Tàu Hải quân Mỹ nhận lệnh tự cách ly trên biển 14 ngày vì Covid-19
Hải quân Mỹ yêu cầu tất cả các tàu từng tới thăm các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương tự cách ly và ở lại trên biển 14 ngày để theo dõi.
“Một cách thận trọng, Hạm đội Thái Bình Dương đang triển khai các biện pháp ngăn chặn các thủy thủ không bị nhiễm Covid-19 và giám sát các thủy thủ từng đến những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao“, phát ngôn viên Hải quân Mỹ James Adam cho hay.
Ông này khẳng định cho tới hiện tại, không một dấu hiệu nào cho thấy bất cứ thủy thủ nào của hải quân Mỹ nhiễm bệnh, dù vậy vẫn cần thận trọng.
Hải quân Mỹ yêu cầu các tàu chiến từng tới thăm các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương tự cách ly để tránh dịch. (Ảnh: CNN)
“ Sức khỏe, phúc lợi của các thủy thủ, người dân và gia đình của họ là tối quan trọng. Nỗ lực của chúng tôi tập trung vào việc phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này nếu có”, ông Adam nhấn mạnh.
Theo CNN, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương John Aquilino đã ban hành hướng dẫn cho các tàu hải quân khởi hành từ các nước ở Thái Bình Dương “ở lại trên biển ít nhất 14 ngày trước khi tới một cảng khác để theo dõi các thủy thủ có bất cứ triệu chứng nào của virus corona chủng mới”.
Yêu cầu các tàu tự cách ly là bước đi mới nhất của Lầu Năm Góc trong nỗ lực bảo vệ lực lượng trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan tới 43 quốc gia, vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc, ảnh hưởng tới các hoạt động quân sự của Mỹ ở châu Á, Trung Đông và châu Âu.
Washington và Seoul quyết định hoãn cuộc tập trận chung thường niên dự kiến vào tháng 3 do lo ngại về đợt bùng phát Covid-19 chóng mặt tại Hàn Quốc. Mỹ xác nhận 2 binh sỹ của lực lượng đồn trú tại Hàn Quốc dương tính với Covid-19.
Hôm 26/2, Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương Mỹ hạn chế các chuyến đi không cần thiết đến Hàn Quốc của hạn chế các chuyến đi không cần thiết của quân nhân, nhà thầu quân sự, nhân viên Bộ Quốc phòng. Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ giám sát các hoạt động ở Trung Đông cũng có động thái tương tự.
Tại căn cứ quân sự Mỹ ở Italy – một ổ dịch mới ở châu Âu với hơn 600 ca nhiễm bệnh, quân nhân Mỹ được khuyến cáo ngừng tiếp cận các trường học, cơ sở chăm sóc trẻ em, phòng tập thể dục và một số tòa nhà công cộng khác. Quân đội Mỹ cũng đang xem xét các hạn chế tương tự ở các căn cứ khác tại châu Âu.
Video: Tàu Nga mang tên lửa cập cảng Cuba, Mỹ theo dõi nhất cử nhất động
SONG HY (Nguồn: CNN)
Theo vtc.vn
Mỹ ngày càng đối đầu quyết liệt với Trung Quốc ở Biển Đông
Hải quân Mỹ trong năm 2019 đã tiến hành nhiều chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông hơn bất kỳ năm nào kể từ khi Mỹ bắt đầu các chiến dịch như vậy nhằm thách thức đòi hỏi chủ quyền tham lam và phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông kể từ năm 2015. Thực tế này cho thấy, Mỹ ngày càng đối đầu quyết liệt với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ ngày càng đối đầu quyết liệt với Trung Quốc ở Biển Đông
Hải quân Mỹ đã tiến hành 7 chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông trong năm ngoái. Đây là con số kỷ lục theo ghi chép của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Chiến dịch tự do hàng hải được phát động để thách thức các đòi hỏi chủ quyền tham lam và vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Chiến dịch này đã khiến Mỹ cùng với các đồng minh đối đầu quyết liệt với Trung Quốc.
Theo chiến dịch tự do hàng hải, Mỹ cho các tàu chiến của mình đi vào các khu vực thuộc phạm vi 12 hải lý so với các đảo và cấu trúc mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền một cách phi lý. Những chuyến tuần tra của các tàu chiến Mỹ là nhằm để phát đi thông điệp khẳng định Mỹ xem các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là thái quá và phi lý.
Đến nay, Trung Quốc luôn phản ứng một cách tức giận trước các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ nhưng các động thái của Mỹ chưa khiến Trung Quốc phải chùn bước trong mục tiêu đòi độc chiếm Biển Đông.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã bắt đầu tiến hành chiến dịch tự do hàng hải năm 2015. Trong năm đầu tiên này, Mỹ thực hiện 2 chiến dịch tự do hàng hải. Năm 2016, Mỹ tiến hành 3 chiến dịch như vậy. Đến thời Tổng thống Trump, Mỹ đã tăng cường thực hiện chiến dịch tự do hàng hải với 6 chiến dịch năm 2017 và 5 chiến dịch năm 2018.
Trung Quốc liên tục kêu gọi quân đội Mỹ ngừng ngay các hoạt động phô trương sức mạnh ở Biển Đông.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang ngang nhiên đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông - một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.
Trung Quốc đã và đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông. Trong một động thái làm đẩy cao căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc gần đây liên tiếp cho triển khai vũ khí, trong đó có các tên lửa, đến các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Khi Trung Quốc leo thang các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Mỹ cũng đã gia tăng áp lực với Trung Quốc bằng những lời chỉ trích, lên án công khai cùng với các hoạt động quân sự. Mỹ liên tục cho các tàu chiến đến khu vực phạm vi 12 hải lý so với những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông để thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý và tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Kiệt Linh
Theo vnmedia.vn
Bí mật quân sự: Siêu tàu ngầm của Nga có thể khiến Mỹ choáng Ấn phẩm Forbes của Mỹ viết rằng, tàu ngầm mới nhất của Nga B-274 Petropavlovsk-Kamchatsky không giống bất kỳ tàu ngầm nào khác của Mỹ. Tàu ngầm mới nhất của Nga B-274 Petropavlovsk-Kamchatsky. Theo tác giả bài báo, sự khác biệt chính của tàu ngầm là động cơ điện diesel, bao gồm pin axit-chì loại được gia cố và máy phát điện diesel...