Tàu khảo sát Trung Quốc tiến về gần Malaysia
Tàu Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đang di chuyển về phía nam, gần Malaysia sau khi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đầu tuần này.
Theo dữ liệu hôm nay từ Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi tàu, tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của chính phủ Trung Quốc dường như bắt đầu khảo sát ở vùng biển cách bờ biển Brunei và Malaysia 352 km. Con tàu dường như ở phía bắc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia.
Tàu tuần duyên Malaysia KM Pekan đang theo dõi tàu Trung Quốc, một nguồn tin hàng hải giấu tên của Malaysia cho biết. Theo hai nguồn tin am hiểu vấn đề, tàu Địa chất Hải Dương 8 từng được khoảng 7 tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống nhưng hiện các tàu hải cảnh đã rời đi. Hải quân Malaysia đang theo dõi tình hình.
Bộ ngoại giao Trung Quốc, Malaysia và Brunei chưa bình luận về thông tin trên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 15/4 nói rằng Địa chất Hải Dương 8 đang “tiến hành các hoạt động bình thường” và cho rằng quan chức Mỹ sử dụng vấn đề Biển Đông “để bôi nhọ” Bắc Kinh.
Tàu Địa chất Hải dương 8 hoạt động gần bờ biển Trung Quốc hồi năm 2018. Ảnh: Schottel.
Video đang HOT
Tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hôm 14/4. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết cơ quan chức năng Việt Nam theo dõi sát tình hình. Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông.
Đầu tháng 7/2019, tàu Địa chất Hải dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc cũng xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Đến cuối tháng 10/2019, nhóm tàu này rời đi. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối hoạt động nhóm tàu nói trên của Trung Quốc, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.
Địa chất Hải Dương 8 xuất hiện trở lại ở Biển Đông trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đang nỗ lực ngăn chặn Covid-19. Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc tập trung vào cuộc chiến chống Covid-19, “ngừng lợi dụng sự mất tập trung hoặc dễ bị tổn thương của các nước để mở rộng yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông”.
Huyền Lê
Mối lo IS sử dụng hộ chiếu giả vào Đông Nam Á
"Nhóm cực đoan IS có thể mở mặt trận mới, chuyển hoạt động sang Đông Nam Á sau cái chết của lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi. Chúng đang tìm kiếm hộ chiếu giả hoặc hộ chiếu bị đánh cắp để đến các nước này". Bộ trưởng nội vụ Malaysia Muhyiddin Yassin nhấn mạnh.
Cơ quan nhập cư Thái Lan công bố các hộ chiếu giả bị phát hiện ở Bangkok. Ảnh: AFP
Theo ông Yassin, "sau khi mất phần lớn lãnh thổ ở Syria và Iraq, IS đang tìm kiếm một căn cứ mới. Malaysia không loại trừ khả năng IS chuyển hoạt động sang khu vực Đông Nam Á". Tờ SCMP dẫn lời ông Muhyiddin: "Có nhiều nguy cơ phiến quân khủng bố ở nước ngoài hồi hương, cực đoan hóa trên mạng và nguy cơ tấn công của "các con sói đơn độc".
Hồi tháng 11, quan chức chống khủng bố hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ Nathan Sales đánh giá, phiến quân IS không đến Đông Nam Á ồ ạt mà chúng chủ yếu truyền bá kỹ thuật, chiến thuật khủng bố từ Trung Đông, chẳng hạn như các vụ đánh bom liều chết. Điều này trở thành "hiện tượng rất thường xuyên trong khu vực". Còn có cảnh báo phiến quân IS đang lùng sục hộ chiếu giả hoặc hộ chiếu bị đánh cắp để có thể trở về nhà hoặc vào các quốc gia khác, cũng như để trốn tránh các nhà chức trách.
Ngành công nghiệp chuyên làm giả hộ chiếu
Nasir Abas, cựu thủ lĩnh của nhóm Jemaah Islamiah (JI) - một nhánh của Al-Qaeda tại Đông Nam Á - cho biết việc tìm hộ chiếu như vậy khá dễ dàng. Theo Nasir, có 3 loại hộ chiếu được rao bán: hộ chiếu giả, hộ chiếu lấy từ cơ quan nhập cảnh với mã ID giả và hộ chiếu thật bị đánh cắp. "Có những người đầu cơ bán hộ chiếu bị đánh cắp. Họ sẽ bán hộ chiếu có ảnh tương tự như đặc điểm khuôn mặt của người mua. Điều này không dễ, nhưng những người đầu cơ này có nhiều hộ chiếu để người mua lựa chọn", Nasir nói.
Nasir, một công dân Malaysia hoạt động tại Jakarta, thú nhận đã từng sử dụng hộ chiếu Indonesia để đến miền nam Philippines, nơi ông thành lập một trại huấn luyện bán quân sự. "Tôi đã nhận được một hộ chiếu Indonesia thật từ cơ quan nhập cư nhưng sử dụng ID giả", Nasir kể. Nasir bị bắt năm 2003 và được thả tự do vào 2004. Sau đó, ông này đã hợp tác hỗ trợ Chính phủ Indonesia trong nỗ lực chống cực đoan hóa.
Đã có một số vụ bắt giữ liên quan đến các phiến quân sử dụng hộ chiếu giả. Tháng 1-2018, Thái Lan đã bắt một người Pakistan làm giả hộ chiếu Singapore và Ấn Độ bán cho IS. Năm 2016, Bộ trưởng Nội vụ Pháp, cho biết IS đã tìm cách đánh cắp hộ chiếu ở Iraq, Syria, Libya và thành lập cả một ngành công nghiệp chuyên làm giả hộ chiếu. Năm 2015, một trong những kẻ đánh bom tự sát trong một loạt các cuộc tấn công khủng bố phối hợp ở Paris đã vào Châu Âu bằng hộ chiếu Syria giả.
Nỗ lực ngăn chặn
Ông Yassin cho biết, để ngăn tội phạm khủng bố xâm nhập vào đất nước, Malaysia đã sử dụng dữ liệu của Interpol về giấy tờ bị trộm cắp hoặc mất khi du lịch để sàng lọc những cá nhân muốn nhập cảnh. Malaysia cũng đã thành lập một Trung tâm phản hồi tin nhắn (CMC) để dò tìm và chặn đứng hành vi cực đoan hóa trên mạng xã hội. Thông tin tình báo được thu thập thông qua CMC giúp cảnh sát Malaysia thực hiện nhiều vụ bắt giữ và tấn công tiềm tàng. Kể từ năm 2013, Malaysia đã phá 25 âm mưu khủng bố và bắt giữ 512 nghi phạm liên quan đến IS.
Theo báo cáo của chính phủ Mỹ hồi tháng 11, dù Malaysia có thành tích tốt trong việc phá vỡ các âm mưu khủng bố, thì nước này vẫn là một nguồn cung cấp và điểm trung chuyển của các nhóm khủng bố như IS, Al-Qaeda, Jemaah Islamiah và nhóm thánh chiến hoạt động tại Philippines. Báo cáo cho biết, năm 2018, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 20 cá nhân ở bang Sabah với cáo buộc tiến hành các hoạt động liên quan đến khủng bố, bao gồm đưa các phần tử thánh chiến vào miền nam Philippines, bắt cóc, tuyển mộ trẻ em làm phiến quân, làm lá chắn cũng như tham gia vào các vụ chặt đầu của nhóm Abu Sayyaf. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường hiện diện trên biển để ngăn chặn mọi hành động tội phạm như cướp bóc, cướp biển hoặc các hành động khủng bố có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển của các con tàu qua eo biển Malacca", ông Yassin cho biết.
AN BÌNH
Theo cadn.com.vn
Cân nhắc triển khai lực lượng ở Trung Đông, Nhật Bản thông báo ngay với Iran Ngày 4/12, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, nước này đã thông báo với Iran về việc Tokyo đang xem xét triển khai Lực lượng Phòng vệ nước này (SDF) tới Trung Đông. Tàu khu trục và máy bay tuần tra của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản trong một chiến dịch ở ngoài khơi Vịnh...