Tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam đang về cảng Cam Ranh
Theo thông tin từ trang tin vận tải hàng hải Marine Traffic, sáng sớm ngày 29/12, tàu vận tải chuyên dụng Rolldock Sea chở theo tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội đã rời cảng Singapore bắt đầu hành trình về Cam Ranh.
Tàu vận tải Roddock Sea chở theo tàu Kio HQ 182 Hà Nội trên đường tới Cam Ranh (Nguồn: Marine Traffic)
Cảng Cam Ranh sẽ là chặng dừng chân cuối cùng trong quá trình di chyển kéo dài gần một tháng rưỡi của tàu mẹ Rolldock Sea, bắt đầu từ thành phố cảng St Peterburg của Liên bang Nga.
Nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi cho biết đã cử 5 chuyên gia tháp tùng cùng tàu ngầm Kilo HQ 182 Hà Nội về Việt Nam và họ sẽ đảm nhiệm các công việc hoàn thiện cuối cùng trước lễ bàn giao chính thức cho Hải quân Việt Nam.
Trước đó, ngày 27/12, hãng tin Nga Interfax AVN dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu cho biết, tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên Nga đóng cho Việt Nam sẽ được bàn giao vào ngày 30/12 tại cảng Cam Ranh.
Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga sáu tàu ngầm dự án 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo 636) vào năm 2009 trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Các tàu ngầm Kilo 636 Nga đóng cho Hải quân Việt Nam thuộc thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ thứ 3, được cập nhật những công nghệ đóng tàu tiên tiến nhất hiện nay.
Video đang HOT
Vũ khí trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội cũng thuộc loại hiện đại nhất hiện nay, đủ khả năng đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Theo Khôi Nguyên
Vietnam
Việc bàn giao tàu ngầm không có gì trục trặc
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
ĐS Andrey G.Kovtun (phải). Ảnh: Chung Hoàng
Trao đổi với báo chí sáng 25/12, Đại sứ Kovtun đánh giá hợp tác quân sự kỹ thuật là một trong những lĩnh vực quan trọng trong quan hệ hai nước.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng việc hợp tác này hoàn toàn phù hợp luật pháp quốc tế, không nằm chống lại nước thứ ba. Hai nước đang làm việc để đưa sự hợp tác này lên tầm chiến lược", ông Kovtun nói.
Việc Nga bàn giao chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt Nam là một sự kiện lớn của năm 2013.
"Trong chuyến thăm Nga hồi tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới tỉnh Kaliningrad thăm xưởng đóng con tàu này và ngày 7/11, hai bên đã ký biên bản bàn giao tại Nga", Đại sứ Nga nói. Dự kiến con tàu mang số hiệu HQ182 Hà Nội sẽ về đến quân cảng Cam Ranh vào cuối tuần này.
Nói về những chiếc còn lại trong số 6 tàu ngầm Nga nhận đóng cho Việt Nam, Đại sứ Kovtun cho biết ông không nắm chính xác lịch trình bàn giao nhưng xác nhận cho đến nay không nhận được thông tin gì là có trục trặc trong kế hoạch này.
Ninh Thuận 1 sẽ có công nghệ hiện đại nhất
Ông Andrey G.Kovtun cũng khẳng định hướng quan trọng nhất trong hợp tác Nga - Việt là tạo ra năng lượng hạt nhân ở VN, với sự hỗ trợ của tập đoàn Rosatom của Nga.
"Hiện các đội ngũ chuyên ngành của Nga đã đi đến giai đoạn kết thúc các công đoạn chuẩn bị nguồn kinh tế, kỹ thuật cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Hai bên đã thống nhất ngay từ đầu rằng những công nghệ, thiết bị đảm bảo an toàn hoạt động của nhà máy là được ưu tiên và hiện đại nhất", Đại sứ Nga nói.
Nhận định Nga nổi tiếng với các giải pháp tổng thế trong các vấn đề này, ông Kovtun chia sẻ: "Chúng tôi không chỉ hỗ trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên mà còn giúp các bạn trong việc đào tạo chuyên gia phát triển mảng khoa học năng lượng hạt nhân".
Cụ thể, hai bên đã hợp tác trong việc thành lập Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân ở Việt Nam, dự kiến sẽ trở thành một trong những trung tâm khoa học hàng đầu Đông Nam Á. Năm 2013, học bổng ngành khoa học nguyên tử Nga dành cho Việt Nam cũng tăng lên.
Một lĩnh vực hợp tác cốt lõi khác trong lĩnh vực năng lượng là ngành công nghiệp dầu khí.
"Liên doanh Vietsopetro trong hơn 3 thập kỷ hoạt động trên thềm lục địa Việt Nam đã khai thác được hơn 270 triệu tấn dầu thô - vàng đen, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam. Hiện diện tại Việt Nam còn có công ty dầu khí lớn của Nga là Gazprom. Sự kiện quan trọng năm nay là bắt đầu hợp tác khai thác khí công nghiệp giữa Gazprom và PetroVietnam. PetroVietnam cũng nằm trong số ít doanh nghiệp nước ngoài được tham gia khai thác lòng đất ở Nga", Đại sứ Kovtun chỉ ra.
Việc cung cấp dài hạn khí tự nhiên hóa lỏng từ Siberi và Viễn Đông cho Việt Nam cũng có thể trở thành một hướng hợp tác song phương nhiều triển vọng, theo ông Kovtun: "Đây không đơn giản là việc mua bán nguyên liệu, sẽ cần phải xây dựng ở Việt Nam hạ tầng cơ sở cần thiết dựa trên công nghệ cao để tiếp nhận, lưu giữ và tiêu thụ khí hóa lỏng. Các tổ chức chuyên ngành của Nga không ngừng quan tâm đến việc xây dựng những công trình mới và hiện đại hóa các công trình đang hoạt động tại Việt Nam".
Đại sứ Nga cũng nhận định trong tương lai, hai nước cũng có thể đạt những kết quả khả quan trong việc khai thác khoảng sản mà Nga có kinh nghiệm phong phú và công nghệ tiên tiến mà Việt Nam rất cần.
Ông Kovtun cho biết trong năm 2013, kim ngạch thương mại song phương đạt 3,15 tỷ USD. Mục tiêu mà lãnh đạo hai nước đặt ra là 7 tỷ USD năm 2015 và 10 tỷ USD năm 2020.
Theo Chung Hoàng
Vietnamnet
Cháu trai Kim Jong-un được cảnh sát Pháp bảo vệ Kim Han-sol, cháu trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, được tin là phải tạm lánh sau vụ xử tử nhân vật quyền lực số 2 tại Triều Tiên, đã tái xuất tại ngôi trường đại học ở Pháp mà cậu này đang du học nhưng được cảnh sát Pháp bảo vệ. Kim Han-sol tại Đại học Sciences-Po hồi tháng 8....