Tàu ngầm du lịch Liên Xô từng khiến phương Tây dè chừng
Neptune được xây dựng trong khuôn khổ dự án 19730 Ihtiandr do phòng thiết kế Rubin phát triển với mục đích phục vụ các du khách tham quan và ngắm cảnh dưới nước. Chiếc tàu ngầm này có độ sâu hoạt động từ 30-40 mét và tối đa đến 60 mét.
Cũng giống như trên bất kỳ con tàu ngầm nào khác, Neptune cũng có hệ thống thông gió và điều hòa không khí, hệ thống cấp nước, ổn định thăng bằng, thiết bị điều hướng, thông tin liên lạc, hệ thống quan sát và điều khiển, thiết bị lai dắt và neo đậu.
Ít người biết rằng, từ năm 1991, Liên Xô đã có một chiếc tàu ngầm du lịch độc đáo do xưởng đóng tàu Sevodash Severodvinsk Sevmash sản xuất. Khác với những chiếc tàu ngầm quân sự đen thùi lùi xấu xí, chiếc tàu ngầm du lịch cỡ nhỏ này được sơn màu vàng sáng, có rất nhiều cửa sổ và hoàn toàn không được trang bị bất kỳ một loại vũ khí nào cả.
Xưởng đóng tàu Sevmash là nơi từng cho ra đời chiếc tàu sân bay lớn nhất mang tên lửa hạt nhân của dự án 941, còn chiếc tàu màu vàng này lại có kích thước quá khiêm tốn, nhưng biết đâu đấy, càng nhỏ lại càng nguy hiểm?
Video đang HOT
Thực tế thì năm 1991 cũng là thời điểm Liên bang Xôviết sụp đổ. Do đó, lời giải thích cho những nghi ngờ của tình báo phương Tây hóa ra lại rất đơn giản – đó là chiếc tàu ngầm phục vụ tham quan và du lịch đầu tiên được đóng ở Liên Xô, và nó được mang tên Neptune.
Tàu ngầm du lịch Neptune có chiều dài 28 mét, toàn thân được làm bằng thép với độ dày 1,5cm. Trang bị của tàu gồm có hệ thống ắc quy-pin điện, chân vịt, hệ thống lái và các thiết bị khác để giúp tàu lặn xuống và nổi lên.
Kíp lái của chiếc tàu ngầm này gồm ba người: thuyền trưởng, thợ máy và một người hướng dẫn viên du lịch kiêm luôn cả quản lý, chịu trách nhiệm phục vụ các hành khách.
Trong khoang hành khách, dọc theo dãy ghế là 22 cửa sổ để du khách ngắm cảnh dưới nước. Mỗi cửa sổ như vậy được thiết kế để phục vụ 2 người cùng lúc. Mùa thu năm 1992, tập đoàn liên danh (cũng được lấy tên là “Neptune”) giữa hai nước Nga-Ý đã được thành lập để điều hành hoạt động của con tàu Neptune. Ban giám đốc của tập đoàn gồm phòng thiết kế Rubin, Severodvinsk Sevmash (có cổ phần như nhau) và công ty Cortina của Ý. Công ty này sở hữu một khu du lịch phức hợp tọa lạc trên một hòn đảo ở vùng biển Caribbean.
Trong khoang hành khách của tàu, dọc theo dãy ghế là 22 cửa sổ để du khách ngắm cảnh dưới nước.
Đầu tháng 11 năm 1992, chiếc tàu ngầm Neptune được vận chuyển đến đảo Antigua bằng xà lan. Các chuyên gia Nga đã qua đào tạo tại Sevmash cũng được cử đến đây để phục vụ cho việc bảo dưỡng và vận hành con tàu.
Cũng trong tháng 11 năm 1992, tàu ngầm du lịch Neptune đã thực hiện chuyến du ngoạn đầu tiên của mình. Vào thời điểm đông khách, có từ 6-7 lượt khách du lịch tới đảo Antigua mỗi ngày. Sau gần 4 năm cần mẫn đưa hàng chục ngàn khách du lịch đi thăm thú vùng biển ấm áp Caribbean, tàu ngầm Neptune được đưa trở về Severodvinsk Sevmash để sửa chữa và hiện đại hóa năm 1996. Kết quả là, nó đã bị lãng quên và trở thành đồ phế thải tại chính nơi mình được sinh ra.
Nga sắp trục vớt tàu ngầm hạt nhân chìm dưới đáy biển
Ít nhất hai tàu ngầm hạt nhân và 4 lò phản ứng trên các tàu ngầm, tàu phá băng thời Liên Xô sẽ được trục vớt khỏi đáy biển do xuất hiện lo ngại chúng sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
The Moscow Times ngày 6/8 dẫn thông báo của cơ quan hạt nhân Nga Rosatom cho biết sẽ dành 8 năm tới để tính toán và trục vớt khỏi đáy biển 6 vật thể "có nguy cơ gây ô nhiễm phóng xạ" trong tổng số 18.000 vật thể phóng xạ được vùi lấp dưới đáy biển giai đoạn 1960-1980.
Tàu ngầm Nga được sửa chữa trên ụ nổi. Ảnh: ITN
Tờ báo nói rằng Rosatom có kế hoạch trục vớt các lò phản ứng hạt nhân từng phục vụ trên các tàu ngầm K-11, K-19 và K-140 cùng lò phản ứng trên tàu phá băng hạt nhân Lenin, hiện đang nằm dưới đáy biển Bắc Cực.
Ngoài ra, hai tàu ngầm khác cũng sẽ được đưa khỏi mặt nước để loại trừ nguy cơ rò rỉ là tàu ngầm K-27 từ Biển Kara và K-159 từ Biển Barents.
Tàu ngầm K-27 bị Liên Xô đánh đắm với lò phản ứng không được tháo dỡ vào năm 1979 ở độ sâu 30m và từng được cảnh báo có thể gây thảm họa giống như vụ việc ở Chernobyl. Tàu K-159 thì bị chìm ở độ sâu 200 năm 2003 khi đang được kéo về bãi phế liện gần bán đảo Kola.
Theo Rosatom, 6 vật thể này đại diện cho hơn 90% các nguồn phóng xạ dưới đáy biển của Nga. "Các nghiên cứu chỉ ra rằng 95% trong số 18.000 vật thể bị đánh đắm an toàn với môi trường Chúng bị bùn bao phủ và mức độ tia gamma trong môi trường không có gì bất thường", đại diện Rosatom nói.
Các chuyên gia nhận định việc trục vớt 6 vật thể nói trên sẽ tốn một khoản tiền không nhỏ của Nga cũng như đặt ra nhiều thách thức về mặt kỹ thuật. Một ước tính gần đây cho thấy công việc này có thể tiêu tốn gần 280 triệu Euro.
Bức ảnh đầu tiên lịch sử nhân loại trông như... tranh trừu tượng Hình ảnh đầu tiên của Trái Đất nhìn từ vũ trụ hay chiếc tàu ngầm đầu tiên,... đều được ghi lại trong loạt ảnh hiếm dưới đây. Được coi là bức ảnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại, "View from the Window at Le Gras" hay Phong cảnh từ cửa sổ tại Le Gras đã được chụp bởi Nicéphore Níepce vào khoảng...