Tàu ngầm Trường Sa mini lần đầu thử nghiệm trên biển Đông
Chiều 30-5, tàu ngầm Trường Sa mini đã xuống biển thử nghiệm lần đầu tiên, tại tỉnh Thái Bình. Đã hai lần thành công trong bể và trong hồ, nhưng lần này chân vịt của tàu hỏng khiến cuộc thử nghiệm phải dừng lại.
Tàu ngầm Trường Sa 01 theo thiết kế có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi, bán kính hoạt động 800 km. Tàu có thể lặn sâu 50 m và di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu được trang bị hai động cơ 90Hp. Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP, thời gian lặn theo thiết kế 15 giờ; thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày.
14h15, tại Công ty đóng tàu Đại Dương, thuộc cảng Diêm Điền (xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy) nằm cách thành phố Thái Bình 30 km, tàu ngầm Trường Sa mini đã được ông Hòa và đồng nghiệp khởi động để thực hiện thử nghiệm đầu tiên trên biển.
Hai chiếc tàu cá của ngư dân làm hoa tiêu để lai dắt tàu ngầm ra ngoài phía cửa sông, tiến về phía phao số 0.
Bên ngoài con tàu được phủ màu sơn đen bóng; bên hông tàu có chữ Trường Sa 01. Quốc kỳ được sơn đỏ thắm trên cabin và hông cửa ra vào.
Tàu ngầm Trường Sa thẳng tiến ra phao số 0. Người điều khiển chính là ông Nguyễn Quốc Hòa.
Video đang HOT
15h30, tàu ngầm hoạt động tốt trên vùng biển. Lần thử nghiệm này thu hút sự sự quan tâm của lực lượng cảng vụ, biên phòng và hải quan, ông Hòa cho biết.
Ông Hòa khởi động tàu ngầm Trường Sa mini để bắt đầu lặn xuống.
Trước đó, ông Hòa và đồng nghiệp đã nhiều lần thử nghiệm thành công tàu trong bể tự tạo và hồ tự nhiên.
Mới đây, ông Hòa có mong muốn được thử nghiệm ở khu vực biển ngoài phao số 0 ở cảng Diêm Điền nhưng không được sự chấp thuận của UBND tỉnh với lý do “công ty chưa tính toán và khảo sát hết thông tin về địa lý, thủy văn. Đồng thời tỉnh thiếu các phương tiện cứu hộ, cứu nạn nên không thể đảm bảo an toàn tính mạng khicó sự cố xảy ra”. Tỉnh đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ và cho thử nghiệm tại Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1.
Trong lần thử nghiệm này, ông Hòa đã đưa vào hệ thống tuần hoàn khí mới hơn và trang bị thêm radar quét ngang cho tàu.
Tuy nhiên do sóng to gió lớn, cùng với những tai nạn trong quá trình vận chuyển tàu ngầm, khiến bánh lái hỏng, chân vịt hỏng vì thế đến 18h ông Hòa và đồng nghiệp dừng thử nghiệm và đưa tàu về đất liền.
"Sửa tàu xong, tôi tiếp tục bám biển Hoàng Sa"
"Chúng lao thẳng vào tàu cá mình, tôi và anh em tìm mọi cách chống chọi với tàu mang số hiệu 306. Nó (tàu Trung Quốc) bất lực khi thực hiện âm mưu đâm chìm tàu và cướp tài sản, rồi lại dùng vòi rồng phun, kể cả ném đá cho tan nát tàu mình...".
Toàn bộ phần kính ở cabin bị vòi rồng, đá làm vỡ hoàn toàn.
Xuất phát vươn khơi đi Hoàng Sa từ ngày 4/5, 9 ngư dân trên tàu QNg 90045-TS của ngư dân Võ Bá Nha (SN 1985, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu) mang thêm khí thế hào hùng của tuổi trẻ. Họ bất chấp sự nguy hiểm, đe dọa của tàu Trung Quốc để vừa đánh bắt hải sản, vừa tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam.
"Hai ngày trước lúc anh em đi, chúng tôi đã nghe về giàn khoan này rồi. Nhưng kệ, chẳng sợ gì cả, rồi anh em lên đường với nhiều lời thề "vui đùa" đánh bọn cướp ở Hoàng Sa, quyết giành lại từng vùng biển, mảnh đất của Việt Nam trên biển Đông", ngư dân trẻ vừa tròn 30 tuổi (anh Võ Bá Nha) khẳng khái nói.
Thuyền trưởng Võ Bá Nha lại lo toan kiếm tiền sửa tàu.
Đến tối ngày 16/5, tàu cá QNg 90045-TS (công suất 430CV) đang hành nghề lặn gần khu vực đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa). Vì đã cảnh giác âm mưu của tàu Trung Quốc, thuyền trưởng Võ Bá Nha chỉ đạo 5 ngư dân làm nhiệm vụ lặn, còn 4 ngư dân khác ở trên tàu để quan sát, phát hiện tàu Trung Quốc là nổ máy sẵn sàng đối phó.
Đúng vào 21 giờ hôm đó, ngư dân tàu QNg 90045-TS phát hiện tàu kiểm ngư Trung Quốc cách khoảng từ 4 đến 6 hải lý, họ bắt đầu ra tín hiệu thợ lặn lên tàu, nổ máy chạy gần khu vực đường biển quốc tế. Đến 23 giờ, tàu kiểm ngư Trung Quốc rượt đuổi kịp tàu cá Quảng Ngãi, thực hiện âm mưu "truy sát" ngư dân nhưng bất thành.
"Chúng phi tàu kiểm ngư lao thẳng về tàu cá mình, tôi và anh em tìm mọi cách chống chọi với tàu sắt mang số hiệu 306. Nó (tàu Trung Quốc) bất lực khi thực hiện âm mưu đâm chìm tàu và cướp tài sản, rồi lại dùng thủ đoạn phun vòi rồng, kể cả ném đá cho tan nát tàu mình. Sau hơn 1 tiếng chống chọi, tàu kiểm ngư Trung Quốc dừng lại và bỏ đi", ngư dân Dương Tấn Chiêu kể lại.
Ngư dân Dương Tấn Chiêu xếp số đá mà kiểm ngư Trung Quốc ném vào tàu cá ở Hoàng Sa.
Sau chuyến rượt đuổi và uy hiếp trên, tàu cá QNg 90045-TS vẫn hiên ngang ở lại Hoàng Sa, không sợ hành động "vô nhân tính" từ tàu Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam. Cũng trong đêm 16/5, chính tàu kiểm ngư 306 của Trung Quốc đã tấn công 2 ngư dân Bình Sơn trên tàu QNg 90205-TS (do ông Nguyễn Văn Quang làm chủ), khiến 2 ngư dân Nguyễn Tấn Hải và Nguyễn Hiền Lê Anh bị thương nặng.
Đến 8h40 ngày hôm nay (30/5), tàu cá QNg 90045-TS cùng 9 ngư dân trở về, mang theo 3 tấn hải sâm quý được khai thác ở Hoàng Sa. Trên thân tàu, các ô cửa kính bị vỡ nát vụn, ngư dân phải dùng miếng nhựa dẻo để chắn gió tạm thời trong suốt thời gian ở lại Hoàng Sa.
Ngư dân lão luyện Võ Minh Quân (SN 1970, ngụ xã Bình Châu, Bình Sơn) khẳng định: "Với kinh nghiệm bám biển, tôi không sợ tàu Trung Quốc đe dọa, nếu nó dùng vũ khí thì chịu thôi, còn phun vòi rồng hay ném đá, cớ gì mình sợ chứ. Đối với anh em ngư dân, quyết tâm giữ từng tất đất trên biển Đông ở Hoàng Sa, chứ không chịu thua nó".
Ngư dân Võ Minh Quân chỉ về phần thân tàu bị hỏng do kiểm ngư Trung Quốc tấn công.
Ngoài hư hại bị vỡ kính chắn gió, tàu QNg 90045-TS còn bị vòi rồng thổi bay một số dụng cụ, trang thiết bị lặn như mất 4 chiếc áo nhái và 3 đôi chân vịt dùng để lặn.
Thuyền trưởng Võ Bá Nha khẳng định: "Chiều nay tôi cho sửa chữa tàu, làm nước lại rồi vài ngày nữa tiếp tục bám biển Hoàng Sa thôi".
Vừa tháo miếng nhựa làm tạm để chắn do kính vỡ rơi ra ngoài.
Ngư dân Bình Châu vẫn kiên cường bám biển sau hành động tấn công ở Hoàng Sa.
Kính vỡ phần cabin bên phải.
Hồng Long
Theo Dantri
Bị tàu Trung Quốc tấn công, Hải đội trưởng, Thuyền trưởng tàu Kiểm ngư 22 bị thương Tàu Kiểm ngư 22 của ta bị tàu Trung Quốc đâm húc, xịt vòi rồng làm hư hại cabin, chập điện. Nghiêm trọng hơn, 4 kiểm ngư viên trên tàu Việt Nam bị thương, trong đó có Hải đội trưởng và thuyền trưởng tàu 22. Tài CSB Trung Quốc áp sát tàu CSB Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Huy. Bất chấp thiện chí của...