Tàu hộ tống Tuo Jiang Đài Loan lần đầu tham gia diễn tâp quân sự
Tàu hộ tống tên lửa tự đóng đầu tiên của Đài Loan đã lần đầu tiên tham gia diễn tập quân sự vào hôm 1-1 ở ngoài khơi duyên hải miền tây nam nước này.
Bài diễn tập huy động tổng cộng 10 tàu bao gồm các tàu khu trục tên lửa, tàu khu trục cỡ nhỏ và một tàu hộ tống Tuo Jiang 500 tấn, có khả năng cơ động và chiến đấu cao, cũng như tránh được sóng của các radar do thám.
Tình huống đầu tiên đặt ra trong bài diễn tập này là có 2 tàu chiến của địch xuất hiện trong trong lãnh hải ở miền tây nam Đài Loan, điều khiến hải quân nước này buộc phải xuất kích với hạm đội dẫn đầu bởi tàu khu trục lớp Kidd.
Tàu hộ tống Tuo Jiang đã tham gia vào cuộc diễn tập sau khi 8 tàu tên lửa cỡ nhỏ khác cùng lúc “tấn công” tàu khu trục.
Đây là lần đầu tiên tàu hộ tống Tuo Jiang tham gia và một hoạt động diễn tập kể từ khi được bàn giao cho Hải quân Đài Loan vào tháng 12-2014. Chiếc tàu hộ tống này có tốc độ tối đa 38 hải lí/h, tuy nhiên, đã có lúc nó phóng tới 40 hải lí/h trong bài diễn tập trên.
Trong một tình huống khác, Hải quân Đài Loan đã triển khai 2 máy bay chống tàu ngầm S-70C đến phối hợp cùng tàu khu trục nhằm chống lại mối đe doạ từ các tàu ngầm của kẻ địch.
Video đang HOT
Hiện các tàu trong cuộc tập trận đã tạm thời về cảng nạp thêm khí tài để chuẩn bị các bài diễn tập tình huống khác.
Trung tướng Huang Shu-kuang, chỉ huy cuộc tập trận cho biết tàu hộ tống Tuo Jiang đã chứng minh được Đài Loan có khả năng tự đóng tàu quân sự cho mình.
Tàu Tuo Jiang sẽ được triển khai hoạt động bên cạnh tàu hộ tống Chinchiang và tăng cường đáng kẻ khả năng chiến đấu cho Hải quân Đài Loan, ông Huang nói với CNA.
2 tàu hộ tống 2 thân lớp Hsun-hai của Đài Loan cũng đã được trang bị một vài vũ khí có thể kể đến như tên lửa chống hạm Hsiung Feng II và Hsiung Feng III do Đài Loan tự phát triển, súng máy 76mm và các thuỷ lôi Mark 46.
Nó có tầm hoạt động khoảng 2.000 hải lí, dài 60.4 mét, rộng 14 mét và có thể chứa đoàn thuỷ thủ tối đa 41 người.
Theo_An ninh thủ đô
Tìm hiểu tàu hộ tống Mỹ bán cho Đài Loan khiến Trung Quốc phản đối
Trung Quốc vừa giận dữ phản đối Quốc hội Mỹ thông qua việc bán 4 tàu hộ tống cũ lớp Oliver Hazard Perry cho Đài Loan cùng hơn 100 bộ radar gắn trên tiêm kích F-16. Loại tàu hộ tống này tuy cũ nhưng cũng khiến Trung Quốc phải kiêng dè.
Hộ tống hạm mang tên lửa điều khiển USS Elrod (FFG 55) đang rời khỏi khu vực thuộc quyền quản lý của Hạm đội 6 ở Norfolk, Đại Tây Dương, ngày 14.1.2014. Tàu này sẽ bàn giao cho Đài Loan đầu năm 2015. Tàu Elrod được trang bị 1 trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout, các ống phóng ngư lôi, 1 pháo 76 ly, hệ thống radar và sonar dò tàu ngầm, tên lửa phòng không và diệt hạm. Tàu có hơn 230 thuỷ thủ và sĩ quan - Ảnh: Hải quân Mỹ
Theo Defense News ngày 19.12, lớp tàu hộ tống Oliver Hazard Perry đang được Hải quân Mỹ cho về hưu, nhường chỗ cho các tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện đại hơn. Thay vì cho vào xưởng tàu xẻ thịt, Quốc hội Mỹ từ năm 2013 quyết định bán 6 chiếc lớp tàu này cho Đài Loan (4 chiếc) và Mexico (2 chiếc). Ngày 18.12 qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama ký phê chuẩn việc bán tàu này.
Bốn tàu hộ tống bán cho Đài Loan gồm các chiếc Taylor, Gary, Carr và Elrod, đều vừa nhận quyết định cho nghỉ hưu từ cuối tháng 9.2014. Lẽ ra các tàu này được chuyển cho Thái Lan và Pakistan, tuy nhiên do đảo chính ở Thái Lan và tình hình chính trị biến động ở Pakistan khiến Mỹ huỷ việc cung cấp tàu cũ này.
Thông thường các tàu chiến cũ của Hải quân Mỹ khi hết hạn phục vụ sẽ được xem xét bán cho hải quân một số nước đồng minh, được xem là có lợi cho cả hai bên. Trước tiên tàu sẽ được tân trang tại Mỹ, mang lại việc làm ở Mỹ, và các hãng Mỹ còn thêm hợp đồng bảo trì bảo dưỡng khi giao tàu. Còn nước nhận tàu thì tiếp nhận hệ thống chiến đấu theo tiêu chuẩn Mỹ.
Các tàu hộ tống (frigate) là loại tàu được trao đổi phổ biến nhất của Hải quân Mỹ, do giá rẻ khi vận hành và hiệu quả cao về tác chiến. Có hơn 12 chiếc loại hộ tống hạm Oliver Hazard Perry này được chuyển giao cho các nước và một số còn được đóng theo giấy phép của Mỹ.
Đài Loan cũng được phép đóng 8 tàu lớp Oliver Hazard Perry tại tập đoàn đóng tàu Trung Hoa, nay thêm 4 chiếc do Hải quân Mỹ bàn giao. Còn Mexico đang vận hành 6 tàu hộ tống cũ của Mỹ và nay sẽ thêm 2 chiếc nữa.
Trong 4 chiếc Perry sẽ giao cho Đài Loan, có 3 chiếc đang phục vụ trong Hải quân Mỹ. Chiếc Elrod (hoạt động từ năm 1985) sẽ về hưu tháng 1.2015, chiếc Taylor vào tháng 5 và chiếc Gary là tháng 8.2015. Chiếc thứ nhất là USS Carr đã về hưu tháng 3.2013.
Một khi ký xong bàn giao thì thuỷ thủ đoàn nước ngoài có thể nhận tàu ngay tại Mỹ.
Hộ tống hạm lớp Oliver Hazard Perry mang tên lửa điều khiển, chiếc USS Ingraham (FFG 61) đang tập trận với hai tàu chiến của Peru trên Thái Bình Dương ngày 16.9.2014 - Ảnh: Hải quân Mỹ
Chiếc hộ tống hạm Elrod, lớp Oliver Hazard Perry là 1 trong 4 tàu chiến Mỹ sẽ bán cho Đài Loan - Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu hộ tống lớp Oliver Hazard Perry được đưa vào hoạt động từ những năm 1970 như loại tàu hộ tống có giá thành rẻ, trang bị pháo, ngư lôi diệt tàu ngầm, tên lửa phòng không để bảo vệ hạm đội và các tàu đổ bộ. Tàu dài 124 m, ngang 14 m, lượng choán nước 4.200 tấn, tốc độ tối đa 54 km/giờ, tầm hoạt động 8.300 km. Tàu có tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, ngư lôi, súng bắn nhanh chống mục tiêu di động, sàn sau bố trí trực thăng.
Đến đầu thế kỷ 21, Hải quân Mỹ phát triển loại tên lửa đánh chặn tên lửa Standard SM-1 cho các tàu chiến đời mới, phóng bằng các ống phóng thẳng đứng, thì lớp tàu Oliver Hazard Perry không thích ứng để trang bị tên lửa này do tàu chỉ có các ống phóng đặt bên trên tàu.
Trung Quốc đã phản ứng gay gắt quyết định giao 4 tàu hộ tống cũ này của Mỹ cho Đài Loan, khi nói rằng đây là hành động vi phạm thoả thuận ký ngày 17.8.1982 giữa Mỹ và Trung Quốc về việc không vũ trang cho Đài Loan.
Chưa hết, tập đoàn Northrop Grumman còn giành được hợp đồng cung cấp 144 radar pha chủ động cho 144 chiếc tiêm kích F-16A / B của Đài Loan. Loại radar này giúp các chiếc F-16 của Đài Loan có được hệ thống điều khiển và chỉ huy chiến đấu không đối không và không đối đất ngang với hệ thống trên các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 (F-22 và F-35). Trị giá hợp đồng là 308 triệu USD.
Theo Tin Nóng
Đức hỗ trợ tài chính để Israel mua thêm 4 chiếc tàu hộ tống Israel sẽ mua thêm 4 tàu hộ tống của tập đoàn Đức ThyssenKrupp, trị giá 1 tỷ euro và Nhà nước Do Thái sẽ được Chính phủ Đức hỗ trợ một phần giá trong thương vụ này. Tàu lớp Meko. Ảnh minh họa. (Nguồn: wikipedia) "Để đảm bảo an toàn cho khu vực kinh tế ở Địa Trung Hải," Israel sẽ mua thêm...