Tàu ngầm Mỹ chạy hết tốc lực đâm vào núi. Điều gì xảy ra?
Chiều 8/1/2005, tàu ngầm hạt nhân USS San Francisco, một tàu thuộc lớp Los Angeles đâm vào một ngọn núi ngầm dưới biển trong khi nó đang di chuyển với tốc độ tối đa. Hầu hết thủy thủ bị thương, một người thiệt mạng. Những người sống sót phải vật lộn để đưa tàu nổi lên.
Khi va chạm, tàu đang chạy ngầm với tốc độ tối đa, khoảng 32-40km/h. Nghe có vẻ không nhanh lắm, nhưng hãy tưởng tượng một con tàu hơn 6.000 tấn đâm vào núi. Cú đâm gây hư hại nghiêm trọng và khiến con tàu chìm xuống đáy biển, một lần nữa gây hư hại các khoang dằn và buồng chứa sonar (thiết bị định vị thủy âm) của con tàu.
Trên tàu có 118 thủy thủ và 12 sỹ quan và trong số này có 98 người bị thương. Trong 98 người này có 80 người bị thương nặng. Thủy thủ Joseph Allen Ashley, 24 tuổi, chết vì bị thương quá nặng.
Thủy thủ đã kéo “cần gà” (thiết bị buộc tàu ngầm nổi lên ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp) khi hai tay anh đều bị gãy. Khi cần gà được kéo, các khoang dằn của tàu ngầm sẽ được lấp đầy bằng khí nén, biến tàu ngầm thành một cái phao và nó sẽ nổi lên mặt nước.
Mũi tàu vỡ nát
Nhưng tàu San Francisco, theo tường thuật của Business Insider, đã không nổi lên ngay. Quá trình này đã diễn ra trong 60 giây. Nghe có vẻ không mất nhiều thời gian, nhưng trong tình huống khẩn cấp mà bạn đang ở trong một “quan tài thép” ở đáy nước, mỗi giây đều đáng giá ngàn vàng. Và rồi cuối cùng tàu cũng nổi lên.
Sau đó, các kỹ sư máy thủy của tàu cũng khởi động được động cơ diesel dự phòng, dùng nguồn khí thải giữ cho khoang dằn đầy khí, và sau khi sữa chữa tàu tạm thời ở Guam, tàu đã có thể lết về Trân Châu Cảng ở Hawaii.
Một cuộc điều tra sau đó xác định rằng thủy thủ đoàn đã không sử dụng bảng biểu được cập nhật để lên lộ trình cho con tàu. Tuy nhiên, các thiết bị của tàu đã lưu ý về sự hiện diện của “một vùng nước đổi màu”, là chỉ dấu của một ngọn núi ở đáy biển. Trong hệ thống bảng biểu cập nhật đã có vị trí của ngọn núi này, nhưng chỉ huy tàu đã không dùng bảng biểu cập nhật.
Hơn nữa, khi hoạt động ở chế độ tàng hình, các tàu ngầm hải quân Mỹ không sử dụng sonar, và con tàu đang đi quá nhanh so với tốc độ hoạt động hiệu quả của hệ thống sonar bị động của con tàu.
Tuy vậy, con tàu vẫn có thể sửa chữa được. Sau khi được đưa về quân cảng, tàu được thay mũi bằng mũi của tàu USS Honolulu, con tàu bị loại biên cùng năm đó.
ANH MINH
Video đang HOT
Theo tienphong.vn
Những loài động vật từng được sử dụng vào hoạt động tình báo
Trong thập niên 60-70 thời kỳ chiến tranh lạnh, CIA đã huấn luyện một số loài động vật trở thành "điệp viên" và tung vào các mục tiêu thuộc Liên Xô để thu thập thông tin.
Những tài liệu về việc sử dụng "thủ thuật nghiệp vụ" này mãi gần đây mới được giải mã. Ông Gennady Sokolov, một nhà văn và cũng là nhà lịch sử của Ngành đặc vụ Nga cho biết, không phải tất cả các tài liệu nói trên đều được bỏ chữ "Tuyệt mật", mà một số tài liệu cho đến nay vẫn chưa được giải mã.
Dưới đây, là một số điệp vụ đặc biệt kiểu đó đã được tiết lộ:
Vụ án "Con mèo âm học"
Vào đầu thập niên 60, CIA đã lên kế hoạch thả "điệp viên có đuôi" vào Sứ quán Liên Xô ở Washington, để nó lắng nghe các cuộc trò chuyện của các nhà ngoại giao Liên Xô. Trong trường hợp điệp vụ này thành công, các "điệp viên có đuôi" sẽ được tung vào các mục tiêu khác ở cả bên này và bên kia bờ Đại dương.
Nhà khoa học tài năng Bob Bailey, người trước đây đã làm việc cho Lầu Năm Góc, chính là người chỉ đạo thực hiện dự án bí mật này. Ông có thể dạy mèo lắng nghe và phân biệt giọng nói của con người. Bác sĩ tai mũi họng nổi tiếng Robin Mickelson, một trong những người phát minh ra việc cấy ghép ốc tai điện tử cho người khiếm thính, đã được mời tham gia dự án bí mật này.
Cuối cùng, nhóm khoa học Bob Bailey đã tạo ra "điệp viên hoàn hảo" từ một chú mèo được lựa chọn cẩn thận, khỏe mạnh. Sau khi con mèo đã bị gây mê, người ta gắn các loại thiết bị sau đây vào thân con mèo: micro vào tai, thiết bị để ghi và truyền thông tin được gắn vào lồng ngực và ăng-ten được lắp vào đuôi. Dùng siêu âm điều khiển chuyển động của mèo: sang trái, sang phải, tiến hay lùi.
Các thí nghiệm đầu tiên đã thành công. Trước khi thả "điệp viên có đuôi" vào Sứ quán Liên Xô, "điệp viên" này phải vượt qua bài kiểm tra cuối cùng.
Cụ thể là trong công viên Washington, người ta bắt buộc "điệp viên" phải bò đến hàng ghế có người ngồi và ghi lại những gì hai người đàn ông đang nói. Nhưng "điệp viên" không đến được hàng ghế đó vì một tai nạn đã xảy ra: xe taxi đi qua quá sát mục tiêu và con mèo, không hiểu sao lại không biết tránh chiếc bánh xe nên bị chẹt chết. Dự án bí mật này đã bị đình chỉ.
Chim bồ câu chuyển tài liệu bí mật
Theo đánh giá của Gennady Sokolov, nhà lịch sử của Ngành Đặc vụ Nga, người ta mới được biết: trong những năm 60-70, các nhà động vật học của CIA đã thực hiện các thí nghiệm sử dụng các "điệp viên" lông vũ có đuôi ở trên đất liền, trên không và dưới nước, chủ yếu là chó-mèo, cá sấu và chim, song kết quả không điều khiển được các "điệp viên" đó là một khó khăn chính của các nhà động vật học. Trường hợp điệp viên bốn chân như đã nói ở trên là một ví dụ.
Chim bồ câu đã được gắn máy ảnh vào thân.
Có rất ít thông tin về chó. Có vẻ như người ta đã cố gắng cấy ghép một hệ thống kích thích não đặc biệt để kiểm soát hành vi của chúng ở khoảng cách xa. Nhưng cho đến nay, đây vẫn là điều bí mật.
Dự án sử dụng các loài chim trở nên hứa hẹn nhất trong Chiến tranh Lạnh. Nếu căn cứ vào sự phát triển về trí não thì chim bồ câu xếp vào loại thấp hơn mèo và chó.
Nhưng CIA lại có những điệp viên giỏi khi sử dụng quạ, vẹt, chim ưng... CIA đã sử dụng các loài chim bay để tiến hành trinh sát trên lãnh thổ Liên Xô. Dùng thiết bị siêu nhỏ để xác định liệu Liên Xô có thử vũ khí hóa học hay không... Họ cũng huấn luyện các con quạ biết ném các máy nghe trộm vào trong nhà qua các cửa sổ để ngỏ. Dùng tia hồng ngoại để chỉ cho quạ biết mục tiêu.
Nhưng trong những chiến dịch chính, CIA đã sử dụng chim bồ câu, vì chim bồ câu ở cách xa hàng trăm cây số vẫn tìm được đường đến mục tiêu.
Đây là đặc tính của chim bồ câu đã được biết đến từ thời cổ đại! Từ lâu, các điệp viên đã sử dụng chim bồ câu để chuyển những thông tin bí mật. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tình báo Anh có một phòng độc lập, mật danh của phòng đó là MI-14 (d). Chức năng của MI-14 (d) là huấn luyện chim bồ câu.
Trong các chiến dịch đặc biệt, tình báo Anh đã thả những chú chim bồ câu đã được huấn luyện từ máy bay xuống vùng hậu phương của kẻ thù.
Trong các vùng lãnh thổ Châu Âu bị Đức chiếm đóng, tình báo Anh hoặc gián điệp địa phương đã dùng chim bồ câu chuyển những thông tin bí mật trở về Anh. Phương pháp cổ đại này được coi là phương pháp đáng tin cậy hơn cả phương pháp truyền tin vô tuyến điện. Bởi vì nếu sử dụng vô tuyến điện, Đức Quốc xã thường nhanh chóng xác định được vị trí máy phát và triệt hạ điệp báo viên một cách nhanh chóng.
Hơn một ngàn con chim bồ câu đã hoàn thành sứ mệnh trinh sát của mình và đem về "Xứ sở sương mù" những thông tin có giá trị. Thậm chí trên cơ sở các số liệu do một nhóm điệp viên nằm vùng có mật danh là "Leopold the Vengatics" gửi về bằng phương pháp dùng chim bồ câu, tình báo Anh đã chuẩn bị một bản báo cáo nhiều trang gửi cho Thủ tướng Churchill.
Chim bồ câu được huấn luyện trở thành điệp viên nghe trộm.
Chụp ảnh từ bầu trời. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, tình báo Anh đóng cửa phòng độc lập MI-14 (d). Nhưng trong thập niên 70, CIA lại bắt đầu chiến dịch với tên gọi đã được mã hóa là Tacana. Tài liệu mới được giải mật của CIA có nội dung: Các hoạt động của Tacana cần được xem là một dự án có tầm quan trọng đặc biệt đối với tình báo Hoa Kỳ. Hạn chế đến mức tối thiểu số người được truy cập vào thông tin về chương trình Tacana.
Vì sao lại bí mật như thế? Bởi vì chụp ảnh từ trên không các mục tiêu bí mật của kẻ thù là nhiệm vụ đặc biệt chưa từng thấy trong các thế kỷ trước. Để làm được việc này, người ta dùng dây đeo có sức kéo là 5 gram để cột máy ảnh 35 gram vào thân con chim.
Ở độ cao này, trong 4 phút, máy ảnh sẽ tự động chụp vài trăm bức ảnh. Đánh giá số ảnh đã chụp bằng phương pháp này cho thấy một nửa số hình tốt hơn ảnh chụp từ các "vệ tinh gián điệp". Các cuộc thử nghiệm của các "trinh sát có cánh" đã diễn ra trong điều kiện thực tế: trên căn cứ không quân Yendryus, nhà tù và nhà máy đóng tàu của hải quân ở Hoa Kỳ.
Đồng thời, CIA đã thử nghiệm các phương pháp làm thế nào để đưa "trinh sát có cánh" có thể đến gần đối tượng hơn, lúc đó mới tung "trinh sát" ra thực hiện nhiệm vụ. Nhiều lần thử nghiệm cho thấy phương án tốt nhất là tung "trinh sát" qua cửa của xe đã mở sẵn khi xe chạy 80 km/h, qua các lỗ ở dưới đáy xe khi xe đậu trong bãi hoặc từ dưới lớp áo bành tô dày của điệp viên.
Trong thời gian làm thí nghiệm ở Hoa Kỳ, đã xảy ra một mối nguy hiểm, đó là tên "gián điệp có cánh" đã được gắn máy ảnh có thể rơi vào tay người dân Mỹ bình thường và công chúng sẽ làm ầm lên. Họ nói rằng, Chính phủ Hoa Kỳ đang theo dõi chính người dân Mỹ. C
IA đã dựng ra một huyền thoại nhằm che lấp trường hợp "điệp viên" bị thất bại. Nhưng vẫn có những mất mát. Một số chim bồ câu được trang bị thiết bị đã biến mất. Một con chim bồ câu bị một con diều hâu tấn công, "điệp viên" này đã trốn thoát, nhưng bị mất máy ảnh. Và nó có giá 2 nghìn đô la, đây là số tiền lớn vào thời điểm đó.
"Chiến dịch Leningrad"
Sau khi thử nghiệm thành công ở Hoa Kỳ, tháng 9 năm 1976, CIA đã quyết định đưa chim bồ câu đến Liên Xô và thả chúng ở Leningrad trên các xưởng đóng tàu ngầm nguyên tử. Hoàn thành nhiệm vụ, các "điệp viên" được bay đến Phần Lan. "Chiến dịch Leningrad" đã kết thúc như thế nào? Và liệu ở Liên Xô có những "chiến dịch" chim bồ câu khác nữa không? CIA vẫn giữ bí mật.
Mô tả cách thức hoạt động của "đội quân cá heo nghiệp vụ" của CIA.
Tuy nhiên, ngày nay tại Hoa Kỳ, người ta khẳng định: "Vì một số lý do kỹ thuật và những lý do khác, nên không một chương trình nào được đưa vào hoạt động".
Gennady Sokolov, nhà lịch sử của Ngành đặc vụ cho rằng CIA còn có chương trình khác nữa. Ngày nay, các phương pháp hiện đại như: nghe lén, chụp ảnh từ không gian, chụp ảnh từ máy bay không người lái và các phương pháp kỹ thuật khác để thu thập thông tin đang mang lại hiệu quả lớn hơn và đảm bảo độ tin cậy và bí mật hơn so với các "điệp viên" dạng động vật tứ chi và chim.
Một chương trình khác của CIA đó là huấn luyện cá heo trở thành kẻ phá hoại, tấn công các tàu trên biển. Trong số những con cá heo thông minh tại một căn cứ bí mật ở Key West, bang Florida, người ta đã cố gắng huấn luyện nó trở thành kẻ phá hoại và trinh sát.
Mô tả điệp vụ cá heo được huấn luyện trở thành kẻ phá hoại hay gián điệp.
Nó là "Kẻ phá hoại" khi nó đem theo chất nổ và lao vào phá hoại các tàu của đối phương ngoài biển khơi hoặc trong các hải cảng. Còn khi nó là "trinh sát", thì cơ thể nó được gắn một thiết bị chuyên dụng nhằm ghi lại chuyển động của các tàu ngầm nguyên tử Liên Xô, ghi lại các dấu vết phóng xạ, ô nhiễm hóa học ở trong nước...
Trong các lần thực nghiệm cho thấy cá heo sẽ làm việc tốt khi các huấn luyện viên là những người đã dạy chúng lâu ngày, còn những nhân viên mới của CIA dạy chúng, chúng không muốn thực hiện các lệnh của huấn luyện viên mới vào nghề. Tuy nhiên, điệp vụ này nói chung bị vấp phải sự phản ứng gay gắt của các hội bảo vệ động vật và môi trường.
Ninh Công Khoát
Theo antg.cand.com.vnKP.RU
Thiên nhiên kì thú: Xem nhím biển lộn ngược từ trong ra ngoài để... tái sinh Bên cạnh hình dạng kì cục, cách sinh sản và phát triển của loài nhím biển cũng hết sức đặc biệt, bởi chúng sở hữu tuyệt kĩ "lộn ngược từ trong ra ngoài để tái sinh". Nhím biển là một lớp sinh vật thuộc ngành Động vật đa gai, có mặt ở hầu hết các đại dương trên toàn thế giới. Về ngoại...