Tàu ngầm hạt nhân chạy êm nhất thế giới của Pháp
Hải quân Pháp sắp được trang bị một loại tàu ngầm tấn công hạt nhân tối tân có thể duy trì sự vượt trội về sức mạnh cho lực lượng này trong 50 năm tới.
Mô hình tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda. Ảnh: Mer et Marine
Tờ Mer et Marine dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Pháp cho biết nước này sẽ thay thế tàu ngầm lớp Rubis bằng tàu ngầm hạt nhân tấn công tối tân lớp Barracuda nhằm hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh và khả năng tác chiến cho lực lượng hải quân trong giai đoạn 2017-2027.
Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Pháp (DCNS), Tổng cục Quân khí Quân đội Pháp đã đặt hàng tổng cộng 6 chiếc Barracuda với giá thành mỗi chiếc khoảng 1,4 tỷ USD. Chiếc tàu ngầm đầu tiên đang được DCNS hoàn thiện những công đoạn lắp ghép cuối cùng để có thể biên chế cho hải quân vào mùa hè 2016.
Tàu ngầm lớp Barracuda có ba lớp nhiệm vụ giống như lớp Rubis: bảo vệ tàu sân bay và các lực lượng hải quân đang tác chiến trên biển; thực hiện các hoạt động răn đe, tấn công; trinh sát, thu thập thông tin tình báo hoặc tham gia vào các chiến dịch đặc biệt. Ngoài ra, tàu ngầm Barracuda còn được thiết kế để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương, một trong những nhiệm vụ trọng yếu của hải quân Pháp trong chiến tranh hiện đại.
Barracuda có lượng giãn nước khi nổi là 4.765 tấn, khi chìm là 5.300 tấn, dài 99,4 m, cao 8,8 m. Tàu ngầm này có thủy thủ đoàn 60 người, ít hơn 15 người so với tàu ngầm Rubis kích thước nhỏ hơn, nhờ vào hệ thống điều khiển hiện đại với độ tự động hóa và chính xác cao. Điều này cũng giúp Bộ Quốc phòng Pháp giảm đáng kể nguồn kinh phí trả lương cho thủy thủ tàu ngầm vốn được xếp vào hàng cao nhất tại Pháp.
Tàu Barracuda lấy năng lượng từ lò phản ứng hạt nhân K15, vốn được sử dụng trên tàu sân bay Charles de Gaulle và các tàu ngầm chiến lược lớp Triomphant của Pháp. Ngoài ra tàu còn được trang bị hai máy phát điện, hai động cơ điện dự phòng đủ mạnh để Barracuda có thể trở về cảng nhà từ bất kỳ nơi nào trên đại dương khi động cơ hạt nhân gặp sự cố.
Để phục vụ các chiến dịch đặc biệt trong môi trường tác chiến điện tử, Barracuda được thiết kế ít tiếng ồn hơn so với lớp Rubis. Theo nguồn tin của DCNS, tốc độ chạy không ồn của Barracuda lên đến 46 km/h, vận tốc mà không tàu ngầm hiện tại nào có thể vượt qua. Bên cạnh đó, các kỹ sư hải quân Pháp cũng chú trọng đến độ bền và cơ động của Barracuda khi thiết kế thân tàu bằng 21 khoang thép chắc chắn, giúp nó có thể chịu được va đập mạnh trong các hoạt động cận chiến.
Thân tàu ngầm Barracuda được thiết kế bằng 21 khoang thép bền chắc. Ảnh:DCNS
Video đang HOT
Hệ thống vũ khí của tàu ngầm Barracuda cũng được cải tiến đáng kể, bao gồm 4 ống phóng 533 mm dành cho các ngư lôi hạng nặng F21 với giá thành lên tới 2,4 triệu USD/quả.
Ngư lôi F21 dài 6 m, nặng 1,2 tấn, có tầm bắn đến 50 km và tốc độ 46-58 km/h. F21 sử dụng pin điện nên hoat đông yên tinh va co đô ôn cực thâp. Sau khi phóng ngư lôi, tàu ngầm sẽ di chuyển về khu vực an toàn, còn ngư lôi đươc dẫn hương băng dây quang hướng thăng vao mục tiêu với vận tốc tối đa. Các chuyên gia quân sự đánh giá F21 có hiệu suất đánh trúng mục tiêu cao bậc nhất thế giới.
Barracuda còn được trang bị các tên lửa đối hạm SM-39 Exocet. Tên lửa này nặng khoảng 675 kg, được bắn từ dưới nước bằng ống phóng ngư lôi. Exocet trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar, sử dụng nhiên liệu rắn hoặc động cơ turbojet có tầm bay tối đa là 70 km.
Điểm khác biệt làm nên sức mạnh của Barracuda là các tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm MdCN được phát triển dành riêng cho hải quân Pháp cũng như các tên lửa hải đối không MICA. Hai loại tên lửa này giúp Barracuda có thể tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương và tiêu diệt cả những máy bay săn ngầm hiện đại.
MdCN của Barracuda là phiên bản cải tiến từ tên lửa Scalp EG do Pháp sản xuất, có tầm bắn lên đến 1000 km, giá thành khoảng 3,3 triệu USD/quả. Tên lửa nặng 1,4 tấn, dài 6,5 m, trang bị động cơ phản lực Microturbo cho tốc độ 800 km/h, độ chính xác cực cao nhờ hệ thống dẫn đường hỗn hợp (tự dẫn quán tính, đo đạc địa hình, radar chủ động, đầu dẫn hồng ngoại, GPS).
Chiếc tàu ngầm Barracuda đầu tiên đang trong quá trình hoàn thiện. Ảnh: DCNS
Vũ khí Pháp có truyền thống sở hữu hệ thống tác chiến điện tử cực kỳ hiện đại, tàu ngầm lớp Barracuda cũng không là ngoại lệ.
Theo thông tin được công bố, Barracuda trang bị hệ thống cảm biến điện tử và ngụy trang, hệ thống thông tin liên lạc và kiểm soát chỉ huy chiến đấu DCNS SYCOBS, các hệ thống radar tân tiến và hệ thống thủy âm phức tạp gồm sonar Thales S-CUBE, hệ thống sonar phát hiện – tránh ngư lôi và chướng ngại vật, hệ thống sonar chặn băng thông Thales VELOX-M8, hệ thống sonar dẫn đường Thales Nuss-2F MK2…
Các chuyên gia quân sự Pháp đánh giá với những cải tiến về thiết kế và vũ khí, Barracuda sẽ là loại tàu ngầm hạt nhân tấn công hiện đại nhất châu Âu khi đi vào hoạt động, có thể duy trì sức mạnh vượt trội cho hải quân Pháp trong vòng 50 năm tới.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tàu ngầm hạt nhân Pháp có thể hạ gục hàng không mẫu hạm Mỹ
Với thiết kế nhỏ gọn, cơ động và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, tàu ngầm tấn công hạt nhân Saphir S-602 của Pháp luôn là mối đe dọa nguy hiểm với mọi biên đội tàu sân bay trên thế giới.
Một chiếc ca-nô hải quân đang tiếp cận tàu ngầm Saphir S-602 của Pháp. Ảnh:Vingt minutes
Giữa tháng 2/2015, tàu ngầm tấn công hạt nhân Saphir S-602 của Pháp được huy động tham gia cuộc tập trận chung cùng biên đội tàu hải quân của Mỹ do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu.
Mục đích của cuộc tập trận là kiểm tra khả năng tác chiến của USS Theodore Roosevelt sau khi được đầu tư 2,6 tỷ USD để nâng cấp trong 4 năm qua.
Tàu ngầm Saphir S-602 được phân công vào nhóm tàu địch, chỉ được giao nhiệm vụ định vị và gây rối tàu sân bay Theodore Roosevelt cũng như các chiến hạm hộ tống.
Điều ngạc nhiên là Saphir S-602 không biết bằng cách nào đã thoát khỏi các hệ thống radar trinh sát và các lớp phòng ngự dày đặc của đội chiến hạm hộ tống để tiến sát tàu sân bay của Mỹ. Tình huống này hoàn toàn không có trong kịch bản, khiến các tướng lĩnh hải quân Mỹ thực sự bất ngờ. Nếu đây là một cuộc chiến thực thụ, Saphir S-602 có thể dễ dàng đánh đắm USS Theodore Roosevelt, theo Le Marin.
Các chuyên gia quân sự nhận định dù không phải thế hệ tàu ngầm mới nhất, Saphir S-602 đã được trang bị những thiết bị hiện đại, tối tân nhất ngay từ lúc mới đi vào hoạt động năm 1979. Vì vậy, sau gần 40 năm phục vụ, Saphir S-602 vẫn là tàu ngầm chiến lược chủ lực của quân đội Pháp.
Các binh sĩ hải quân Pháp đang bảo dưỡng một ống phóng ngư lôi, tên lửa của tàu ngầm Saphir S-602. Ảnh: Vingt minutes
Saphir S-602 là tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Rubis (Hồng ngọc), nằm trong dự án Rubis do Tổng thống Pháp Charles de Gaulle yêu cầu nhằm trang bị cho Pháp một loại vũ khí răn đe hạt nhân đáng tin cậy trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Do nhiều khó khăn phát sinh, phải đến năm 1979, phiên bản đầu tiên của Saphir S-602 mới được hạ thủy.
Với chiều dài 73,6 m, bề rộng trung bình 7,6 m, trọng tải 2.500 tấn, thủy thủ đoàn 75 người, Saphir S-602 là loại tàu ngầm tấn công hạt nhân nhỏ gọn nhất thế giới.
Saphir S-602 được thiết kế để phục vụ ba lớp nhiệm vụ: bảo vệ các lực lượng hải quân đang tác chiến trên biển, thực hiện các hoạt động răn đe và tấn công hạt nhân tiêu diệt hải quân đối phương, trinh sát thu thập thông tin tình báo hoặc tham gia vào các chiến dịch đặc biệt.
Với các lớp nhiệm vụ quan trọng này, Saphir S-602 được trang bị các loại vũ khí và thiết bị tác chiến điện tử mạnh và hiện đại.
Hệ thống vũ khí của Saphir S-602 gồm 4 ống phóng 533 mm dành cho các ngư lôi chiến thuật F21, một trong những loại ngư lôi nguy hiểm bậc nhất thế giới do hãng DCNS của Pháp phát triển nhằm thay thế ngư lôi F17.
Ngư lôi F21 dài 6 m, nặng 1,2 tấn, có tầm bắn đến 50 km và tốc độ 46-58 km/h. F21 sử dụng pin điện nên hoat đông yên tinh va co đô ôn cực thâp. Sau khi phóng, tàu ngầm sẽ di chuyển về khu vực an toàn, còn ngư lôi đươc dẫn hương băng dây quang hướng thăng vao mục tiêu với vận tốc tối đa. Các chuyên gia quân sự đánh giá F21 có hiệu suất đánh trúng mục tiêu cao bậc nhất thế giới.
Saphir S-602 còn được trang bị các tên lửa đối hạm SM-39 Exocet. Tên lửa này nặng khoảng 675 kg, được bắn từ dưới nước bằng ống phóng ngư lôi. Exocet được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar, sử dụng nhiên liệu rắn hoặc động cơ turbojet có tầm bay tối đa là 70 km.
Sự nguy hiểm thực sự của Saphir S-602 lại nằm ở các thiết bị tác chiến điện tử. Bên cạnh hệ thống thủy âm DMUX-20, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước DRUA-33, Saphir S-602 còn được trang bị các hệ thống cảm biến điện tử và ngụy trang giúp nó có thể dễ dàng thoát khỏi sự theo dõi của đối phương để tiếp cận mục tiêu.
Theo các chuyên gia quân sự Pháp, Saphir S-602 có thể dễ dàng xuyên thủng các lớp phòng ngự để tiếp cận hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt là nhờ thiết kế nhỏ gọn có độ linh hoạt cao cùng các thiết bị chống ồn và các hệ thống cảm biến ngụy trang cực tốt của chiếc tàu ngầm hạt nhân này.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Pháp điều chiến hạm lớp Mistral đến Biển Đông chống cướp biển Bộ Quốc phòng Pháp đầu tháng này đã điều chiến hạm Mistral mang tên Disbud cùng tàu khu trục hộ tống Aconite tới Biển Đông tham gia các hoạt động chống cướp biển, khủng bố và các cuộc tập trận hải quân chung với các nước trong khu vực. Pháp điều chiến hạm Mistral đến Biển Đông. (Ảnh: LNR) Tờ LNR dẫn lại...