Tàu ngầm Trung Quốc ít gặp sự cố vì “không dám ra biển”
Theo tờ Strategy Page, trong gần nửa thế kỷ hoạt động, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hầu như chưa gặp sự cố nào do tính năng không được tốt, chủ yếu chỉ nằm tại cảng chứ không ra biển.
Theo tờ Strategy Page, hiện nay Trung Quốc có khoảng 12 tàu ngầm hạt nhân còn phục vụ trong đó có 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo.
Đến cuối năm 2013, Trung Quốc mới lần đầu tiên công bố với báo chí trong nước về tình trạng của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo này. Chủ ý báo cáo là ca ngợi tàu ngầm hạt nhân của nước này trong 42 năm hoạt động không có một tàu ngầm nào xảy ra sự cố rò rỉ lò phản ứng hạt nhân. Quả thực thì trong 42 năm qua, chưa bao giờ ghi nhận các sự cố nghiêm trọng nào xảy ra với tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Tuy nhiên, lý do cho chất lượng tàu ngầm mà Trung Quốc ca ngợi không phải vì công nghệ của Trung Quốc đã vượt trội Nga, Mỹ về độ an toàn mà là vì “tính năng không được tốt mà tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc ít khi ra biển hoạt động, chủ yếu nằm tại cảng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến hạm đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc không bao giờ xảy ra sự cố”, Strategy Page nhận định.
Tàu ngầm Trung Quôc ít gặp sự cố vì chỉ nằm ở cảng, không mấy khi ra biển
Video đang HOT
Về cơ bản, tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc là phiên bản kéo dài của tàu ngầm hạt nhân tấn công, chưa từng tham gia vào nhiệm vụ tuần tra tác chiến mà chỉ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ngắn.
Hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện nay gồm: lớp tàu hạt nhân tấn công Type 091 và Type 093; tàu mang tên lửa đạn đạo Type 092, Type 094. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là đang phát triển lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 và Type 096 mang tên lửa đạn đạo.
Sự cố tàu ngầm lớn nhất của Trung Quốc là vào hồi năm 2003, trong khi đang tham gia một cuộc tập trận ngoài khơi vịnh Bột Hải, chiếc tàu ngầmType 035 lớp Minh mang số hiệu 361 thuộc Hạm đội Nam Hải đã biến mất một cách đầy bí ẩn. 10 ngày sau đó, các ngư dân Trung Quốc phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm này ló lên mặt nước. Con tàu được phát hiện đang ở trong trạng thái lơ lửng chìm. Tuy nhiên, chính quyền đã giấu “kín như bưng” thông tin vụ việc này, chính người dân Trung Quốc cũng hầu như không biết gì.
Cho đến nay vẫn chưa có đáp án là tất cả thủy thủ đoàn 70 người không một ai thoát ra ngoài được cho dù tàu được trang bị khá nhiều hệ thống thoát hiểm khẩn cấp. Bên trong tàu gần như nguyên vẹn và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đã xảy ra sự cố hay hỏa hoạn bên trong tàu.
Một điều khá lạ lùng, bản thân tàu ngầm này được thiết kế với thủy thủ đoàn tối đa là 55 người (gồm 9 sĩ quan và 46 thủy thủ). Tuy nhiên, trong lúc gặp nạn, trên tàu có tới 70 người, vậy 15 cán bộ bổ sung lên tàu ngầm này để làm gì?
Sự bí ẩn của vụ tai nạn thảm khốc này được cho là chứa đựng bí mật động trời về công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc. Điều này càng có cơ sở hơn khi Hải quân Trung Quốc tiến hành sa thải hàng loạt quan chức cao cấp và thân nhân của thủy thủ đoàn không được cung cấp bất kỳ thông tin nào về cái chết của họ.
Theo_Thể Thao Việt Nam
"Trung Quốc kéo 4 tàu ngầm hạt nhân ra dọa Mỹ, trừng phạt Việt Nam"
Lời lẽ hiếu chiến của giới truyền thông, học giả, 1 số tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc về Biển Đông chỉ là biểu hiện lúng túng, bối rối của Bắc Kinh.
3 tàu ngầm Trung Quốc tại cảng Tam Á, ảnh: Ettoday.
Tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 24/6 dẫn lời Lương Quốc Lương, một nhà bình luận quân sự của tờ báo này cho hay, việc 4 tàu ngầm động cơ hạt nhân của Trung Quốc đồng thời xuất hiện tại căn cứ Tam Á đảo Hải Nam của hạm đội Nam Hải là động thái cảnh cáo Mỹ và "trừng phạt Việt Nam"?!
Trong số 4 tàu ngầm hạt nhân này, có 3 chiếc thuộc lớp Tấn (094) thuộc đội hình tàu ngầm chiến lược của hải quân Trung Quốc, 1 chiếc thuộc lớp Thương (093).
Lương Quốc Lương cho rằng cho biết, động thái này của bắc Kinh có liên quan chặt chẽ đến chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền Mỹ, đồng thời cũng có mối liên hệ chặt chẽ với tình hình Biển Đông hiện nay khi Mỹ công khai ủng hộ các nước ven Biển Đông chống lại (sự bành trướng của) Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc đang muốn "cảnh cáo" Mỹ rằng, vấn đề Biển Đông không liên quan gì đến Mỹ, và Bắc Kinh quyết không chấp nhận vì áp lực của Washington mà hy sinh (cái gọi là) lợi ích quốc gia của họ.
Theo Minh Báo, 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn mang theo tên lửa xuyên châu lục Cự Lãng 2, chỉ cần đặt tại biển Philippines cũng có thể bắn sang tận nước Mỹ. Tầm bắn của tên lửa Cự Lãng 2 ít nhất là 9600 km, tầm bắn xa nhất lên đến 11200 km.
Cự Lãng 2 được xem như "anh em" với tên lửa Đông Phong 31, trong đó Cự Lãng 2 là loại tên lửa trang bị cho tàu ngầm, Đông Phong 2 được sử dụng trên mặt đất.
Đáng chú ý, Lương Quốc Lương cao giọng miệt thị khi cho rằng Việt Nam đang "say đắm với lịch sử huy hoàng cha ông họ từng đánh bại đại quân Nguyên, Minh, Thanh mà không biết rằng Trung Quốc mới là trung tâm thiên hạ, không phải man di, Việt Nam mãi mãi không theo được (cái gọi là) sự tiến hóa của Trung Quốc"?!
Lương Quốc Lương đe dọa, khi chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) ở Trung Quốc lên cao xoay quanh vấn đề Biển Đông, khả năng "Trung Quốc trừng phạt Việt Nam lần 2 không phải không thể xảy ra, và khi đó Mỹ sẽ chẳng thể làm gì giúp được Việt Nam?!
Trong thế giới văn minh, những kẻ chỉ thích giễu võ giương oai, lên gân cơ bắp để dọa nạt người khác không phải là kẻ mạnh và không đáng sợ. Những lời lẽ hiếu chiến của giới truyền thông, học giả, 1 số tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc về Biển Đông chỉ là biểu hiện lúng túng, bối rối của Bắc Kinh trước áp lực công luận quốc tế. Họ không biết cách nào để vừa "nuốt trôi" tham vọng bành trướng lãnh thổ, vừa giữ được sĩ diện nước lớn mà thôi - PV.
Theo Giáo Dục
Giải mật những vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc trong lịch sử (1) Tàu ngầm mang đến nỗi ám ảnh cho kẻ thù, nhưng nó cũng là mồ chôn cho thủy thủ đoàn khi gặp sự cố trong lòng đại dương. USS Thresher (Mỹ) Tàu ngầm USS Thresher (SSN-593) bị chìm khi đang tiến hành các bài kiểm tra khả năng lặn sâu tại phía đông nam Cape Cod vào ngày 10/4/1963. Vụ việc này đã...