Tàu “Ivan Green”: Nơi hạ cánh mới cho hải quân Nga
Tàu “ Ivan Green” có thể tiếp nhận máy bay này đã đi đến hồi kết trong dây chuyền sản xuất tại nhà máy Yantar. Tàu được đặt theo tên của đô đốc hải quân nổi tiếng thời Liên Xô cũ-Ivan Green.
Tàu đổ bộ “ Mistral” của Nga (Ảnh: EPA)
Ngoài tàu đổ bộ “Mistral”, tàu “Ivan Green” được Nga và Pháp cùng hợp tác sản xuất theo dự án 11711, cũng có thể tiếp nhận máy bay nhằm tạo dựng cơ sở của lực lượng hải quân Nga trong tương lai gần.
Hiện nay, lực lượng đổ bộ của Hải quân Nga bao gồm 18 tàu đổ bộ lớn. Các cơ sở của hạm đội này bao gồm 15 tàu thuộc dự án 775 được chế tạo tại Ba Lan và 3 tàu thuộc dự án 1171 được chế tại tại Liên Xô.
Tàu đổ bộ mới này có nhiều tính năng phù hợp với các tiện ích so với tàu các phiên bản trước đó, thuận lợi cho việc sửa đổi các tiện ích và theo một số nguồn tin, có thể nó được hoạt động bí mật.
Video đang HOT
“Ivan Gren” đã được chế tạo trong một thời gian khá dài, từ năm 2004 đến năm 2012, và rất có thể được hoạt động trong năm 2013.
Hiện tại, chiếc tàu thứ hai của dự án 11711 đang ở vào giai đoạn chế tạo. Công việc chế tạo đã triển khai từ năm 2010, nhưng trước khi có kết quả kiểm nghiệm sơ bộ con tàu chính, thì dự án vẫn chưa được đẩy nhanh tốc độ.
Theo kế hoạch, 9-10 chiếc tàu loại này sẽ được chế tạo, mà 6 chiếc tàu chiến lớn được quy hoạch trong giai đoạn 2011-2020, cho nên những chiếc tàu còn lại có thể sẽ được chế tạo sau năm 2020.
Việc chế tạo “Mistral” được thực hiện cả ở Pháp và ở Nga, gây ra phản ứng mạnh mẽ ở phương Tây, đặc biệt là ở Gruzia và các nước vùng Baltic. Vì với tải trong 21.00 tấn và khả năng di chuyển trong vòng 20.00 dặm,thì tàu này không phải chỉ để hoạt động ở vùng biển Baltic hay biển Đen. Phản ứng còn phụ thuộc vào các loại vũ khí được sử dụng trên tàu mới này.
Tuy nhiên, các mối quan tâm tập trung vào công việc sau này, vì theo như thỏa thuận hợp đồng, tàu đổ bộ có thể tiếp nhận máy bay này sẽ không chỉ hoạt động ở các vùng biển khép kín như biển Baltic và Biển Đen.
Chỉ riêng UAS thì không thể đủ để cho Nga duy trì lực lượng tấn công. Thủy quân lục chiến Nga cần xe bọc thép mới, các tàu chiến, tàu sân bay, và cả hạm đội đổ bộ của riêng mình.Đối với hạm đội máy bay trực thăng, cần phải mua trực thăng mới nâng cấp Ks-29 (vận tải, chiến đấu) hoặc trực thăng Ka-52K. Trong lúc này, mọi người đang chờ đợi kết quả kiểm nghiệm của tàu “Ivan Green”.
Theo Infonet
Nga mua tàu chiến khủng, Latvia "cầu cứu" NATO
Bộ trưởng Quốc phòng Latvia - ông Artis Pabriks hôm qua (22/6) tuyên bố sẽ đề nghị NATO giúp đỡ nếu Nga triển khai những chiếc tàu chiến tối tân lớp Mistral mua được của Pháp ở biển Baltic. Theo ông Pabriks, sự có mặt của tàu chiến Mistral ở đây sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực.
Hôm 17/6, Nga đã ký hợp đồng mua của Pháp hai tàu chiến lớp Mistral trị giá 1,7 tỉ USD để cung cấp cho lực lượng Hải quân. Hợp đồng này còn bao gồm việc Pháp sẽ chuyển giao công nghệ đóng tàu chiến nhạy cảm cho Nga.
"Nếu những chiếc tàu sân bay trực thăng Mistral hiện diện trên biển Baltic, Latvia sẽ đề nghị Pháp và NATO giúp đỡ về mặt quân sự và chính trị. Quy mô của sự giúp đỡ này phải đủ lớn để khôi phục lại sự cân bằng lực lượng trong khu vực", Bộ trưởng Pabriks đã phát biểu như vậy khi đề cập đến hợp đồng mua tàu chiến của Nga.
Latvia là một nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô trước đây. Nước này đã gia nhập vào liên minh các nước Baltic gồm 28 thành viên năm 2004.
Cho đến thời điểm nay, Nga vẫn chưa quyết định sẽ sử dụng những chiếc tàu chiến tối tân mà họ mua được từ Pháp như thế nào. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov hôm 21/6 cho biết, bây giờ còn quá sớm để quyết định tương lai cho những chiếc tàu chiến lớp Mistral bởi đến tận năm 2014, Nga mới nhận được chiếc tàu loại này đầu tiên. Pháp sẽ chuyển giao cho Nga chiếc tàu chiến thứ hai vào năm 2015.
"Chúng ta hãy đóng những con tàu trước và sau đó sẽ nghĩ về việc sử dụng chúng. Chúng tôi cũng đã có một số kế hoạch và chúng tôi sẽ công bố rộng rãi khi các con tàu gần được hoàn thiện," ông Serdyukov cho biết.
Tàu Mistral có thể vận chuyển và triển khai cùng lúc 16 chiếc máy bay trực thăng, 4 xuồng đổ bộ, 70 phương tiện - trong đó có 13 xe tăng chiến đấu, và 450 binh lính. Chiến hạm này còn được trang bị 1 bệnh viện 69 giường và có thể được sử dụng như một tàu chỉ huy đổ bộ.
Tướng Nikolai Makarov, Tham mưu trưởng quân đội Nga, từng tiết lộ, Nga có kế hoạch sở hữu từ 3 đến 4 con tàu Mistral của Pháp.
Việc Nga mua tàu chiến "khủng" của Pháp không chỉ làm Latvia lo ngại mà còn làm Gruzia và Mỹ "đứng ngồi không yên". Một quan chức hàng đầu Mỹ hồi tuần trước đã phát biểu, sự kiện Moscow mua tàu chiến Mistral của Pháp đã đặt ra một mối đe dọa an ninh đối với nước Mỹ. Theo bà này, tàu chiến mới của Nga là nhằm vào các đồng minh của Washington.
Theo vnmedia