Tàu ngầm Nhật Bản muốn vươn tới bờ biển Australia
Bộ Quốc phòng Australia đã có kế hoạch thay thế các tàu ngầm Collins “già cỗi” thuộc hạm đội Australia bằng tàu ngầm Nhật Bản lớp Soryu.
Khi thông tin này được công bố lập tức đã làm xáo động giới truyền thông. Vì vậy, Australia đã quyết định mở thầu quốc tế để mua sắm tàu ngầm.
Hiện thời Australia chưa đưa ra sự lựa chọn cuối cùng, bởi nước này không chỉ dự định sắm tàu ngầm mới đóng hoàn chỉnh mà còn muốn mua cả công nghệ sản xuất những con tàu đó.
Để giành quyền đóng tàu ngầm cho Australia, Nhật Bản hiện đang đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt, trong đó có công ty Đức ThyssenKrupp Marine Systems và nhà thầu quốc gia của Hải quân Pháp – DCNS Group. Người Đức vốn nổi tiếng về bề dày kinh nghiệm trong sản xuất tàu ngầm với độ tin cậy không cần nghi ngờ. Còn Paris đề xuất cung cấp cho phía Australia những công nghệ độc đáo, làm cho tàu ngầm trở nên vô hình trước radar của đối thủ. Nhưng vấn đề là Pháp chưa từng bán bí quyết công nghệ mới cho đối tác nước ngoài.
Một chiếc tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.
Tokyo hiển nhiên cũng nuôi hy vọng giành được hợp đồng. Trong trường hợp khả quan, Nhật Bản sẽ ký được hợp đồng lớn nhất kể từ thời điểm chính phủ Abe dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Tàu Soryu có lắp đặt các trang thiết bị dẫn đường và vũ khí do Mỹ sản xuất. Có lẽ đó là lý do vì sao Washington cố gắng tác động đến Canberra để giải quyết vấn đề này thiên về phía nguyện vọng của Tokyo. Ngoài ra, Mỹ rõ ràng quan tâm đến việc củng cố mối quan hệ giữa Nhật Bản và Australia, và trông đợi rằng các nước này sẽ đóng vai trò tích cực hơn nữa trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Dự định nhập khẩu tàu ngầm của Chính phủ Australia đã vướng phải sự phản đối từ phía các nghiệp đoàn và đảng đối lập trong nước. Họ lập luận rằng việc mua tàu ngầm nước ngoài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp đóng tàu quốc gia và hàng nghìn người có thể mất việc làm. Phe đối lập cũng bất bình bởi thực tế là khi đông đảo công nhân Australia bị thiệt hại thì đơn đặt hàng lại về tay một quốc gia mà 73 năm trước đã dùng tàu ngầm tấn công hải cảng Sydney.
Thượng nghị sĩ Nick Xenophon, trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Australian Broadcasting Corporation đã tuyên bố rằng: “Chính phủ Australia hiện đang nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện tất cả những ưu và nhược điểm của việc đóng tàu ngầm Nhật Bản tại các nhà máy nội địa hoặc là cho chế tạo tại Nhật Bản, với mục tiêu lựa chọn phương án hợp tác cùng có lợi nhất”.
Theo quan điểm của chuyên viên Andrei Frolov Trưởng Ban biên tập tạp chí Nga “Xuất khẩu vũ khí”, Nhật Bản vẫn đang có cơ hội lớn để thắng thầu: “Tàu ngầm lớp Soryu được xem là một trong những mẫu tàu ngầm diesel – điện lớn nhất, kích thước gần bằng tàu ngầm hạt nhân (NPS). Xét theo hệ thống điện tử, tính năng của tàu ngầm lớp này về đại thể khá tương hợp với tàu ngầm hạt nhân. Đặc điểm quan trọng của tàu ngầm Nhật Bản là trạm năng lượng nạp không khí độc lập làm bằng công nghệ Thụy Điển trên cơ sở hệ thống động cơ Stirling. Tức là, tàu không cần thiết phải nổi lên trên mặt nước để thu nạp không khí. Cũng không cần phải bơi mới sạc được ắc – qui. Mà như vậy nghĩa là có khả năng tàng hình nhiều hơn. Nhưng không thể không tính đến yếu tố là tàu ngầm Nhật Bản rất đắt, về giá thành ngang ngửa với tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, hợp tác kỹ thuật – quân sự không chỉ thuần túy là kỹ thuật và công nghệ, mà còn là chính trị. Và có lẽ, hợp đồng tiềm năng này sẽ củng cố liên hệ giữa các quốc gia khác nhau của vùng Thái Bình Dương”.
Theo KTTK/baotintuc.vn
Nhật Bản muốn "bao vây hình thoi", nhưng chưa bán tàu ngầm cho Ấn Độ
Nhật Bản đã giữ thái độ im lặng khi Ấn Độ đề xuất cho tàu ngầm lớp Soryu tranh thầu, muốn xuất khẩu xong thủy phi cơ US-2, nhưng cũng muốn bao vây Trung Quốc.
Video đang HOT
Nhật Bản chưa vội bán tàu ngầm lớp Soryu cho Ấn Độ
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 13 tháng 4 dẫn trang mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ đăng bài viết "Nhật Bản không có khả năng tham gia tranh thầu tàu ngầm Ấn Độ", cho rằng, Nhật Bản không quan tâm lắm đến việc để cho tàu ngầm lớp Soryu tham gia tranh thầu chương trình tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ có kế hoạch chi 12 tỷ USD mua 6 tàu ngầm thông thường có thiết bị đẩy không lệ thuộc vào không khí (AIP).
Tàu ngầm thông thường AIP Kokuryu số hiệu SS-506 lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, từ ngày 30 đến ngày 31 tháng 3, tại Tokyo, khi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã đề xuất để tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản tham gia tranh thầu, nhưng Nhật Bản đã lặng im, không "bày tỏ thái độ" về vấn đề này.
Tướng lĩnh Hải quân Ấn Độ và chuyên gia tàu ngầm cũng có ý kiến khác nhau về việc khả năng tàu ngầm lớp Soryu đáp ứng yêu cầu của Hải quân Ấn Độ.
Nhà nghiên cứu cao cấp của Quỹ nghiên cứu nhà quan sát Ấn Độ Ghosh nói: "Tàu ngầm lớp Soryu có thể mang theo nhiều vũ khí hơn... Nó hầu như có tiếng ồn nhỏ hơn so với tàu ngầm cùng loại khác trên thị trường, hành trình xa hơn, hơn nữa, so với tàu ngầm khác, giá cả hợp lý hơn. Nhưng, tuổi thọ thiết kế của tàu ngầm lớp Soryu chỉ có 20 năm, ngắn hơn so với các tàu ngầm khác".
Một số quan chức Ấn Độ lo ngại tàu ngầm lớp Soryu phải chăng có thể bắn được tên lửa do Ấn Độ tự chế tạo hay không.
Một nguồn tin quốc phòng lâu năm từ Nhật Bản cho rằng, khi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ chưa chính thức thảo luận vấn đề này.
Nhật Bản đã tìm hiểu lập trường của Ấn Độ và biết nước này rất quan tâm tới tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản, Nhật Bản rất cẩn thận trong vấn đề tiếp tục hợp tác với Ấn Độ, bởi vì Nhật Bản muốn hoàn tất đơn đặt hàng xuất khẩu khoảng 15 - 18 thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ trước khi tiếp nhận đơn đặt hàng mới.
Được biết, Ấn Độ đề xuất trước tiên mua 2 thủy phi cơ US-2 sản xuất tại Nhật Bản, sau đó hợp tác sản xuất khoảng 10 chiếc ở Ấn Độ.
Tàu ngầm thông thường AIP Kokuryu số hiệu SS-506 lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Nguồn tin phân tích cho rằng, Nhật Bản hoàn toàn không có kinh nghiệm trên phương diện thỏa thuận công nghệ và bán vũ khí phức tạp, đặc biệt là trên phương diện bồi thường.
Được biết, Ấn Độ đã đề xuất bồi thường thương mại lên tới 30% đối với giao dịch US-2, nhân viên đàm phán phía Nhật Bản không thể đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 13 tháng 4, chuyên gia hải quân Nhật Bản Alessio Patalano của Học viện hoàng gia London cho rằng, một trong những điểm khó của giao dịch tàu ngầm lớp Soryu là công nghệ của tàu ngầm này tiên tiến hơn so với đối thủ cạnh tranh khác.
Tàu cũng có tính năng tàng hình tốt hơn, điều này có thể vượt nhu cầu của Ấn Độ và làm cho lợi ích nhận được của Ấn Độ có hạn, Nhật Bản cho dù kinh nghiệm phong phú cũng rất khó xây dựng phương án chuyển giao công nghệ, Ấn Độ sẽ tồn tại khó khăn rất lớn khi độc lập chế tạo tàu ngầm này.
Đồng thời, các nhà sản xuất tàu ngầm nước ngoài như Cơ quan chế tạo tàu chiến Pháp, Nhà máy đóng tàu Deutsch Đức, Công ty Navantia Tây Ban Nha và Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboroexport) rất có thể cạnh tranh hợp đồng tàu ngầm của Ấn Độ.
Quan chức Hải quân Ấn Độ cho biết, mặc dù tàu ngầm lớp Soryu chạy êm hơn, tải trọng lớn hơn, nhưng Ấn Độ vẫn chưa rõ về khả năng mua sắm tàu chiến lượng giãn nước lớn. Căn cứ vào quy định mới nhất của Ấn Độ, nhà máy đóng tàu nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho nhà máy đóng tàu Ấn Độ khi bán vũ khí, nhưng Nhật Bản hoàn toàn không muốn chia sẻ công nghệ của họ.
Tàu ngầm thông thường AIP Kokuryu số hiệu SS-506 lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Có thể xây dựng vòng bao vây hình thoi đối với Trung Quốc
Trước đó, tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 30 tháng 3 dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, một khi Ấn Độ nhận được tàu ngầm Nhật Bản sẽ vô hình trung tăng cường bao vây Trung Quốc. Ấn Độ hy vọng thông qua các phương thức như mua sắm vũ khí, tăng cường hợp tác quân sự với Nhật và Mỹ, kiềm chế năng lực trên biển nhất là xâm nhập Ấn Độ Dương của Trung Quốc.
Lý Kiệt cho rằng, một khi hợp tác công nghệ tàu ngầm giữa Nhật Bản-Ấn Độ-Australia kết hợp thành một "dây chuyền", cộng với Mỹ đứng sau một loạt sự kiện này, chắc chắn sẽ tạo ra mối đe dọa và ảnh hưởng tới việc Trung Quốc "mở rộng lợi ích trên biển".
Chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ chủ yếu chính là thông qua đồng minh để thực hiện kiểm soát toàn diện đối với khu vực này, trong khi đó, "vòng bao vây hình thoi" do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra thực chất chính là một thể hiện quan trọng của chiến lược "tái cân bằng" của Mỹ, có ý đồ thông qua 4 điểm Mỹ-Nhật Bản-Ấn Độ-Australia để thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, biển Andaman và Biển Đông.
Trong khi đó, Nhật Bản và Australia đã cơ bản hoàn thành một cấu trúc chiến lược, đã cơ bản kiểm soát khá đầy đủ đối với Biển Đông và Thái Bình Dương, còn trên hướng Ấn Độ Dương và biển Andaman, Diego Garcia của Mỹ cách tương đối xa, mặc dù Ấn Độ có một bộ tư lệnh ở quần đảo Nicobar ở khu vực lân cận eo biển Malacca, nhưng năng lực của tàu ngầm thông thường tương đối yếu, Mỹ và Nhật Bản đều hy vọng có thể tăng thêm năng lực dưới nước cho Ấn Độ, lấp kín "chỗ hở" cuối cùng của vòng bao vây hình thoi.
Theo báo chí Nhật Bản, Hải quân Ấn Độ hiện có 15 tàu ngầm, nhưng ngày càng cũ kỹ, chưa đến một nửa số lượng tàu ngầm có thể triển khai hành động trong trạng thái có chiến sự. Ấn Độ ngày càng lo ngại Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương, do đó, Ấn Độ muốn tăng cường bảo đảm an ninh trên biển, đổi mới vũ khí trang bị trở thành vấn đề quan trọng.
Tàu ngầm thông thường AIP Kokuryu số hiệu SS-506 lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Theo Giáo Dục
Lộ ảnh nóng tàu ngầm "Rồng đen" của Nhật Bản Được đưa vào biên chế của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) từ giữa tháng 3, tuy nhiên, sau hơn nửa tháng, những hình ảnh đầu tiên về tàu ngầm phi hạt nhân lớp Soryu mang tên SS-506 Kokuryu mới được tiết lộ. Tàu ngầm Kokuryu (dịch ra tiếng Anh là Black Dragon - Rồng đen) số hiệu SS-506 là chiếc...