Tàu ngầm Trung Quốc tiến vào lòng núi
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu ngầm Type-093 tiến vào hầm ngầm ở căn cứ Du Lâm, trong khi cầu tàu gần đó hoàn toàn trống trải.
Ảnh vệ tinh được công ty Planet Labs công bố hôm 19/8 cho thấy khu vực neo đậu tàu ngầm tại căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam, nơi đóng quân của hạm đội tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Các cầu tàu lộ thiên hoàn toàn trống trải, trong khi một tàu ngầm Type-093 tiến vào cửa hầm ngầm cách đó không xa với sự hỗ trợ của hai tàu kéo.
Tàu ngầm Type-093 tiến vào hầm ngầm trên ảnh vệ tinh công bố hôm 19/8. Ảnh: Planet Labs.
Hệ thống hầm ngầm trong lòng núi tại căn cứ Du Lâm được tình báo các nước biết đến từ lâu, nhưng đây là lần đầu vệ tinh chụp được ảnh một tàu ngầm Trung Quốc sử dụng cơ sở này.
“Không một tàu ngầm nào khác neo đậu ở cầu tàu. Đây là điều cực kỳ hiếm gặp trong suốt nhiều năm theo dõi căn cứ Du Lâm. Hiện chưa rõ là chúng đang tuần tra ngoài khơi hay cũng được đưa vào lòng núi”, chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Video đang HOT
Căn cứ Du Lâm được xây dựng từ thập niên 2000, những bức ảnh vệ tinh về nó lần đầu được công bố năm 2008. Đây được coi là căn cứ có vị trí chiến lược, nằm gần các tuyến đường biển quan trọng như eo biển Malacca, Sunda và Lombok, giúp Trung Quốc bao quát tuyến thương mại đường biển qua khu vực Đông Nam Á.
Cầu tàu trống trải (góc trái) ở căn cứ Du Lâm trên ảnh vệ tinh công bố hôm 19/8. Ảnh: Planet Labs.
Các hang ngầm ở Du Lâm có khả năng chứa tới 20 tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Bắc Kinh đã triển khai 6 tàu ngầm lớp Type-094 tại Du Lâm, mỗi chiếc có thể mang 12 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2. Hai cầu tàu dài 950 m và ba cầu tàu nhỏ hơn có thể phục vụ hai nhóm tác chiến tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ cùng lúc.
Quân đội Mỹ gần đây liên tục triển khai trinh sát cơ hoạt động ở không phận quốc tế gần đảo Hải Nam, dường như nhằm theo dõi và truy dấu tàu ngầm Trung Quốc. Máy bay tuần thám P-8A Mỹ trang bị radar bí mật hồi từng xuất hiện cách căn cứ Du Lâm chưa đầy 50 km hồi cuối tháng 5.
Philippines nói tàu Trung Quốc khiêu khích trên Biển Đông
Hải quân Philippines nói nhiều tàu Trung Quốc hiện diện gần bãi Cỏ Rong, dường như để khiêu khích lực lượng Philippines nổ súng.
"Hai tàu khảo sát Trung Quốc đã xuất hiện gần bãi Cỏ Rong khoảng một tuần nay, tốc độ di chuyển 3 hải lý/giờ cho thấy họ đang tiến hành thăm dò. Chúng tôi đã thông báo cho Bộ Quốc phòng và tư lệnh lực lượng vũ trang, đồng thời yêu cầu chính phủ phản đối qua đường ngoại giao", phó đô đốc Giovanni Bacordo, tư lệnh hải quân Philippines, nói với các phóng viên tại thủ đô Manila hôm 10/8.
Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 157 km và cách đảo Hải Nam hơn 1.100 km.
Tàu hộ vệ Type-056 Trung Quốc ngoài khơi đảo Hải Nam hồi tháng 8/2019. Ảnh: 81.cn.
Phó đô đốc Bacordo cho biết tàu hải quân và hải cảnh cùng nhiều tàu cá Trung Quốc "vẫn hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines", cáo buộc lực lượng Trung Quốc tìm cách khiêu khích hải quân Philippines. Ông cũng đề cập tới vụ tàu hộ vệ hạng nhẹ Lục Bàn Thủy thuộc lớp Type-056 của Trung Quốc chĩa radar điều khiển hỏa lực về phía tàu hộ vệ BRP Conrado Yap hồi tháng 2.
"Theo cách lý giải của tôi, bên nổ súng trước trong tranh chấp sẽ là kẻ thua cuộc. Họ sẽ làm mọi cách để khiến chúng tôi hành động, nhưng chúng tôi phải kiên nhẫn. Bất kỳ lực lượng hải quân nào nổ súng trước tại khu vực đó sẽ mất sự ủng hộ từ quốc tế. Philippines phải kiềm chế tối đa, có những điều không thể rút lại một khi đã hành động, trong đó có nổ súng trước", phó đô đốc Bacordo nói thêm.
Ngoài biện pháp phản đối ngoại giao, tư lệnh hải quân Philippines cho biết lực lượng này đang dựa vào quan hệ đối tác chiến lược và các đồng minh, cũng như Bộ Quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) được hải quân 31 nước thông qua năm 2014, trong đó có Trung Quốc.
"Trước đây, khi thấy tàu hải quân nước ngoài, thủy thủ đoàn Philippines phải chuyển sang trạng thái báo động cao nhất, vào vị trí chiến đấu và bật hệ thống điều khiển hỏa lực. Giờ đây, khi chạm mặt tàu chiến Trung Quốc, họ sẽ hành động theo CUES và thiết lập liên lạc vô tuyến, yêu cầu thông báo điểm xuất phát và đích đến, cũng như ý định của chiến hạm", phó đô đốc Bacordo cho hay, thêm rằng hải quân Trung Quốc đã mềm mỏng hơn kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền và áp dụng chính sách thân thiện hơn với Băc Kinh.
Bắc Kinh gần đây triển khai nhiều hoạt động quyết liệt nhằm gây áp lực cho các quốc gia, vùng lãnh thổ xung quanh trong bối cảnh các nước đang tập trung chống Covid-19. Tại Biển Đông, Trung Quốc triển khai loạt hoạt động gây hấn như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của Việt Nam, tập trận và triển khai tiêm kích trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Một tàu cá Trung Quốc hồi tháng 6/2019 đâm chìm tàu cá Philippines gần bãi Cỏ Rong. 22 ngư dân trên tàu Philippines sau đó được tàu cá Việt Nam cứu.
Bộ Quốc phòng Philippines hôm 14/7 tuyên bố ủng hộ Mỹ sau khi Washington ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách "Đường chín đoạn" của Bắc Kinh trên Biển Đông. Australia cũng đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc, bác bỏ toàn bộ yêu sách Biển Đông của Trung Quốc. Việt Nam cũng nhiều lần ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách và hoạt động trái luật pháp của Trung Quốc tại vùng biển này.
Việt Nam bác quy tắc hàng hải sửa đổi của Trung Quốc Bộ Ngoại giao khẳng định việc Trung Quốc thay thuật ngữ liên quan đến Hoàng Sa trong quy tắc hàng hải sửa đổi là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và "vô giá trị". "Chúng tôi cho rằng Trung Quốc đưa khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào trong quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa...