Tàu ngầm Severodvinsk thách thức vị thế thống trị của Hải quân Mỹ
Vị thế thống trị của Hải quân Mỹ trong suốt 2 thập kỷ qua đang lung lay dữ dội trước sự xuất hiện của tàu ngầm tối tân Severodvinsk của Nga.
Sputnik News dẫn lời nhà báo Kyle Mizokami phụ trách thông tin về an ninh và quốc phòng tại tạp chí National Interest cho biết, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Yansen Severodvinsk sẽ là đối thủ đáng gờm của các tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Yansen Severodvinsk. Ảnh: Sputnik
“Cả hai chiếc tàu ngầm này đều sở hữu những tinh hoa của công nghệ chế tạo tàu ngầm của Nga và Mỹ. Đó là sẽ là những đối thủ xứng tầm của nhau”, ông Mikokami nhận định.
Cũng theo ông Mikokami, tàu ngầm Severodvinsk sẽ trở thành “thách thức bất ngờ đối với sự thống trị của Hải quân Mỹ với những ưu thế được thừa hưởng từ các tàu ngầm lớp Yansen. Đây là một chiếc tàu ngầm được trang bị các loại vũ khí rất mạnh”.
Chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân đa nhiệm này có khả năng hoạt động gần như tự động hoàn toàn. Tàu ngầm Severodvinsk còn có lợi thế với tốc độ di chuyển cao, hoạt động êm ái và khả năng lặn rất sâu.
Chiếc tàu ngầm dài gần 120m này đạt tốc độ tối đa 40 hải lý/h và được trang bị tối đa 32 tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Oniks, 40 tên lửa đối hạm Kalibr-PL cùng các tên lửa săn ngầm, tên lửa tấn công mục tiêu trên đất liền và tên lửa hành trình Kh-101.
Video đang HOT
Dù vậy, ông Mikokami cho rằng, các tàu ngầm lớp Virginia vẫn có những ưu thế nhất định so với tàu ngầm Severodvinsk: “Các tàu ngầm lớp Virginia “ít ồn ào hơn” và có khả năng hấp thụ sóng âm tốt hơn so với đối thủ. Trong trường hợp phải đối đầu với nhau, đây là lợi thế rất rõ ràng. Các tàu ngầm lớp Virginia hoàn toàn có thể phát hiện ra tàu ngầm Severodvinsk trước khi đối thủ của mình kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra”.
Ngược lại, tàu ngầm Severodvinsk lại có khả năng đáp trả các cuộc tấn công bất ngờ của đối thủ tốt hơn nhờ được trang bị tên lửa săn ngầm siêu thanh Klub.
Được thiết kế để thay thế các tàu ngầm lớp Aluka hiện nay của Nga, tàu ngầm Severodvinsk và các tàu ngầm lớp Yansen kế tiếp được kỳ vọng sẽ trở thành “xương sống” trong lực lượng Hải quân Nga.
Severodvinsk là tàu ngầm lớp Yansen đầu tiên của Hải quân Nga được đưa vào sử dụng trong Hạm đội phương Bắc vào tháng 6/2014. Chiếc tàu ngầm thứ 2 lớp Yansen mang tên Kazan sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2017 và bàn giao cho Bộ Quốc phòng Nga vào năm 2018./.
Theo Trần Khánh/ VOV.VN
Việt Nam sánh ngang Nga trong ngụy trang khói
Hạm đội phương Bắc (Nga) vừa phô diễn khả năng ngụy trang khi che khuất toàn bộ căn cứ chính và Severomorsk - một trong những thành phố lớn nhất tỉnh Murmansk.
Nga phù phép
"Ngụy trang được thực hiện bằng khói. Các thủy thủ sử dụng các hệ thống tạo khói cố định và di động trên lãnh thổ các cơ sở đồn trú của Hạm đội phương Bắc" - cơ quan báo chí của Hạm đội phương Bắc trao đổi với Sputnik.
Theo những thông tin được công khai, để tạo được màn khỏi nguyij trang bao phủ trên diện rộng nói trên, Nga đã sử dụng hỗn hợp phun từ khí gas hydro. Cách ngụy trang này đã được Nga thử nghiệm thành công hồi cuối năm 2015.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện trên khu vực rộng hơn 2,5km, làm cho nơi này biến mất khỏi tầm mắt cũng như các hệ thống quét nhiệt và quang phổ trong 5 tiếng trong một cuộc thử nghiệm.
Nga phô diễn khả năng ngụy trang khói.
Trong các cuộc thử nghiệm về hóa sinh tại khu vực Samara, quân đội Nga đã &'hô biến' khu vực cơ sở vật chất quan trọng vốn lộ thiên thành vô hình trong thời gian dài. Nơi này đã trở nên vô hình trên mọi nghĩa kể cả với mắt thường hay công nghệ dò tên lửa.
Việc Nga sử dụng cụm từ &'cơ sở vật chất quan trọng' để chỉ những sân bay quân sự lớn, doanh trại quân đội, trụ sở kiểm soát, những nơi có tầm quan trọng chiến lược, trạm điện và các cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng khác. Đây là những mục tiêu hàng đầu của tên lửa cũng như các đợt tấn công bằng bom.
Theo tiết lộ của Quân đội Nga, hợp chất khí này có một số thành phần đặc biệt. Khi đã bão hòa với không khí, chất này khiến cho những ai nhìn vào đó từ một khoảng cách nhất định sẽ chỉ thấy một không gian hoàn toàn trống.
Khí hydro này được gọi là TDA-2K và có thể che phủ khu vực tới 10 tiếng hoặc lâu hơn nữa. Đáng chú ý nhất là nó có thể hỗ trợ cả những vật và người di động. Một khi được phát tán, không có radar nào có thể phát hiện được xe tăng, xe trang bị vũ khí, pháo hoặc tên lửa phóng tự hành với tốc độ 40km/h.
Việt Nam không kém cạnh
Không chỉ Nga mới có khả năng ngụy trang bằng khói, hồi đầu tháng 5/2016, Việt Nam cũng đã có thử nghiệm thành công với công nghệ ngụy trang này.
Theo Kênh truyền hình QPVN, Viện Hóa học-Môi trường quân sự (Bộ Tư lệnh Hóa học) đã nghiên cứu và chế tạo thành công xe thả khói KH-01. Quá trình ứng dụng và thử nghiệm đã cho thấy KH-01 đạt được tính năng tương tự như các thiết bị nhập ngoại.
Việt Nam thử nghiệm xe KH-01.
Hiện nay, xe thả khói KH-01 đang được trang bị rộng rãi cho các đơn vị trong toàn quân. Với khả năng hoạt động tương đối ổn định và quá trình triển khai đơn giản, KH-01 đã chứng tỏ vai trò của một loại khí tài hóa học ưu việt.
Tuy đây là không phải là công nghệ mới nhưng đến nay, việc ngụy trang bằng khói vẫn đang được đánh giá rất cao bởi tiết kiệm và hiệu quả để bảo vệ mục tiêu trước các hoạt động trinh sát thông thường, cũng như phòng chống các khí tài trinh sát bằng sóng điện từ, sóng milimet.
Công nghệ tạo khói ngụy trang đang được nhiều nước phát triển với các loại khí tài tạo khói như đạn khói, lựu đạn khói, mìn khói và cơ động hơn là xe thả khói với khả năng tạo màn khói rộng đến hàng chục km2.
Thành công với xe KH-01 giúp Việt Nam có thể sánh ngang với các cường quốc quân sự Nga và Mỹ về công nghệ này.
Theo Đất Việt
Nga phát triển tàu trinh sát theo dõi tên lửa đạn đạo Hải quân Nga sắp được biên chế các tàu trinh sát mới trang bị radar hiện đại có thể phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo trên thế giới. Tàu Nguyên soái Krylov của hải quân Nga. Ảnh: Sputnik Sputnik hôm qua dẫn nguồn tin từ Cục Thiết kế Trung ương Iceberg của Nga cho biết hải quân nước này đang...