Tàu hỏa dừng khấp cấp vì nhân viên gác chắn… đau bụng
Tàu hàng AH2 phải dừng khẩn cấp khi chạy qua địa phận tỉnh Quảng Bình do nhân viên gác chắn không quay biển đỏ khai thông đường sắt. Nguyên nhân ban đầu là do nhân viên gác chắn đau bụng, phải đi vào nhà vệ sinh.
Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã cho PV Dân trí biết thông tin tên và xác nhận sự việc xảy ra lúc 3h15 sáng 15/6 vừa qua, tại chắn đường Km472 584 khu gian Minh Lệ – Ngân Sơn (tỉnh Quảng Bình).
Báo cáo của Công ty CP Đường sắt Quảng Bình cho thấy, nhân viên gác chắn sau khi đóng chắn đường bộ do bị đau bụng nên chưa kịp quay biển đỏ khai thông đường.
Theo quy định, khi biển đỏ tại đường ngang được quay sẽ báo hiệu cho lái tàu biết đường ngang đã được khai thông, không có chướng ngại vật và chắn được đóng xong. Nếu biển đỏ chưa được quay thì lái tàu phải cho tàu dừng khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Công ty CP Đường sắt Quảng Bình cho biết, lái tàu hàng AH2 nhận thấy biển đỏ chưa quay đã cho tàu hãm khẩn cấp, nhưng do không kịp nên tàu đã va chạm nhẹ, làm hư hỏng biển báo.
Theo đại diện ĐSVN, hiện Tổng công ty đang thu thập hồ sơ, chứng cứ để phân tích cụ thể nguyên nhân về sự việc này.
Video đang HOT
ĐSVN liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn và sự cố an toàn trong thời gian gần đây
Sau tai nạn liên tiếp: Hàng loạt lãnh đạo bị kỷ luật, đề nghị sa thải
ĐSVN vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân của Tổng công ty liên quan đến các vụ tai nạn giao thông đường sắt trong thời gian gần đây.
Cụ thể, ông Vũ Tá Tùng – Tổng giám đốc ĐSVN và ông Đoàn Duy Hoạch – Phó Tổng Giám đốc, tự nhận hình thức kỷ luật là khiển trách. Tuy nhiên, Hội đồng kỷ luật đã bỏ phiếu và quyết định phê bình nghiêm khắc hai lãnh đạo này, nhẹ hơn hình thức hai ông tự nhận.
Tổng Công ty ĐSVN cũng phê bình nghiêm khắc với tập thể Ban An ninh An toàn giao thông đường sắt Tổng công ty và khiển trách ông Phạm Nguyễn Chiến – Trưởng Ban.
Vụ tai nạn giữa tàu SE19 và ôtô tải ngày 24/5 tại Thanh Hóa, Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa đã khiển trách ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc công ty và cách chức Cung trưởng cung chắn Hoàng Mai với ông Lê Nhân Bảo, cách chức Đội trưởng đội quản lý đường sắt số 5 đối với ông Đào Khánh Thiện.
Ông Hoàng Gia Khánh, Giám đốc Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa bị cảnh cáo và ông Lê Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa bị khiển trách. Cùng đó, 3 người khác bị kéo dài thời hạn nâng lương và phê bình nghiêm khắc.
Với vụ tàu hàng tông nhau tại ga Núi Thành (Quảng Nam) ngày 26/5, Chi nhánh Khai thác đường sắt Nghĩa Bình đề nghị sa thải ông Nguyễn Văn Hải – Trưởng dồn ga Núi Thành và cách chức ông Dương Văn Minh, Trưởng ga Núi Thành. Năm nhân viên khác của đơn vị bị kéo dài thời hạn nâng lương.
Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng cũng sa thải ông Dương Trần Chí Hiếu – lái tàu hàng bị tai nạn tại Ga Núi Thành. Trưởng phòng, quản đốc, đội trưởng của Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng bị khiển trách. Giám đốc và Phó giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Nghĩa Bình, Đà Nẵng bị kéo dài thời hạn nâng lương.
Với vụ tai nạn đầu máy D18E-602 kéo 27 xe bị trật bánh tại ga Yên Xuân (Nghệ An) ngày 26/5, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội kỷ luật khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương đối với hàng loạt cán bộ công nhân viên đồng thời phê bình và hạ chất lượng công tác đối với các ông Trần Quốc Toản, Phó Giám đốc Phụ trách khối sửa chữa cơ khí Chi nhánh Toa xe Vinh, Đỗ Văn Quang, Phó giám đốc Phụ trách khối vận dụng Chi nhánh Toa xe Vinh.
Hội đồng thành viên Tổng Công ty ĐSVN đã phê bình nghiêm khắc đối với ông Đỗ Văn Hoan – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty và ông Nguyễn Viết Hiệp – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Vụ lật tàu ở Quảng Bình: Tài xế máy xúc cố tình vượt đường sắt
Trưa 3.9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã phát đi thông cáo về vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại Quảng Bình.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, vào lúc 7 giờ 20 ngày 3.9 đoàn tàu khách mang số hiệu SE3 do đầu máy 943 kéo, khi đến Km 491 800 (khu gian Ngân Sơn - Thọ Lộc, tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (thuộc xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã va chạm với một xe máy xúc đi qua đường sắt.
Vụ tai nạn khiến tài xế lái máy xúc bị thương, nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch (hiện chưa rõ danh tính nạn nhân). Toàn bộ hành khách đi trên đoàn tàu SE3 đều an toàn. Tai nạn cũng khiến đầu máy 943 bị đổ, 3 toa xe sát đầu máy bị trật bánh; máy xúc bị hư hỏng.
Ngành đường sắt đang khắc phục sự cố. Ảnh: Zing
VNR khẳng định, điểm va chạm là lối đi tự mở đã được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam rào thu hẹp từ tháng 4-2017 (có xác nhận của chính quyền địa phương) và cắm biển "Chú ý tàu hỏa".
Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo các đơn vị trong khu vực khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng của địa phương điều động nhân lực, phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ đến hiện trường để giải quyết khắc phục hậu quả vụ tai nạn, phấn đấu thông đường trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã bố trí ô tô chuyển tải 94 hành khách về đến ga Đồng Hới an toàn để tiếp tục hành trình.
Nguyên nhân ban đầu được xác định do lái xe máy xúc thiếu chú ý quan sát khi đi qua đường sắt, cố tình cho xe vượt qua lối đi tự mở đã được rào thu hẹp. Hiện, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để làm rõ vụ việc.
Theo Viết Long (PLO)
Sau tai nạn liên tiếp, ngành đường sắt "cấm" nhân viên dùng điện thoại thông minh Nhân viên đường sắt chơi game, tham gia mạng xã hội trên điện thoại thông minh (Smartphone), máy tính bảng (iPad) ... dẫn đến sao nhãng. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa cấm lái tàu, phụ lái sử dụng các thiết bị này khi làm việc, sẽ cách chức người đứng đầu nến xảy ra tai nạn, sự cố do chủ...