippines tại Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam), phải chăng Trung Quốc đang ra sức hành động nhằm chiếm quyền kiểm soát với vùng biển này?
Trên tờ Nation (Thái Lan), tác giả Darshana M Baruah cho rằng tình hình Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) trên Biển Đông cho thấy Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn về tuyên bố chủ quyền của nước này. Ông cũng cho rằng có thể điều đó sẽ khiến Washington tích cực hơn trong việc kiềm chế Trung Quốc trên vùng biển này.
Các sĩ quan hải quân Trung Quốc.
Ngày 9/3, lực lượng canh gác bờ biển Trung Quốc chặn 2 tàu Philippines chở quân nhu cho các binh sĩ tại Bãi Cỏ Mây. Bắc Kinh cho rằng Philippines đang tìm cách xây dựng cơ sở tại đây để củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này.
Chính phủ Philippines cho rằng hành động trên của lực lượng canh gác bờ biển Trung Quốc là "mối đe dọa khẩn cấp tới quyền và lợi ích của Philippines theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS)".
Giải thích cho hành động của mình, Bắc Kinh nói rằng các tàu canh gác bờ biển của nước này đang thực hiện cuộc tuần tra quanh Bãi Cỏ Mây như thường lệ thì phát hiện ra 2 tàu mang quốc kỳ Philippines.
"Những tàu này đang chở các vật liệu xây dựng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói và tái khẳng định nước này có "chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) và vùng biển xung quanh".
Theo tác giả Darshana M Baruah, hành động khiêu khích trên của Bắc Kinh có lẽ là một phần trong chiến lược lớn hơn của Trung Quốc về Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh ở mức độ "vừa đủ" để ép các quốc gia nhỏ hơn đang tranh chấp chủ quyền với nước này nhượng bộ Biển Đông mà không khiến các nước này phản kháng.
Trên tờ Foreign Policy, tác giả Robert Haddick gọi chiến lược này là chiến lược "gặm nhấm từng phần" - tức là "tích dần những hành động nhỏ mà không đến mức khơi mào một cuộc chiến tranh nhưng theo thời gian nhiều hành động nhỏ sẽ giúp tạo thay đổi lớn mang tính chiến lược".
Trung Quốc đang từng bước chiếm quyền kiểm soát các mỏm đá và quần đảo nhỏ trên Biển Đông, tăng cường hiện diện và củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này. Bắc Kinh nhất quyết không tuân thủ UNCLOS và gạt bỏ nỗ lực của Manila nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền ở tòa án quốc tế.
Mặc dù Mỹ ngày càng tỏ ra lo ngại về tình hình Biển Đông, nước này gần như không làm gì trước việc Bắc Kinh không tuân thủ luật pháp quốc tế. Nguyên nhân là bản thân Mỹ không kí kết UNCLOS và thường tự ý vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế để phục vụ lợi ích quốc gia của nước này.
Darshana M Baruah cho rằng không ai có thể ngăn chặn Bắc Kinh "gặm nhấm" từng phần Biển Đông trừ phi có một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và một trong các đồng minh của Washington.
Sau hành động chặn tàu Philippines của Trung Quốc, Manila phải thả đồ tiếp tế từ máy bay xuống Bãi Cỏ Mây (quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam). Tuy nhiên, Philippines sẽ phải điều tàu ra Bãi Cỏ Mây để tiếp tế cho lực lượng lính thủy đánh bộ nước này ở đây.
Washington phản ứng dữ dội trước hành động của Trung Quốc và gọi đây là "một động thái khiêu khích làm gia tăng căng thẳng" và kêu gọi tất cả các bên giữ nguyên hiện trạng trên Biển Đông.
Tác giả Darshana M Baruah cho rằng chiến lược "gặm nhấm" Biển Đông của Bắc Kinh đang được đẩy nhanh nên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải thể hiện tinh thần đoàn kết và đứng lên đương đầu với Trung Quốc. Trong tương lai gần, tranh chấp Biển Đông sẽ không được giải quyết "một sớm một chiều", tất cả các quốc gia phải đẩy nhanh việc xây dựng một Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông để tránh tính toán sai và đối đầu quân sự.
Theo Infonet
"Kịch bản Crimea" sẽ tái hiện ở châu Á - Thái Bình Dương? Khi mà cả thế giới đang hướng về Ukraine, Đô đốc Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đã khuyến cáo châu Á rằng khu vực này có thể sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự. Nếu cường quốc khu vực châu Á vẫn tiếp tục con đường phát triển sức mạnh của mình như hiện tại, kịch bản như...