Tàu hàng trật bánh, đường sắt qua Bình Thuận ngưng trệ gần 4 giờ
Tàu hàng AH1 đang lưu thông bị trật ray khiến tuyến đường sắt Bắc – Nam qua Bình Thuận tê liệt gần 4 giờ.
Đoàn tàu được kéo về ga Sông Phan để khắc phục sự cố trật ray.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Hà Trọng Thắng – Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn cho biết, các đoàn tàu đã lưu thông trở lại bình thường qua khu gian Sông Phan – Sông Dinh sau khi tàu AH1 bị trật ray.
Video đang HOT
Cụ thể, vào khoảng 8h25 sáng 19/6, khi đoàn tàu AH1 kéo 20 container do lái tàu thuộc Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy Sài Gòn điều khiển chạy đến khu gian Sông Phan – Sông Dinh, Km1587 850 bất ngờ bị trật bánh một trục toa xe thứ 7.
“Ngay sau khi phát hiện sự cố, Tổ ứng phó Bình Thuận đã đến hiện trường cứu hộ toa xe, thông tuyến lúc 12h16, giao thông đường sắt trở lại bình thường”, ông Thắng nói.
Trước đó, ngày 24/4, tàu hàng AH1 cũng bị trật ray ở khu gian Sông Phan – Sông Dinh khiến tuyến đường sắt Bắc-Nam bị gián đoạn nhiều giờ liền.
Gỡ vướng nguồn vật liệu xây dựng cao tốc Bắc Nam
Chính phủ cho phép các tỉnh áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản, vật liệu để cung cấp cho các đơn vị xây dựng cao tốc Bắc Nam.
Theo nghị quyết của Chính phủ ngày 16/6, các tỉnh có tuyến cao tốc Bắc Nam đi qua được phép phê duyệt khai thác mỏ vật liệu như đất, đá đã có trong quy hoạch mà không phải qua đấu giá quyền khai thác. Các mỏ đang khai thác được nâng công suất đến 50% mà không phải lập dự án điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường.
Việc cấp phép khai thác mỏ vật liệu không được làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, gây sạt lở lòng sông; kiểm soát chặt khối lượng khoáng sản được khai thác để cung cấp cho các dự án cao tốc Bắc Nam.
Công trường thi công cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45. Ảnh: Anh Duy.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tại hai dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Dầu Giây - Phan Thiết, tổng nhu cầu đất đắp nền gần 11 triệu m3, tuy nhiên các mỏ đất ở Bình Thuận và Đồng Nai đã cấp phép đều không đáp ứng nhu cầu.
Tại dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết, theo Ban quản lý dự án 7 (chủ đầu tư), hiện có hơn 3,5 triệu m3 vật liệu đắp nền đủ điều kiện cung cấp, còn thiếu hơn 5,5 triệu m3. Nếu tính cả trữ lượng của 6 mỏ đang làm thủ tục cấp phép (khoảng 4,1 triệu m3) thì dự án vẫn còn thiếu 1,4 triệu m3.
Theo tiến độ, tháng 10 năm nay hai dự án sẽ hoàn thiện nền đường để hoàn thành vào năm sau. Tuy nhiên, các nhà thầu cho rằng với thực trạng vật tư khan hiếm thì không thể đáp ứng tiến độ.
Tương tự, dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 cần khoảng 6 triệu m3 khối đất, trong khi đó các mỏ đã cấp phép khai thác trên địa bàn chỉ có công suất 1,9 triệu m3/năm; dự án Cam Lộ - La Sơn cần 1,8 triệu m3 nhưng các mỏ đã cấp phép đang khai thác chỉ cung cấp hơn 400.000 m3.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Chính phủ có biện pháp tháo gỡ nguồn nguyên liệu cho tuyến cao tốc, đồng thời Bộ đề nghị các tỉnh quan tâm, ưu tiên tạo mọi điều kiện để đẩy nhanh tiến độ, hoàn tất điều kiện, thủ tục còn thiếu cho các mỏ.
'Gõ cửa từng nhà' tìm người về từ TP HCM Long An, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu... "gõ cửa từng nhà" yêu cầu người dân về từ TP HCM khai báo y tế, cách ly để phòng Covid-19 xâm nhập. Trưa 7/6, đoàn công tác UBND phường 3 (TP Tân An, Long An) gồm Phó chủ tịch, cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ... đến Khu phố 3 gõ cửa...