Tàu ngầm Mỹ bị đắm trong Thế chiến thứ 2 có thể đã được tìm thấy ở Đông Nam Á
Các thợ lặn đã tìm thấy xác một con tàu mà họ tin rằng đó chính là chiếc tàu ngầm của Hải quân Mỹ bị mất tích cách đây 77 năm tại Đông Nam Á.
Tàu USS Grenadier ngoài khơi Portsmouth, New Hampshire, Mỹ, ngày 27/12/1941. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, các thợ lặn đã gửi hình ảnh và những bằng chứng khác mà họ thu thập được từ 6 đợt lặn được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 10/2019 đến tháng 3 năm nay, cho Bộ Tư lệnh Di sản và Lịch sử Hải quân Mỹ để xác minh. Các thợ lặn tin rằng họ đã tìm thấy tàu USS Grenadier, một trong 52 tàu ngầm của Mỹ, bị mất tích trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Hình ảnh cho thấy xác một chiếc tàu ngầm nằm dưới đáy biển, ảnh chụp ngày 21/10/2019. Ảnh: AP
Video đang HOT
Máy đo lưu biến – điện trở dùng để điều khiển dòng điện – với dòng chữ Ohmite và Chicago được một nhóm thợ lặn tìm thấy từ xác tàu ngầm ở eo biển Malacca. Ảnh: AP
Theo thông tin từ nhóm thợ lặn, xác con tàu nằm ở độ sâu 82m tại một khu vực thuộc eo biển Malacca, cách bờ biển phía nam thành phố Phuket, Thái Lan khoảng 150km. Tàu được phát hiện bởi nhóm thợ lặn bao gồm hai thợ lặn người Pháp sống tại Singapore là Jean Luc Rivoire và Benoit Laborie, thợ lặn người Australia Lance Horowitz và thợ lặn người Bỉ Ben Reymenants hiện sống tại Phuket, Thái Lan.
Trong đó, Reymenant là một trong những thợ lặn đã tham gia cuộc giải cứu đầy kịch tính cho hàng chục cậu bé và huấn luyện viên đội bóng Heo Rừng từng bị mắc kẹt trong hang động Tham Luang ở miền bắc Thái Lan hai năm trước.
Anh Horowitz cho biết nhóm thợ lặn đã nghiên cứu các địa điểm có thể xảy ra đắm tàu trong nhiều năm, Rivoire đã khám phá các manh mối mà anh tìm được thông qua chiếc thuyền chuyên dụng.
Trong khi đó, Reymenant sẽ điều tra thông tin từ các ngư dân để tìm dấu hiệu khả nghi và sau đó nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng thiết bị phát hiện tàu ngầm để quét đáy biển tìm các vật thể khác biệt. Khi vật thể khả nghi được xác định, họ lặn xuống và phát hiện nó lớn hơn nhiều so với dự kiến. Nhóm phải lặn xuống nhiều lần để chụp ảnh, đo kích thước và tìm kiếm bằng chứng để xác định tên của con tàu.
Nhóm phải lặn xuống 6 lần để chụp ảnh, đo kích thước và tìm kiếm bằng chứng xác định tên của con tàu. Ảnh: AP
“Chúng tôi đã thực hiện các phép đo rất chính xác về tàu ngầm và so sánh với các hồ sơ hải quân. Theo xác nhận ban đầu, mọi thông tin đều trùng khớp với tàu USS Grenadier. Vì vậy, chúng tôi khá tự tin rằng đó là tàu Grenadier. Tuy nhiên, việc xem xét, phân tích và tài liệu hoàn chỉnh có thể mất từ 2 tháng đến một năm để hoàn thành”, anh Horowitz cho biết.
Ảnh chụp xác tàu ngầm do các thợ lặn ghi lại. Ảnh: AP.
Tàu Grenadier có lượng choán nước 1.475 tấn, dài khoảng 94 mét. Trong chuyến tuần tra thứ 6 ngày 20/3/1943, từ Fremantle, Australia, đến eo biển Malacca và đi về phía bắc vào biển Andaman, tàu đã bị trúng bom từ máy bay Nhật và lật nghiêng. Thuyền trưởng đã ra lệnh phá hủy tài liệu và đánh chìm con tàu để nó tránh rơi vào tay Nhật Bản. Thủy thủ đoàn cũng đã nhanh chóng sơ tán khỏi con tàu.
Tất cả 76 thủy thủ đều sống sót sau vụ ném bom và chìm tàu, tuy nhiên sau đó họ bị quân Nhật bắt làm tù binh, bị tra tấn, đánh đập và gần như bị bỏ đói trong suốt 2 năm. Trong đó, 4 người đã không qua khỏi.
“Đây là một con tàu quan trọng trong chiến tranh và nó có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả thủy thủ đã từng làm việc trên tàu. Họ đã phải trải qua những năm tháng thử thách khắc nghiệt. Tôi chắc chắn rằng họ và gia đình họ sẽ yên lòng khi có thể khép lại câu chuyện này”, thợ lặn Horowitz nói.
Nga sắp trục vớt tàu ngầm hạt nhân chìm dưới đáy biển
Ít nhất hai tàu ngầm hạt nhân và 4 lò phản ứng trên các tàu ngầm, tàu phá băng thời Liên Xô sẽ được trục vớt khỏi đáy biển do xuất hiện lo ngại chúng sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
The Moscow Times ngày 6/8 dẫn thông báo của cơ quan hạt nhân Nga Rosatom cho biết sẽ dành 8 năm tới để tính toán và trục vớt khỏi đáy biển 6 vật thể "có nguy cơ gây ô nhiễm phóng xạ" trong tổng số 18.000 vật thể phóng xạ được vùi lấp dưới đáy biển giai đoạn 1960-1980.
Tàu ngầm Nga được sửa chữa trên ụ nổi. Ảnh: ITN
Tờ báo nói rằng Rosatom có kế hoạch trục vớt các lò phản ứng hạt nhân từng phục vụ trên các tàu ngầm K-11, K-19 và K-140 cùng lò phản ứng trên tàu phá băng hạt nhân Lenin, hiện đang nằm dưới đáy biển Bắc Cực.
Ngoài ra, hai tàu ngầm khác cũng sẽ được đưa khỏi mặt nước để loại trừ nguy cơ rò rỉ là tàu ngầm K-27 từ Biển Kara và K-159 từ Biển Barents.
Tàu ngầm K-27 bị Liên Xô đánh đắm với lò phản ứng không được tháo dỡ vào năm 1979 ở độ sâu 30m và từng được cảnh báo có thể gây thảm họa giống như vụ việc ở Chernobyl. Tàu K-159 thì bị chìm ở độ sâu 200 năm 2003 khi đang được kéo về bãi phế liện gần bán đảo Kola.
Theo Rosatom, 6 vật thể này đại diện cho hơn 90% các nguồn phóng xạ dưới đáy biển của Nga. "Các nghiên cứu chỉ ra rằng 95% trong số 18.000 vật thể bị đánh đắm an toàn với môi trường Chúng bị bùn bao phủ và mức độ tia gamma trong môi trường không có gì bất thường", đại diện Rosatom nói.
Các chuyên gia nhận định việc trục vớt 6 vật thể nói trên sẽ tốn một khoản tiền không nhỏ của Nga cũng như đặt ra nhiều thách thức về mặt kỹ thuật. Một ước tính gần đây cho thấy công việc này có thể tiêu tốn gần 280 triệu Euro.
Bí ẩn 'thủy cung' 8.500 tuổi, nơi... con người cổ đại từng trú ẩn Dấu vết của con người đã được tìm thấy sâu dưới đáy biển ngoài khơi Tây Úc, nơi họ từng trú ẩn trong kỷ băng hà cuối cùng. Các nhà khảo cổ cùng lúc phát hiện cả 2 di chỉ khảo cổ lớn, một cái 7.000 năm tuổi và một cái 8.500 tuổi, ở một địa điểm bất ngờ: dưới đáy biển. 2...