Tàu Mỹ vẫn trực chiến gần Syria
Các chiến hạm của Mỹ vẫn ở trạng thái sẵn sàng tấn công mạnh tay nhằm vào chính quyền Syria nếu Tổng thống Barack Obama ra lệnh.
Tàu sân bay USS Nimitz. Ảnh: US Navy
“Hai tuần trước, sau khi những hình ảnh ghê rợn từ cuộc xung đột tại Syria được chiếu trên truyền hình và máy tính bảng iPad, Hải quân Mỹ và lực lượng lính thủy đánh bộ đã sẵn sàng tại đây, ở Địa Trung Hải và các vùng biển ở Trung Đông”, AFP dẫn lời ông Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus phát biểu tại Đại học Quốc phòng tại Washington. “Tôi đảm bảo rằng, nếu nhận được lệnh, chúng tôi sẽ tấn công quyết liệt và nhanh gọn”.
Ngay cả khi Washington trì hoãn các hoạt động quân sự chống lại Damascus để theo đuổi một giải pháp ngoại giao cuối cùng, thì những bình luận của ông Mabus cho thấy rằng, các tàu khu trục được trang bị tên lửa của Mỹ vẫn có mặt ở Địa Trung Hải mà không có lệnh rời đi.
Tuyên bố của Bộ trưởng Hải quân Mỹ cũng được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Obama có bài phát biểu trên truyền hình giải thích về hành động quân sự “hạn chế” của chính quyền Mỹ, nếu như Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chối đề xuất từ bỏ kho vũ khí hóa học.
“Như Tổng thống nói tối qua, cuộc tấn công sẽ nhằm vào mục tiêu làm suy yếu sức mạnh của chính quyền Assad”, ông Mabus cho biết. Những nhận xét của Bộ trưởng Hải quân Mỹ cho thấy hải quân sẽ là lực lượng nòng cốt nếu Mỹ tấn công Syria, chủ yếu dựa trên sức mạnh của các tên lửa Tomahawk được phóng đi từ các chiến hạm.
Video đang HOT
Mỹ đã cho triển khai bốn tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình ngoài vùng biển phía đông Địa Trung Hải. Động thái này diễn ra sau khi tình hình căng thẳng tại Syria leo thang khiến Tổng thống Obama phải cân nhắc sử dụng sức mạnh quân sự, sau khi chế độ Assad bị cáo buộc tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học tại Damascus hôm 21/8. Một nhóm tàu sân bay tấn công, gồm hàng không mẫu hạm USS Nimitz cùng với tàu chiến trang bị tên lửa Tomahawk đã được đưa đến biển Đỏ và vẫn đang có mặt ở đây.
Moscow hôm 9/9 đề xuất Syria giao nộp vũ khí hóa học, dẫn đến việc Tổng thống Mỹ hoãn kế hoạch không kích vào quốc gia Trung Đông.
Các tàu của Mỹ (trong đó USS Mahan đã rời đi), Pháp, Anh và Nga ở Địa Trung Hải. Đồ họa: zerohead.com
Thùy Linh
Theo VNE
Thông điệp sắc lạnh của Hải quân Mỹ cho Assad
Bộ trưởng Hải quân Mỹ - ông Ray Mabus hôm qua (11/9) đã nhắn gửi đến cho Tổng thống Bashar al-Assad một thông điệp sắc lạnh rằng, lực lượng tàu chiến Mỹ vẫn áp sát Syria và sẵn sàng tung ra những "đòn đánh" thần tốc bất kỳ lúc nào.
Tàu chiến Mỹ đã sẵn sàng bắn hàng loạt tên lửa Tomahawk về phía Syria.
4 tàu khu trục được trang bị hàng trăm tên lửa thiện chiến Tomahawk chính là mối đe dọa đáng sợ đối với chính quyền của ông Assad. Những chiếc tàu chiến này vẫn đang áp sát bờ biển Syria bất chấp việc các nhà ngoại giao Mỹ đã hoãn bàn về kế hoạch tiến đánh Syria mà đang hướng tới một giải pháp ngoại giao nhằm tránh phải sử dụng đến vũ lực.
"Tôi bảo đảm với các bạn rằng, nếu chúng tôi nhận được lệnh tấn công, chúng tôi sẽ tấn công mạnh mẽ, chớp nhoáng và thần tốc", Bộ trưởng Mabus cho biết trong một bài phát biểu trước Đại học Quốc phòng Mỹ ở thủ đô Washington . "Như Tổng thống tối qua đã nói, cuộc tấn công đó đã có mục tiêu và nó sẽ phá hủy năng lực của chính quyền Assad".
"Chúng tôi đang hiện diện ở đây. Chúng tôi đảm bảo với các đối tác rằng, chúng tôi vẫn có mặt ở đây đồng thời cũng nhắc nhở những kẻ mong muốn làm hại Mỹ và các đồng minh của Mỹ rằng chúng tôi không rời xa nơi đây. Chúng tôi là một cường quốc biển ".
Những tuyên bố đầy cứng rắn trên của ông Mabus khiến người ta gần như chắc chắn rằng, các nhà lập kế hoạch của Lầu Năm Góc có ý dựa phần lớn vào Lực lượng Hải quân để dẫn dắt một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Syria nếu nó được ra lệnh. Những chiếc máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ cũng có thể bắn tên lửa từ xa vào không phận Syria - đây là một yếu tố đang được Lầu Năm Góc cân nhắc, ông Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ, cho biết hôm 10/9.
Tuy nhiên, các tàu chiến của Hải quân Mỹ không cần phải dựa vào bất kỳ nước nào để hành động. Những chiếc tàu chiến đó có thể hiện diện ở phía đông Địa Trung Hải trong một thời gian rất dài và sẽ được thay thế, luân phiên nhiệm vụ với những chiếc tàu chiến khác.
"Những chiếc tàu chiến của chúng tôi là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Mỹ. Chúng tôi sẽ không xâm phạm một cm nào lãnh thổ của các nước khác. Sự hiện diện của hải quân sẽ giúp Tổng thống có thể đáp trả với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào", Bộ trưởng Mabus nhấn mạnh.
Trong trường hợp này, các tên lửa được phóng đi từ tàu chiến Mỹ có thể phá hủy một số loại vũ khí của chính quyền Assad có thể mang theo đầu đạn hóa học.
Sau khi ca ngợi năng lực của Hải quân Mỹ, ông Mabus cảnh báo, những năng lực đó có thể suy yếu nếu ngân sách cho lực lượng này tiếp tục bị cắt giảm. Một năm cắt giảm ngân sách nữa sẽ khiến các thủy thủ và lính thủy đánh bộ Mỹ không nhận được sự huấn luyện, đào tạo cần thiết, đặt quân đội vào tình trạng "sức mạnh trống rỗng".
Hải quân sẽ tiếp tục phải cắt giảm ngân sách từ 1/10 tới nếu như Quốc hội và Tổng thống không đạt được một thỏa thuận về vấn đề này. Tình trạng đó có thể làm suy yếu năng lực của Hải quân trong việc phản ứng với một cuộc khủng hoảng như ở Syria , ông Mabus khẳng định.
Việc duy trì những chiếc tàu chiến được trang bị tới tận chân răng ở ngay sát bờ biển của một đối thủ sẽ là một lựa chọn "phải hạn chế và khó có thể tiếp tục trong tương lai", ông Marbus cảnh báo.
Theo_VnMedia
Quân đội Syria giành được lợi thế lớn tại một cứ điểm quan trọng Quân đội chính phủ Syria hôm 11.9 đã đẩy lùi quân nổi dậy và tiến sâu vào Maalula, một thị trấn cổ tập trung nhiều người Thiên Chúa giáo gần thủ đô Damascus, AFP dẫn bản tin của hãng tin SANA (Syria) cho hay. Thị trấn Maalula, được xem như là biểu tượng cho sự hiện diện của người Thiên Chúa giáo tại...