Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Mỹ va chạm với tàu tiếp tế
Tàu ngầm Mỹ va chạm với một tàu tiếp tế ngoài khơi bờ biển bang Washington ở Thái Bình Dương.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Mỹ USS Louisiana. Ảnh: Wiki
Theo RT, tàu USS Louisiana va chạm với tàu tiếp tế của hải quân Mỹ ở eo biển Juan de Fuca, nằm giữa Washington và đảo Victoria, Canada ngày 18/8.
Không có thương vong được ghi nhận. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định nguyên nhân vụ va chạm. Giới chức đang đánh giá thiệt hại của hai tàu.
Tàu tiếp tế được đưa về cảng tại Port Angeles, Washington còn tàu USS Louisiana được đưa về căn cứ hải quân Kitsap Bangor, Washington.
Hồi tháng 7, một trong những tàu ngầm lớp Astute mới nhất của Anh đã va chạm nhẹ với một tàu buôn ngoài khơi Gibraltar. Hải quân Anh cho biết tàu HMS Ambush hoàn toàn không chịu thiệt hại trong vụ việc.
Phương Vũ
Video đang HOT
Theo VNE
Thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất lịch sử hải quân Mỹ
Một sự cố bung mối hàn đã khiến tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Thresher nổ tan làm 129 thủy thủ thiệt mạng, buộc Mỹ xem xét lại cơ chế an toàn với tàu ngầm.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh USS Thresher của Mỹ. Ảnh: US Navy
Sáng 10/4/1963, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Thresher, niềm tự hào của hạm đội tàu ngầm Mỹ thời đó, rời cảng nhà Portsmouth ở New Hamshire để tham gia hành trình thử nghiệm trên biển. Những gì xảy ra sau đó đã khiến cả nước Mỹ choáng váng khi con tàu cùng 129 thủy thủ đoàn nằm lại dưới đáy đại dương ngoài khơi bang New England.
Đây được coi là thảm họa tàu ngầm hạt nhân đầu tiên và là tai nạn tàu ngầm tồi tệ nhất trong lịch sử hải quân Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm cuộc Chiến tranh Lạnh, theo National Interest.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh USS Thresher có lượng giãn nước khi nổi là 3.540 tấn, dài gần 85 m. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi, các tên lửa UUM-44A SUBROC, UGM-84A/C Harpoon, thủy lôi MK 57, MK 60 CAPTOR, các thiết bị cảm biến và hệ thống định vị thủy âm BQQ-5, TB-16. Ngoài ra, tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân S5W, hai động cơ tuốc bin khí, giúp nó đạt vận tốc 54 km/h ở độ sâu 396 m.
Tàu Thresher được đóng theo công nghệ mới, giúp nó chạy êm và lặn sâu hơn bất kỳ tàu ngầm nào ở thời điểm đó. Bởi vậy, USS Thresher trở thành niềm tự hào của hải quân Mỹ đầu thập niên 1960.
Sáng ngày 10/4/1963, tàu Thresher vẫn đang lặn sâu thử nghiệm ngoài khơi bờ biển Cape Cod và liên lạc với tàu cứu hộ tàu ngầm USS Skylark đang hoạt động gần đó. Theo kế hoạch, tàu này thông báo tình hình hoạt động cho tàu Skylark 15 phút/lần.
Mọi việc diễn ra suôn sẻ cho đến khi tàu ngầm Thresher gửi đi một thông điệp lộn xộn "có một số khó khăn, đang nổi lên, cố gắng cho nổ", đại úy hải quân James Watson, hoa tiêu trên tàu Skylark hồi tưởng lại. Thông điệp rối rắm cuối cùng mà tàu USS Thresher truyền lên chỉ có con số "900", và sau khi không nhận được phản hồi từ tàu ngầm, tàu Skylark nhận ra nó đã bị chìm và phát lệnh báo động.
Khoảng 5 phút sau, hình ảnh thủy âm cho thấy tàu Thresher đã nổ tung và chìm xuống lòng biển. 16 sĩ quan, 96 thủy thủ và 17 nhân viên dân sự có mặt trên tàu khi ấy đều thiệt mạng. Ngày 12/4, Tổng thống Mỹ John F. Kenedy ra lệnh treo cờ rủ trên toàn quốc để tưởng nhớ những thủy thủ đã thiệt mạng trong thảm họa này.
"Với tôi, chuyện đó dường như mới xảy ra ngày hôm qua", Barbara Currier, vợ một kỹ sư dân sự làm việc trên tàu Thresher hồi tưởng lại giây phút hai sĩ quan hải quân đến nhà bà thông báo về số phận con tàu.
Đối với bà Currier, người chưa bao giờ tái hôn, người chồng đã mất là một anh hùng. " Ông ấy được mời tham gia các buổi chạy thử trên biển, tất nhiên ông ấy đồng ý bởi đó là công việc của ông", bà nói.
Phần còn lại của con tàu bị vỡ làm sáu và cuối cùng cũng được tìm thấy nằm rải rác trên một khu vực rộng 2,4 km dưới đáy biển. Sau khi điều tra kỹ qua các bức ảnh chụp và những gì vớt lên từ đáy biển, cơ quan điều tra kết luận rằng thảm kịch tàu Thresher nhiều khả năng bắt nguồn từ các mối hàn. Giả thuyết khi đó là có ít nhất một mối hàn bị bung khiến nước biển tràn vào tàu, gây chập điện dẫn đến lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngừng hoạt động.
Khi không còn động cơ đẩy, tàu Thresher mất sức nâng và bắt đầu chìm xuống do nước biển tràn vào phần đuôi càng lúc càng nhiều. Để khởi động lại lò phản ứng hạt nhân, các thủy thủ phải mất tới 7 phút, không kịp để cứu vãn con tàu.
Trong bối cảnh đó, giải pháp duy nhất cho thủy thủ đoàn trên tàu Thresher là cho nổ bể dằn chính để đẩy tàu nổi lên mặt nước. Tuy nhiên, khí nén từ vụ nổ bể dằn xì ra với áp suất cao qua các van đã khiến hơi nước trong buồng máy bị đóng băng, bít chặt các van này.
Các mảnh vỡ của tàu ngầm USS Thresher dưới đáy biển. Ảnh: US Navy
Có vẻ như thủy thủ trên tàu ngầm đã tìm cách cho nổ bể dằn hai lần, nhưng đều vô vọng vì hiện tượng đóng băng khiến khí nén không thoát được vào bể để đẩy nước ra bên ngoài, giúp con tàu nổi lên. Chiếc tàu ngầm chúi đuôi xuống và từ từ chìm dần xuống đáy biển, vỡ tan dưới áp suất cực cao trong lòng biển.
Việc lần đầu tiên mất một tàu ngầm hạt nhân đã khiến hải quân Mỹ choáng váng, nhưng những hy sinh của thủy thủ trên tàu Thresher không vô nghĩa bởi thảm họa này đã thôi thúc hải quân Mỹ tái kiểm tra mẫu thiết kế tàu ngầm lặn sâu và lập ra một chương trình đảm bảo chất lượng có tên gọi là Subsafe.
Chương trình Subsafe nhằm đảm bảo các tàu ngầm được chế tạo phải phù hợp hoàn toàn về hệ thống và vật liệu với bản thiết kế, trong đó mọi vật liệu và thành phần phải đáp ứng các yêu cầu của bản phác thảo và thông số kỹ thuật.
Quy trình vận hành lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm được thay đổi, cho phép thủy thủ đoàn sử dụng năng lượng nhiệt để tạo lực đẩy trong khi lò phản ứng tái khởi động sau khi bị ngắt trong trường hợp khẩn cấp.
Không thể biết được có bao nhiêu sinh mạng thủy thủ Mỹ được cứu sau khi chương trình Subsafe được thực hiện. Dù thảm họa tàu USS Thresher vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ, có thể chắc chắn một điều rằng các thủy thủ tàu ngầm Mỹ hiện nay đã an toàn hơn nhờ sự hy sinh của những đồng đội cách đây hơn nửa thế kỷ.
Duy Sơn
Theo VNE
Mỹ cải tiến tàu ngầm tấn công đối phó Nga Lâu Năm Góc đang lên kế hoạch không để Nga vượt mặt về sức mạnh lực lượng tàu ngầm. Một tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ. Ảnh: Bluebird Bất chấp việc Nga đang tích cực triển khai lớp tàu ngầm tấn công thuộc Dự án 885M Yasen, được đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội, hải quân Mỹ vẫn...