Tàu ngầm diesel tối tân của Nhật
Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình cung cấp trang thiết bị quân sự cho các nước Đông Nam Á, trong đó có các tàu ngầm tàng hình chạy bằng dầu diesel hiện đại nhất.
Tàu ngầm chạy bằng dầu diesel lớp Soryu của Nhật Bản. Ảnh: Millitary-today
Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để huấn luyện và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác. Các quan chức quốc phòng và các nhà phân tích Nhật Bản dự báo rằng nước này sẽ sớm tiến đến một mốc mới: bán các trang thiết bị quân sự như thủy phi cơ, hoặc có thể cả những chiếc tàu ngầm tàng hình chạy bằng dầu diesel.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật là thế hệ tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel thế hệ mới nhất, được phát triển từ thiết kế của tàu ngầm lớp Oyashio, để phục vụ Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản (JMFDS).
Tàu ngầm được đặt tên theo tàu sân bay Soryu, nghĩa là Rồng Xanh, của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản, được đưa vào hoạt động năm 2009. Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản dự kiến đưa vào hoạt động ít nhất là 5 chiếc tàu ngầm loại này.
Tàu lớp Soryu có trọng lượng rẽ nước là 4.200 tấn khi hoạt động dưới mặt nước và 2.900 tấn khi nổi. Tốc độ của tàu khi hoạt động dưới nước là 13 hải lý, trên mặt nước là 20 hải lý. Động cơ diesel của tàu có sức mạnh tương ứng là 8.000 mã lực và 3.900 mã lực. Trọng lượng rẽ nước của tàu lớn hơn tàu của lớp Oyashios và mạnh hơn bất kỳ tàu ngầm nào mà Nhật từng sở hữu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Tàu ngầm lớp này có thể phân biệt với lớp Oyashio bởi bánh lái hình chữ X. Bánh lái hình dạng này lần đầu tiên được sử dụng cho tàu lớp Gotland của Thụy Điển. Đây là hệ thống sử dụng công nghệ cao và cung cấp cho tàu ngầm khả năng hoạt động cực mạnh. Nó cũng cho phép tàu ngầm hoạt động gần sát đáy biển.
Tàu ngầm có thiết kế thủy động lực và được trang bị lớp vỏ bọc không dội tiếng ồn. Nội thất bên trong tàu cũng có khả năng tách biệt những âm thanh lớn.
Các tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm cho loại ngư lôi 89 và tên lửa UGM-84 Harpoon. Các thuyền trên tàu ngầm có khả năng tự động hóa cao trong hệ thống chiến đấu.
Các tàu ngầm này được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập của Thụy Điển. Soryu lớn hơn Oyashio là để chứa hệ thống đẩy này. Đây là hệ thống bản quyền của Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki. Nó sẽ cho phép tàu chìm dưới mặt nước một khoảng thời gian lâu hơn, lên đến vài tuần, mà không cần nổi lên để nạp điện. Nó cũng tăng cường khả năng tàng hình và năng lực hoạt động của tàu.
Tàu ngầm lớp Soryu được sản xuất để phục vụ Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản. Ngoài ra, tàu ngầm này cũng có thể được bán cho các nước Đông Nam Á, vì nó thích hợp với các vùng biển nông mà Trung Quốc đang gia tăng đòi chủ quyền lãnh thổ. Australia cũng là một khách hàng tiềm năng mua loại tàu này của Nhật.
Tàu ngầm lớp Soryu là bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Oyahshio. Ảnh: Mod.gov.jp
Video đang HOT
Tàu ngầm được đặt tên theo tàu sân bay Soryu, nghĩa là Rồng Xanh, của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản, được đưa vào hoạt động năm 2009. Ảnh: Military-photos
Hệ thống động cơ đẩy diesel của tàu có tốc độ tối đa lên đến 20 hải lý. Ảnh: JMFDS
Tàu ngầm lớp Soryu có thể được trang bị tên lửa UGM-84 Harpoon. Ảnh:US Navy
So sánh tàu lớp Soryu so với những lớp tàu thế hệ trước. Ảnh: Shipbucket
Một tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật, thế hệ trước của tàu Soryu. Ảnh: Millitary-today
Tàu ngầm chạy bằng diesel Soryu ngày hạ thủy. Ảnh: Xinhua
Cận cảnh tàu ngầm chạy bằng diesel của Nhật. Ảnh: Millitary-today
Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình cung cấp trang thiết bị quân sự cho các nước Đông Nam Á, trong đó có loại tàu ngầm tàng hình hiện đại này. Ảnh: Seesaa
Theo VNE
Indonesia cạn nguồn xăng dầu trợ giá
Nhiều cây xăng ở Indonesia treo bảng "không còn xăng Premium" trong những ngày qua - Ảnh: Jakarta Globe
Bộ trưởng Năng lượng Indonesia cho biết nguồn nhiên liệu trợ giá sẽ hết trước hạn, giữa lúc dân chúng bất bình vì tình trạng khan hiếm những ngày qua.
Bộ trưởng Năng lượng Indonesia Jero Wacik cho biết tại cuộc họp báo hôm 28.11, dầu diesel trợ giá sẽ hết vào ngày 11.12, còn xăng trợ giá RON 88 (được gọi phổ biến là Premium) chỉ còn được đến ngày 23.12.
Năm 2012, quota nhiên liệu trợ giá được Quốc hội Indonesia phê duyệt là 44 tỉ lít.
Theo tính toán, Chính phủ cần phải mua thêm 1,2 tỉ lít nữa để đủ trợ giá đến cuối năm, tương đương số tiền 6.000 tỉ rupiah (625 triệu USD).
Lấy đâu ra số tiền này là một dấu chấm hỏi.
"Chúng tôi đang tính gặp Quốc hội để tìm kiếm khả năng được duyệt thêm quota nhiên liệu trợ giá cho 1,2 tỉ lít này", ông Jero Wacik nói.
Hồi tháng 3 năm nay, Quốc hội đã bỏ phiếu bác đề nghị tăng giá bán lẻ xăng của chính phủ trước sự phản đối của công chúng.
Từ nhiều thập niên qua, Indonesia theo đuổi chính sách trợ giá mạnh những sản phẩm hóa dầu được cho là bình dân, phục vụ nhu cầu của người có thu nhập thấp, gồm RON 88, diesel và dầu hỏa (kerosene).
RON 88 (Premium) có giá thành chừng 8.200 rupiah/lít, nhưng giá bán lẻ chỉ 4.500 rupiah/lít (tương đương 10 ngàn đồng/lít), bằng một nửa giá các loại xăng mang thương hiệu Pertamax không được trợ giá, khiến Indonesia trở thành nước có giá xăng rẻ nhất châu Á.
Diesel cũng được bán với giá 4.500 rupiah/lít.
Dĩ nhiên, người tiêu dùng hầu hết chọn xăng Premium.
Do mức tiêu thụ vượt dự toán, nguồn cung gần cạn kiệt, những ngày qua tình trạng khan hiếm nhiên liệu trợ giá xảy ra khắp cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn.
"Tôi khốn khổ suốt cả hôm thứ hai. Không tìm được xăng Premium ở Depok, tôi phải chạy lên Pondok Indah, vậy mà cũng không tìm được xăng trợ giá dù tôi đã đến ba trạm xăng", Budi Sumarsono, nhân viên một công ty vận chuyển thư tín, nói với báo điện tử Kompas.
Depok là một thị trấn ở tỉnh Tây Java, giáp ranh với thủ đô Jakarta; còn Pondok Indah là một khu thượng lưu của thủ đô.
Báo Jakarta Globe cho hay, tại tỉnh Đông Nusa Tenggara, xe hơi lẫn xe gắn máy rồng rắn xếp hàng dài hơn một cây số đợi đổ xăng, nhưng nhiều người phải về tay không vì hết nguồn cung khi đến lượt.
Còn ở thành phố Bogor, tỉnh Tây Java, nhiều cây xăng đã đóng cửa vì không còn xăng Premium để bán. Nhiều người phải chấp nhận mua xăng Pertamax với giá cao gấp đôi.
Giao thông công cộng bị đình trệ, nhiều sinh viên phải trễ hoặc bỏ học vì thiếu xăng, Jakarta Globe cho hay.
Cơ quan quản lý xăng dầu quốc gia BPH Migas hồi cuối tuần trước mở chiến dịch vận động hạn chế xài nhiên liệu trợ giá và quyết định lấy ngày chủ nhật 2.12 là "Ngày không xăng Premium" (No-Premium Day).
Tuy nhiên, trước khả năng biểu tình phản đối sẽ nổ ra, ông Jero Wacik tuyên bố hủy kế hoạch ngày 2.12.
"Sau khi tính toán, chúng tôi quyết định bỏ kế hoạch đó vì lượng xăng trợ giá có thể tiết kiệm được trong một ngày cũng tương đối nhỏ, trong khi có quá nhiều phản đối từ công chúng", ông nói.
Thay vào đó, chính phủ Indonesia đang khuyến khích người giàu nên bỏ thói quen mua xăng trợ giá.
Theo TNO
Israel đặt mua tàu chiến Hàn Quốc Israel đang có ý định mua 4 tàu chiến từ Hàn Quốc để trang bị cho lực lượng Hải quân. Tàu chiến Hàn Quốc. Theo tuyên bố của đại diện Cơ quan mua sắm quân sự Hàn Quốc, để thuận tiện cho việc mua bán, Israel sẽ cử một đoàn chuyên gia tới thủ đô Seoul vào tháng 12/2012. Một quan chức của...