Tàu ngầm Trường Sa được nâng cấp đời máy
Phát hiện lỗi kỹ thuật của tàu ngầm Trường Sa tự chế sau khi chạy thử nghiệm trên biển, kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa, “cha đẻ” tàu ngầm Trường Sa, và các đồng nghiệp đã tiến hành nâng cấp đời máy lên phiên bản 2.0, vượt trội và hiện đại hơn.
Trước đó vào chiều ngày 30/5/2014, tàu ngầm Trường Sa tự chế đã được chạy thử nghiệm ở khu vực của Nhà máy đóng tàu Đại Dương, cảng Diêm Điền, thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên trong quá trình thử nghiệm, tàu gặp phải sự cố. Sau khi kiểm tra lại, ông Nguyễn Quốc Hòa phát hiện hệ thống vận hành của tàu có vấn đề. Trong quá trình thử nghiệm, ông Hòa cũng phát hiện một số lỗi kỹ thuật liên quan đến chiều hướng lái, thông tin liên lạc…
Ngay sau khi phát hiện những lỗi kỹ thuật của tàu ngầm Trường Sa, ông Nguyễn Quốc Hòa cùng các đồng nghiệp đã đưa tàu về xưởng gấp rút khắc phục; đồng thời tiến hành nâng cấp tàu bằng những ứng dụng hiện đại hơn.
Tàu ngầm Trường Sa tự chế đã được nâng cấp đời máy lên phiên bản 2.0 với ưu điểm hiện đại và vượt trội hơn
Ông Hòa cho biết: “Sau khi phát hiện ra những lỗi kỹ thuật trong lần chạy thử nghiệm trên biển, tàu ngầm Trường Sa đã được khắc phục hơn 90%. Những bộ phận thiết bị đơn giản trước kia ở tàu cũng đã được nâng cấp lên bằng các thiết bị hiện đại, tiêu chuẩn hơn trước. Hiện nay tàu ngầm Trường Sa đang được trang trí lại nội thất bên trong cho gọn gàng. So với đời máy phiên bản 1.0 trước đây, ở đời máy phiên bản 2.0 này tàu sẽ đủ sức cản lướt mọi lực tác động bên ngoài và vận hành theo ý muốn của người điều khiển”.
Video đang HOT
Ông Hòa cũng thừa nhận việc thử nghiệm lần đầu trên biển, ông và các đồng nghiệp đã chủ quan khiến tàu ngầm Trường Sa gặp sự cố đáng tiếc. Sau khi đưa tàu ngầm Trường Sa về sửa chữa, đoàn công tác của Văn phòng Chính phủ cũng đã về thăm và nắm bắt quá trình sửa chữa, nâng cấp tàu ngầm Trường Sa.
Sau khi nâng cấp tàu ngầm Trường Sa thành công, ông Hòa dự định sẽ tiếp tục cho tàu chạy thử nghiệm lần 2 trên biển, mục tiêu chính là tập trung cho tàu tập lặn. Tuy nhiên ông Hòa chưa chắc chắn về thời gian và địa điểm tiến hành.
Đức Văn
Theo Dantri
Đến thăm ruộng muối Diêm Điền của Thái Bình
Trong hành trình tới vùng biển Thái Bình, không ít du khách tìm đến làng nghề truyền thống Diêm Điền, nơi những hạt muối trắng mặn mòi của biển khơi ra đời.
Cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, thị trấn Diêm Điền thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một trong 3 khu dự trữ sinh quyển lớn nhất của vùng châu thổ sông Hồng. Theo nghĩa Hán Việt, diêm là muối, điền là ruộng, nghĩa gốc của từ Diêm Điền có nghĩa là ruộng muối. Tên làng đã nói lên nghề của nhân dân nơi đây, đó là làm muối và đi biển.
Biển Diêm Điền với nồng độ mặn của nước biển đạt chuẩn để làm ra những hạt muối trắng. Làng nghề truyền thống làm muối biển ở đây đã có từ rất lâu đời. Nghề làm muối kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 7 trong năm. Đặc biệt vào tháng 4 và tháng 6 khi có những ngọn gió nồm thổi về, và nắng vàng gay gắt là thời điểm thuận lợi nhất để làm ra được những hạt muối trắng to, đậm vị và chắc nhất.
Thường xuyên tưới nước có độ mặn cao giúp lượng muối kết tinh tăng thêm độ dày. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn
Một ngày làm muối của người dân Diêm Điền bắt đầu từ sáng sớm. Đầu tiên là công đoạn làm đất. Người dân ngâm cát cùng nước biển, sau đó đem cát san đều, phơi trên ruộng đất và tưới nước biển lên sân phơi, rắc muối mồi. Khi cát khô, trên từng hạt cát sẽ kết tinh từng hạt muối nhỏ.
Giữa trưa nắng, từ 12h đến 1h là khoảng thời gian người dân sử dụng công cụ đo độ mặn nước biển (Khúc xạ kế đo độ mặn) để xác định nồng độ muối. Công việc này góp phần đảm bảo chất lượng và sản lượng muối được ổn định. Nồng độ mặn của nước biển đạt từ 25 - 30 độ nước mới đông kết thành muối.
Thu hoạch muối. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn
Dưới ánh nắng hè gay gắt, trên từng thửa ruộng "trồng" muối, những người dân phơi mình trong cái nắng om da cháy thịt để có được thành quả lao động vất vả. Họ vui mừng vì được lao động trong cái nắng bỏng rát ấy, vì vụ mùa sẽ bội thu, hạt muối sẽ càng trắng trong. Ngược lại, nếu có cơn mưa bất chợt rơi xuống xem như uổng công vô ích, người nông dân lại phải bắt đầu lại quy trình từ đầu.
Khoảng 14h mỗi ngày, muối bắt đầu kết tinh trên đồng, nhà nông hối hả thu hoạch muối. Muối được gom lại thành từng ụ trắng tinh phản chiếu xuống mặt ruộng tạo nên bức tranh độc đáo. Từng ụ muối được đưa lên bờ cho bốc hết hơi nước và đóng vào bao.
Cánh đồng muối trải dài trắng tinh dưới nắng. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn
Vất vả là vậy nhưng những người dân miền biển vẫn cần mẫn với nghề. Một lần đến và cảm nhận mới thấy trân trọng những hạt muối biển mặn mòi và yêu thêm những người dân lao động trên những cánh đồng muối trắng.
Biển Diêm Điền còn nổi tiếng với mắm cáy ngon tuyệt hảo. Người dân Thái Thụy thường mời khách đến chơi nhà những món ăn đặc sản của vùng như gỏi nhệch, sứa chua, gỏi sứa, canh ron... Du khách đến đây có thể kết hợp du lịch rừng ngập mặn Thụy Trường, đình An Cổ, phủ thờ chúa Muối và khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh.
Theo VNE
Tàu ngầm Trường Sa không được cấp phép chạy thử trên biển Trong công văn gửi ông Nguyễn Quốc Hòa - chủ nhân chiếc tàu ngầm mini Trường Sa - UBND tỉnh Thái Bình chính thức từ chối cấp phép cho ông thử nghiệm tàu ngầm ngoài biển với lý do không đảm bảo an toàn. Tàu ngầm Trường Sa không được tỉnh Thái Bình cấp phép cho chạy thử nghiệm trên biển Trao đổi...