Tàu hàng nước ngoài đầu tiên cập cảng Ukraine kể từ xung đột bùng phát
Một tàu có gắn cờ nước ngoài đã tới Ukraine vào ngày 6/8 vừa qua. Đây là tàu nước ngoài đầu tiên cập cảng Ukraine kể từ khi giao tranh nổ ra trong tháng 2.
Tàu hàng thương mại đầu tiên từ Istanbul tới Ukraine dưới Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Ảnh: Reuters
Tàu này được cho là sẽ mang theo ngũ cốc của Ukraine ra thị trường nước ngoài.
Dẫn phát biểu của Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakovn ngày 7/8, hãng Reuters đưa tin tàu hàng Fulmar S gắn cờ Barbados – một quốc gia Caribe – đang ở cảng Chormomorsk của Ukraine.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo các cảng của chúng tôi có thể tiếp nhận và quản lý nhiều tàu hàng hơn. Cụ thể, chúng tôi có kế hoạch đạt mức tiếp nhận ít nhất 3 đến 5 tàu mỗi ngày kéo dài trong 2 tuần”, Bộ trưởng Kubrakov đăng trên tài khoản Facebook.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết việc nối lại hoạt động xuất khẩu trở lại mang tín hiệu tích cực, song ông nhấn mạnh rủi ro an ninh vẫn còn.
Theo Bộ trưởng Kubrakov, Ukraine muốn đạt mục tiêu cuối cùng là khả năng xuất khẩu 3 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng từ các cảng quanh Biển Đen.
“Sự kiện này là một tín hiệu thị trường quan trọng cho thấy thương vụ vận chuyển ngũ cốc là một cơ hội kinh doanh an toàn và có lợi nhuận cho các chủ tàu quay trở lại các cảng của Ukraine”, nhà quan chức lý giải.
Hiện khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc từ vụ mùa năm ngoái vẫn tồn trong các kho dự trữ ở Ukraine.
Cùng ngày, Bộ trưởng Kubrakov thông báo thêm nhóm tàu thứ hai chở nông sản đã rời cảng ở Biển Đen, như một phần trong thỏa thuận không cản trở hoạt động xuất khẩu bằng đường biển của Ukraine. Ông Kubrakov xác nhận 4 tàu gồm Mustafa Necati, Star Helena, Glory và Riva Wind chở gần 170.000 tấn ngũ cốc.
Trước đó, nhóm 4 tàu đầu tiên đã rời Ukraine hồi tuần trước theo thỏa thuận khung ký giữa Ukraine, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc. Ngày 6/8, Đại sứ quán Ukraine tại Liban thông báo chuyến hàng ngũ cốc đầu tiên của Ukraine sẽ không đến thành phố cảng Tripoli, miền Bắc Liban, đúng như kế hoạch. Người phát ngôn Đại sứ quán Ukraine ở Liban cũng cho biết hiện không có bất kỳ thông tin nào về nguyên nhân tàu hàng chậm cập bến.
Trước khi xảy ra xung đột, Nga và Ukraine là hai nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu, chiếm khoảng 1/3 lượng lúa mì cung cấp cho thị trường thế giới.
Nga để ngỏ khả năng cắt giảm xuất khẩu ngũ cốc
Nga có thể hạ dự báo xuất khẩu ngũ cốc trong vụ mùa từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023 từ mức 50 triệu tấn hiện nay nếu sản lượng thu hoạch không đạt mục tiêu 130 triệu tấn.
Thông tin trên được Bộ Nông nghiệp Nga đưa ra ngày 5/8.
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bộ trên, tốc độ thu hoạch vụ mùa ở Nga - nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, hiện chậm hơn so với dự kiến, do mùa Xuân lạnh khiến việc bắt đầu vụ mùa chậm, cũng như ảnh hưởng của mưa và thiếu phụ tùng thiết bị nông nghiệp nước ngoài.
Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev khẳng định những điều này đang khiến Nga có thể không đạt được mục tiêu thu hoạch 130 triệu tấn ngũ cốc mà Tổng thống Vladimir Putin đưa ra hồi tháng 5. Nếu điều này xảy ra, Nga có thể phải điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến thị trường ngũ cốc toàn cầu. Cũng theo Bộ Nông nghiệp Nga, chính những bất thường của khí hậu và các vấn đề logistics đã gây thêm nguy cơ đối với an ninh lương thực thế giới trong vụ mùa hiện nay. Nga chủ yếu cung cấp ngũ cốc cho các nước ở châu Phi và Trung Đông.
Các nước phương Tây đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Động thái này gây ảnh hưởng đến việc thanh toán cũng như các vấn đề logistics đối với các nhà xuất khẩu ngũ cốc của Nga, cũng như làm hạn chế nguồn cung phụ tùng các trang thiết bị do phương Tây sản xuất. Về phần mình, Nga đã giảm lượng cung cấp khí đốt đối với các nước châu Âu.
Tàu hàng xuất khẩu ngũ cốc đầu tiên của Ukraine hoãn cập cảng Liban Đại sứ quán Ukraine tại Liban ngày 6/8 thông báo chuyến hàng ngũ cốc đầu tiên của Ukraine kể từ sau khủng hoảng sẽ không đến thành phố cảng Tripoli, miền Bắc Liban, trong ngày 7/8 như kế hoạch. Tàu Razoni mang cờ Sierra Leone, chở 26.000 tấn ngô, trên đường tới Tripoli, Liban ngày 3/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin AFP, thông...