Tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ ghé cảng Philippines
Mỹ vừa điều động một trong số những tàu ngầm hạt nhân tối tân của nước này đến cảng chiến lược Subic ở Philippines.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles mang tên USS Chicago (SSN 721) – Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles mang tên USS Chicago (số hiệu SSN 721) đã đến Vịnh Subic, Philippines vào ngày 3.8, chuyên san The National Interest (Mỹ) ngày 4.8 dẫn thông tin từ Đại sứ quán Mỹ ở Philippines.
Vịnh Subic từng là nơi đặt căn cứ quân sự của Mỹ trước khi Philippines đóng cửa căn cứ này vào năm 1992.
USS Chicago là chiếc tàu ngầm của Mỹ đầu tiên được thiết kế với hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết trong một thông cáo về chuyến thăm của tàu ngầm này đến Vịnh Subic. Tàu ngầm USS Chicago dài 109 m và có lượng choán nước 7.000 tấn khi lặn. Tàu ngầm này chở được tối đa 170 thủy thủ, có thể hỗ trợ nhiều sứ mạng khác nhau, bao gồm tình báo, trinh sát, săn ngầm, chống tàu nổi và tấn công đất liền, theo Đại sứ quán Mỹ tại Philippines.
USS Chicago sắp tới sẽ được triển khai đến đảo Guam của Mỹ để thực hiện những sứ mạng ở Thái Bình Dương. Hồi tháng 3.2015, tàu ngầm này từng ghé thăm cảng Changi, Singapore.
Việc tàu ngầm hạt nhân USS Chicago đến Vịnh Subic là điều đáng chú ý sau khi Philippines cho đóng cửa căn cứ quân sự Mỹ tại vịnh này vào năm 1992, và Manila chuyển nơi này thành một khu thương mại và công nghiệp, theo The National Interest.
Hồi tháng 7, quân đội Philippines đã chính thức tuyên bố mở lại căn cứ hải quân cũ ở Vịnh Subic. Lúc bấy giờ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines, ông Peter Galvez cho hay: “Đây là một vị trí chiến lược”.
Quân đội Philippines lên kế hoạch triển khai tàu chiến và máy bay quân sự đến căn cứ ở Vịnh Subic để tuần tra Biển Đông.
Hồi năm 2014, Mỹ và Philippines đã ký một thỏa thuận quân sự mới cho phép quân đội Mỹ sử dụng một số căn cứ của Philippines. Việc Mỹ điều tàu ngầm USS Chicago đến Philippines diễn ra giữa lúc Ngoại trưởng Mỹ đến Malaysia tham dự Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 5.8 cho biết ông kỳ vọng Trung Quốc và các nước láng giềng đạt được giải pháp hòa bình đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trước đó, lãnh đạo các nước ASEAN ngày 4.8 nhất trí thực hiện tự kiềm chế, tránh những hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng ở Biển Đông, giữa lúc Trung Quốc đang tăng cường hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Mỹ và các quốc gia láng giềng.
Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough trên Biển Đông từ Philippines vào năm 2012 và lên kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự tại đây. Bãi cạn Scarborough nằm cách Vịnh Subic 193 km về phía tây.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Subic - căn cứ quân sự một thời của Mỹ tại Thái Bình Dương
Vịnh Subic, Philippines, từng là một trong những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài. Nơi đây có mực nước sâu, neo thuyền an toàn và có vị trí chiến lược trong khu vực Thái Bình Dương.
Căn cứ Vịnh Subic từng là một cơ sở giải trí, nghỉ ngơi, tiếp liệu và sửa chữa tàu hải quân Mỹ đặt tại Zambales, Philippines. Đây là một trong những căn cứ lớn nhất ở nước ngoài của hải quân Mỹ, hoạt động từ năm 1901.
Trong ảnh là biển hiệu phía ngoài căn cứ. Ảnh: Wikipedia.
Khu vực tàu cập bến của Trạm Hải quân Vịnh Subic năm 1981. Vịnh này nằm ở bờ tây của đảo chính Luzon.
Theo New York Times, căn cứ này có diện tích khoảng hơn 678 km2, gần bằng Singapore. Nơi đây từng chiu thiệt hại nặng nề trong Thế Chiến II, rơi vào tay Nhật Bản năm 1942. Quân đồng minh tái chiếm căn cứ năm 1944. Ảnh:Wikipedia.
Cầu cảng Alava tại vịnh Subic. Ảnh: Manila Buletin.
Tháng 11/1992, toàn bộ thủy thủ và lính thủy đánh bộ Mỹ rời Subic, bàn giao khu vực này cho chính phủ Philippines.
Cờ Mỹ được hạ xuống và thay bằng cờ Philippines trong lễ bàn giao Trạm Hải quân Vịnh Subic. Ảnh: Wikipedia.
Vịnh Subic sau đó được phát triển thành một khu vực tự do cho doanh nghiệp, gồm xây dựng các nhà máy sản xuất, cơ sở du lịch, chuyển đổi căn cứ không quân thành sân bay quốc tế.
Trạm Hải quân Vịnh Subic (phải) nhìn từ trên cao. Ảnh: Wikipedia.
Sân bay quốc tế tại vịnh Subic. Ảnh: Phil Star.
Động thái trên mang lại lợi ích lớn cho kinh tế khu vực. Năm 2012, Philippines đồng ý cho phép tàu chiến Mỹ tiếp cận hạn chế các cơ sở tại vịnh Subic. Ảnh: Wikipedia.
Tháng 4/2014, Washington và Manila ký kết một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ có sự hiện diện lớn hơn trên lãnh thổ Philippines, tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai bên. Tuy nhiên, thỏa thuận này bị tạm hoãn do thách thức pháp lý mà Tòa án Tối cao Philippines đang xem xét.
Các tàu chiến Mỹ ở vịnh Subic, thành phố Olongapo, phía bắc Manila, hôm 14/10/2014. Ảnh: Reuters.
Tàu tiếp tế USNS Charles Drew neo dọc theo một cầu cảng ở vịnh Subic để đón các phương tiện sử dụng trong một cuộc tập trận quân sự chung Mỹ - Philippines gần đây. Ảnh: Washington Post.
Philippines ngày 16/7 tuyên bố mở cửa trở lại căn cứ vịnh Subic và hôm nay cho biết sẽ đưa các chiến đấu cơ và tàu khu trục mới tới nơi này.
Vịnh Subic được xem là lý tưởng bởi nó có một cảng nước sâu cùng những đường băng phù hợp với chiến đấu cơ. "Khoảng cách gần" với bãi cạn Scarborough, khu vực nhiều nguồn lợi thủy sản bị Trung Quốc chiếm sau lần đối đầu với Philippines năm 2012, cũng là một lý do khiến Manila quyết định ký hợp đồng thuê một phần căn cứ. Đồ họa: The Strait Times.
Như Tâm
Theo VNE
Hải quân Mỹ có thể quay lại căn cứ Vịnh Subic của Philippines Tờ Independent của Anh đưa tin Hải quân Mỹ có thể quay trở lại căn cứ tại Vịnh Subic của Philippines, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Tàu chiến USS Shilov (Ảnh: USNavy) Tờ Independent của Anh số ra hôm 2/6 cho biết thêm những ý kiến phản đối tại Thượng viện Philippines về sự hiện diện của quân...