Tàu khu trục tên lửa Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông
Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường, USS Spruance thuộc lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ đang thực hiện tuần tra thường kỳ ở Biển Đông.
Tàu khu trục USS Spruance của Hải quân Mỹ
Hải quân Mỹ cho biết, hoạt động này nằm trong kế hoạch triển khai Nhóm hành động mặt biển Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ an ninh và sự ổn định trên biển ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, vị trí chính xác của chuyến tuần tra không được đề cập.
Trước đó, tàu khu trục USS Spruance đã rời cảng nhà ở thành phố San Diego của Mỹ vào hôm 19-4-2016, và hoạt động dưới sự kiểm soát của Hạm đội 3.
Sau đó, tàu dần chuyển sang dưới sự kiểm soát hoạt động chiến thuật của Hạm đội 7 và đội tàu khu trục 15, tùy vào từng nhiệm vụ khi ở khu vực hoạt động của Hạm đội 7.
Video đang HOT
Đi cùng tàu USS Spruance trong Nhóm hành động mặt biển Thái Bình Dương còn có các tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Decatur và USS Momsen.
“Trong hai tuần qua, chúng tôi hoạt động ở Đông Thái Bình Dương với lực lượng tuần duyên Mỹ và các đối tác ở Thái Bình Dương. Hiện chúng tôi đang thực hiện các hoạt động ở Biển Đông để hỗ trợ an ninh và ổn định hàng hải cho tất cả các nước, đặt biệt ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, sĩ quan chỉ huy tàu USS Spruance, Manuel Hernandez cho biết.
Theo_An ninh thủ đô
Tàu khu trục mới - Át chủ bài tương lai của hải quân Nga
Nga đang phát triển một đội tàu khu trục hạt nhân thế hệ mới có hỏa lực được kỳ vọng sẽ vượt trội tàu cùng loại của hải quân Mỹ.
Theo truyền thông Nga, Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) của nước này đang cấp tập hoàn thành thiết kế chi tiết của lớp tàu khu trục Lider, còn được gọi là Dự án 23560, để trình Bộ Quốc phòng xem xét. Nếu tiến triển thuận lợi, hải quân Nga sẽ sớm ký hợp đồng để phát triển lớp tàu này.
Mô hình tàu khu trục lớp Lider tại một triển lãm quốc phòng của Nga. Ảnh: Sputnik.
"Hiện tại, Bộ Quốc phòng đang xem xét thiết kế sơ bộ của tàu Lider", Hãng tin Sputnik dẫn lời Phó chủ tịch Igor Ponomarev của USC cho biết. Theo ông, sau khi dự án được chính thức bật đèn xanh, Hãng Severny, chi nhánh của Tập đoàn USC, sẽ đóng tàu theo các điều khoản do Bộ Quốc phòng Nga đưa ra.
Kho tên lửa di động
Dựa theo các thông số kỹ thuật dự kiến, một khi thành hình thì tàu khu trục lớp Lider sẽ là lớp tàu tác chiến mặt nước (tức không tính tàu sân bay và tàu tác chiến đổ bộ - NV) lớn thứ 2 thế giới hiện nay, chỉ xếp sau tàu tuần dương hạng nặng lớp Kirov với độ choán nước 28.000 tấn hoạt động từ thời Liên Xô. Theo Sputnik, tàu Lider có độ choán nước khoảng 18.000 tấn, dài 200 m và rộng 20 m.
Truyền thông Nga dẫn lời các chuyên gia thuộc USC cho biết Lider là lớp tàu khu trục đa nhiệm, đủ khả năng đảm nhận nhiều sứ mệnh của hải quân như chống ngầm, chống tàu chiến nổi, đánh chặn tên lửa đạn đạo cũng như máy bay. Tàu còn có khả năng tấn công mặt đất nhờ được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kalibr-NK.
Tàu lớp Lider được ca ngợi là một kho tên lửa di động trên biển khi có thể mang tới hơn 200 tên lửa, bao gồm 70 tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm Oniks tầm bắn tối đa 600 km hoặc tên lửa bội siêu thanh Zircon (tốc độ hơn 6.000 km/giờ), 128 tên lửa đạn đạo và 16 tên lửa chống tàu ngầm.
Theo Sputnik, nhiều khả năng Lider cũng sẽ được trang bị phiên bản trên biển của hệ thống phòng không hiện đại S-500 Prometey hoặc 55R6M Triumfator-M. Ngoài ra, tàu còn có bãi đáp cho 2 máy bay trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc Ka-32.
Nga chưa tiết lộ nhiều thông tin về hệ thống đẩy của Lider, nhưng theo giới chuyên gia, tàu mới sẽ sử dụng động cơ hạt nhân và có thể đạt tới tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Ngoài ra, tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 90 ngày mà không cần hỗ trợ. Khả năng tàng hình cũng đang được giữ bí mật nhưng USC khẳng định tàu "hoàn toàn vô hình" trên màn hình radar của đối phương.
Kèn cựa tàu chiến Mỹ
Cuối năm ngoái, Tư lệnh hải quân Nga khi đó Viktor Chirkov từng nhấn mạnh tuy là tàu khu trục nhưng lớp Lider sở hữu các khả năng không thua kém bất cứ tàu tuần dương hiện đại nào. Còn chuyên gia quốc phòng Dave Majumdar viết trên chuyên san The National Interest rằng nếu có thể trang bị đầy đủ vũ khí đúng theo tiềm năng cho Lider bất chấp tình hình kinh tế khó khăn thì Nga sẽ sở hữu đội tàu khu trục vượt trội về hỏa lực so với tàu tác chiến mặt nước hiện nay của hải quân Mỹ.
Theo chuyên gia này, tàu lớp Lider có số ống phóng tên lửa nhiều hơn gần gấp đôi so với tàu khu trục lớp Arleigh Burke chủ lực của Mỹ. Ngoài ra, độ choán nước trung bình của các tàu lớp Arleigh Burke vào khoảng 10.000 tấn, chỉ bằng gần một nửa Lider. Hơn nữa, tàu khu trục Mỹ không được trang bị động cơ đẩy hạt nhân nên tầm hoạt động bị hạn chế so với lớp tàu tương lai của Nga.
Thực tế, Lầu Năm Góc cũng đã nỗ lực phát triển lớp siêu tàu khu trục đa nhiệm Zumwalt để thay thế Arleigh Burke nhưng do khó khăn về ngân sách nên phải cắt giảm số lượng xuống còn 3 chiếc thay vì 32 chiếc như kế hoạch ban đầu. Vì thế, theo giới chuyên gia, nếu chỉ tính riêng về tàu khu trục thì Moscow đang có cơ hội vươn lên dẫn trước Washington.
Với Lider, hải quân Nga sẽ có khả năng duy trì hiện diện thường trực trên khắp thế giới và nắm trong tay công cụ phô diễn sức mạnh tốt nhất chỉ sau các tàu sân bay./.
Theo Danh Toại
Theo_VOV
Những chiến hạm tối tân của Hải quân Mỹ Mỹ sở hữu hạm đội tàu sân bay lớn và đông đảo bậc nhất thế giới và liên tiếp bổ sung tàu chiến, tàu ngầm vào biên chế chiến đấu của các hạm đội hoạt động trên khắp hành tinh. Hải quân Mỹ có 10 tàu sân bay lớp Nimitz, với tải trọng choán nước 100.000 tấn/chiếc. Với chiều dài 332,8 m, rộng...