Tàu ngầm Nga lớn nhất thế giới sắp bị soán ngôi bằng một tàu ngầm Nga khác
Ngày nay, tàu ngầm lớn nhất thế giới là tàu tên lửa đạn đạo lớp Typhoon hùng mạnh của Nga. Nó rất lớn, lớ nhất thế giới, nhưng nó có thể mất vị trí này nếu các kỹ sư Nga tiếp đi theo kế hoạch của họ.
Một tàu ngầm Nga, NATO định danh là lớp Typhoon, hay theo phía Nga là Akula (cá mập)
Một tàu chở dầu dưới đáy biển có tên là Pilgrim đã được đề xuất chế tạo với mục đích vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Bắc Cực. Tàu chở dầu theo nghĩa đen sẽ đi dưới băng, theo Forbes.
Cục thiết kế Malachite có trụ sở tại St. Petersburg đã tiết lộ thiết kế một chiếc tàu ngầm khổng lồ có khả năng mang theo 170.000 đến 180.000 tấn hàng mỗi lần, vượt xa khối lượng của bất kỳ tàu ngầm nào trước đó. Với chiều dài 360 và rộng 70m, tàu chở dầu dưới biển sẽ biến tàu tên lửa đạn đạo Typhoon khổng lồ trở thành chú lùn. Typhoon dài khoảng 174m rộng 22m. Vì vậy, về mặt khối lượng, tàu Pilgrim sẽ lớn gấp sáu lần Typhoon.
Để vận động con tàu lớn đáng kinh ngạc này, người ta sẽ trang bị cho nó ba lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có công suất 30 megawatt, giúp nó chạy với tốc độ 17 hải lý, chỉ chậm hơn một vài hải lý so với tàu chở dầu thông thường. Bởi vì nó không phải là tàu chiến, thủy thủ đoàn sẽ nhỏ theo tiêu chuẩn tàu ngầm, chỉ 25-28 người.
Video đang HOT
So với Pilgrim, Typhoon chỉ là cậu bé
Cục thiết kế Malachite đã thiết kế nhiều tàu ngầm nổi tiếng của Nga. Chúng bao gồm tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Severodvinsk, tàu ngầm do thám Losharik bí mật có liên quan đến một vụ tai nạn thương tâm năm ngoái. Họ cũng đang thực hiện dự án Laika, có lẽ sẽ là tàu ngầm tấn công thế hệ tiếp theo của Nga.
Nhưng chưa có dự án nào tương tự đề án tàu Pilgrim. Nếu nó được chế tạo thì đây sẽ là tàu chở dầu đầu tiên trên thế giới. Nhưng ý tưởng vận chuyển hydrocarbon dưới nước không phải là mới.
Đã có một vài đề xuất trong những năm qua nhưng không có đề xuất nào gần với kết quả. Trong những năm 1950, Mỹ đã coi đây là một giải pháp thay thế cho đường ống dưới biển từ các mỏ dầu ở Alaska. Và các kiến trúc sư hải quân táo bạo của Hà Lan đã đề xuất các thiết kế dựa trên công nghệ tàu ngầm đa thân độc đáo sau đó của họ. Khái niệm tàu đa thân sau đó đã được thực hiện trên tàu Typhoon.
Ý tưởng cũng đã được đưa ra ở Nhật Bản. Năm 1995, có một bằng sáng chế cho một tàu chở dầu dưới biển mang carbon dioxide ở dạng lỏng dưới băng. Cũng trong khoảng thời gian đó, một bằng sáng chế đã được đệ trình ở Nga cho một tàu ngầm chở dầu.
ANH MINH
Theo TPO
Quân sự: Lầu Năm Góc đánh dấu hoạt động bí mật của Nga, Trung Quốc
Lầu Năm Góc mới công bố bản đồ đánh dấu những vùng biển Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc tăng cường hoạt động. Tài liệu này được công bố trong quá trình soạn thảo ngân sách quân sự của Mỹ cho năm tài chính 2021, báo The Driver đưa tin.
Theo báo này, các số liệu được đưa ra chứng tỏ Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng cường độ hoạt động trên biển của mình.
Mặc dù không chỉ rõ khoảng thời gian, cũng như cụ thể tên các con tàu hoạt động tại những địa điểm và thời gian cụ thể nào, nhưng bản đồ này cũng khẳng định thực tế rằng tàu hải quân Nga trong những năm gần đây tăng cường mạnh hoạt động ở vùng biển phía đông nam Mỹ, cũng như ở phía bắc Đại Tây Dương và khu vực Biển Caribe. Bản đồ cũng phản ảnh hoạt động quy mô lớn tại vùng Bắc Cực, được đánh giá là nơi có ý nghĩa chiến lược ngày càng lớn.
Trước đó, Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Andrew Lewis cảnh báo rằng do tàu ngầm Nga nên bờ biển phía đông nước Mỹ không còn là nơi trú ẩn an toàn. Ông gọi "những vụ đột kích" của tàu ngầm Nga tại vùng biển phía đông Mỹ là một vấn đề nghiêm trọng.
Về phần mình, nguyên Tham mưu trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Kravchenko nói rằng vùng sát bờ biển phía đông Mỹ, cũng như gần bờ biển phía Tây, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là nơi trú ẩn an toàn cho tàu ngầm Mỹ.
"Các thủy thủ Nga đang thực thi một cách đầy đủ nhiệm vụ của mình ở nhiều khu vực khác nhau trên đại dương toàn thế giới, bao gồm cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương", đô đốc lưu ý.
Theo danviet.vn
Các nước EU triển khai sứ mệnh hải quân mới Ngày 20-1, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, 8 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý ủng hộ sứ mệnh hải quân mới nhằm tránh các cuộc xung đột tiềm tàng tại Eo biển Hormuz - cửa ngõ chiến lược đối với vùng Vịnh. Tàu chở dầu của các nước trên Eo biển Hormuz. Ảnh: ET Theo đó, sứ...