Tàu ngầm Mỹ đầu tiên phóng thiết bị không người lái dưới nước
USS North Dakota trở thành tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử hải quân Mỹ phóng đi và thu về một thiết bị không người lái dưới nước.
REMUS 600 trong một cuộc thử nghiệm năm 2008. Ảnh: USNavy
Tàu ngầm tấn công USS North Dakota hôm qua trở về căn cứ ở Groton, bang Connecticut, sau chuyến triển khai kéo dài gần hai tháng đặc biệt nhằm kiểm tra năng lực phóng thiết bị không người lái.
Chỉ huy tàu ngầm, thuyền trưởng Douglas Gordon cho biết nhiệm vụ ở Địa Trung Hải chứng minh rằng những thiết bị không người lái dưới nước ( UUV) được phóng từ tàu ngầm là một lựa chọn khả thi cho hải quân. Ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết về nhiệm vụ.
UUV được phóng từ tàu USS North Dakota là chiếc Remus 600, nặng 226 kg, dài 3 m. Nhà sản xuất Hydroid cho biết nó có thể được trang bị máy quay video, thiết bị định vị GPS và công nghệ sonar.
“Chúng tôi có thể làm nhiệm vụ kép. UUV làm việc của chúng trong khi chúng tôi thực hiện các hoạt động khác”, Gordon nói.
Video đang HOT
Thiết bị không người lái dưới nước được phóng từ một khu vực gắn với phần đỉnh của tàu ngầm, nơi cũng có thể được dùng để triển khai thợ lặn và lực lượng đặc biệt.
Quân đội Mỹ đã sử dụng thiết bị không người lái dưới nước nhiều năm để dò tìm thuỷ lôi và lập bản đồ đáy dại dương. Họ đang nghiên cứu cách sử dụng chúng cho các mục đích khác như thu thập thông tin tình báo.
Trọng Giáp
Theo AP
"Trung Quốc sẽ mất tàu sân bay Liêu Ninh nếu Mỹ tấn công"
Do thiếu năng lực tác chiến chống tàu ngầm, Trung Quốc có thể sẽ bị mất Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của hải quân nước này nếu hạm đội tàu ngầm Mỹ tiến hành một cuộc tấn công, trang tin quân sự Sina đưa tin.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)
WCT hôm nay (4/6) dẫn thông tin từ trang Sina nhận định Hải quân Trung Quốc đã mất nhiều năm phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D để tấn công các tàu sân bay của Mỹ.
Tuy nhiên, hiện Lầu Năm Góc lại sở hữu 3 mẫu tàu ngầm tấn công, được thiết kế để bắn chìm các tàu chiến của đối thủ. Các tàu ngầm này có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, được đưa vào hoạt động từ năm 2012.
Ba tàu ngầm tấn công của Mỹ tiến hành tuần tra các vùng biển trên toàn thế giới là tàu lớp Los Angeles, lớp Seawolf và lớp Virginia.
Với tốc độ tối đa là 33 hải lý/giờ dưới đáy biển, tàu ngầm lớp Los Angeles có thể dễ dàng "qua mặt" tàu hộ tống loại 056 của Trung Quốc, vốn được thiết kế để chống tàu ngầm và chỉ có tốc độ tối đa là 25 hải lý/giờ. Hải quân Mỹ hiện có tới 40 tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles, theo trang tin Sina.
WCT cho hay, ban đầu, Lầu Năm Góc quyết định chế tạo 29 tàu ngầm lớp Seawolf để thay thế cho tàu ngầm lớp Los Angeles. Tuy nhiên do Liên Xô sụp đổ năm 1991, số tàu lớp Seawolf được thiết kế giảm xuống chỉ còn 3.
Tuy vậy, các tàu ngầm lớp Seawolf vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng đối với tàu sân bay và các chiến hạm khác của Trung Quốc, vì nó được trang bị tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon. Tàu Seawolf còn có thêm một khoang cho phép chuyên chở lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Mỹ (Navy SEAL) để thực hiện các nhiệm vụ tấn công.
Theo WCT, Hải quân Mỹ còn sở hữu 11 tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Giống như các tàu ngầm lớp Seawolf và lớp Virginia được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon. Hiện Mỹ vẫn tiếp tục nghiên cứu nâng cấp và sản xuất tàu ngầm lớp Virginia.
Sina cho rằng một khi 3 mẫu tàu ngầm trên được Washington triển khai để tấn công hải quân Bắc Kinh tại Biển Đông hay Ấn Độ Dương, các chiến hạm của Trung quốc, trong đó có cả tàu Liêu Ninh đều sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo Xinhua, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc Liêu Ninh được đặt theo tên tỉnh Liêu Ninh nơi con tàu được tân trang.
Nguyên tàu này do Liên Xô đóng cho Hải quân Liên Xô với tên ban đầu là Varyag. Trung Quốc đã mua lại từ Ukraina vào năm 1998, khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó.
Do vốn là tàu Varyag, nên Liêu Ninh có thể xem là thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nó dài khoảng 304,5 mét, rộng 37 mét. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 32 hải lý.
Theo thiết kế, con tàu này có thể mang 26 máy bay và 24 trực thăng, trong khi sở hữu hệ thống dốc kiểu "bệ phóng trượt tuyết" chứ không phải máy phóng như các tàu sân bay của Hoa Kỳ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ WCT, Sina, Xinhua
5 loại tàu ngầm uy lực nhất của Nga Trong vài thập niên gần đây, giới lãnh đạo Nga đã tái khởi động các dự án nghiên cứu nhằm khôi phục vị thế hàng đầu về quân sự, và tàu ngầm là môt trong những ưu tiên hàng đầu của họ. Dưới đây là 5 loại tàu ngầm đáng chú ý nhất của Nga hiện nay. Tàu ngầm lớp Akula Tàu ngầm...