Tàu hải giám Trung Quốc lại xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư
Trung Quốc đã điều tàu hải giám đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 27.1 sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh căng thẳng Nhật – Trung với quan hệ Anh – Đức trước Thế chiến thứ nhất vài ngày trước đó.
Tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 4.2013 – Ảnh: AFP
Vào khoảng 9 giờ sáng (giờ địa phương), tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng biển nằm cách một trong số những đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 22 km, AFP dẫn thông báo của tuần duyên Nhật.
Động thái này của Bắc Kinh diễn ra vào thời điểm ông Abe đang có mặt New Delhi, thủ đô Ấn Độ, để ký kết các kế hoạch tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, bao gồm việc gia tăng tần suất tập trận chung trên biển giữa quân đội hai nước.
Video đang HOT
Giới quan sát cho biết chuyến thăm Ấn Độ ba ngày của thủ tướng Nhật được phía Trung Quốc theo dõi sát sao.
Ông Abe được cho là đã đưa ra bình luận cho rằng căng thẳng hiện tại giữa Nhật Bản và Trung Quốc giống với quan hệ của Anh và Đức trước Thế chiến thứ nhất.
Theo TNO
Tàu chiến Trung Quốc tiến vào vùng tranh chấp với Malaysia
Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây hấn tại biển Đông khi điều 3 tàu hải quân tuần tra bãi đá James (Trung Quốc gọi là bãi ngầm Tăng Mẫu), khu vực vốn đang có tranh chấp với Malaysia, vào ngày 26.1.
Tàu chiến Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã cho biết đội tàu nói trên gồm Trường Bạch Sơn, tàu đổ bộ lớn nhất Trung Quốc, và 2 tàu khu trục.
"Trong một buổi lễ diễn ra ở khu vực bãi đá ngầm Tăng Mẫu, binh sĩ và sĩ quan trên các con tàu này đã thề quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước", Tân Hoa xã cho biết.
Tân Hoa xã còn nói thêm rằng Jiang Weilie, chỉ huy đội tàu, "đã thúc giục binh sĩ và các sĩ quan phải luôn sẵn sàng chiến đấu, nâng cao khả năng chiến đấu và giúp xây dựng đất nước trở thành một thế lực trên biển".
Bãi đá James/Tăng Mẫu cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chừng 80 km.
Vị trí này là điểm tận cùng phía nam của bản đồ "đường lưỡi bò" phi lý do Bắc Kinh đơn phương vạch ra trên biển Đông, cách bờ biển Brunei chưa đầy 200 km, trong khi cách bờ biển phía nam Trung Quốc đến 1.800 km.
Được biết, vào tháng 3.2013, Malaysia đã lên tiếng phản đối việc 4 tàu hải quân Trung Quốc đi vào bãi đá James/Tăng Mẫu. Các thủy thủ trên tàu Trung Quốc lần đó được cho là đã bắn chỉ thiên khi đang ở trong khu vực bãi đá.
Một tháng sau, một tàu hải giám Trung Quốc đã quay lại bãi đá James/Tăng Mẫu để đóng cột thép nhằm khẳng định chủ quyền, theo Reuters.
Theo TNO
Hàng không Nhật ngừng khai báo khi bay qua vùng phòng không Trung Quốc Các hãng hàng không Nhật Bản vào ngày 27.11 tuyên bố đã ngừng tuân theo quy định phải khai báo khi bay vào vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc theo yêu cầu của Bắc Kinh. Các hãng hàng không Nhật vào ngày 27.11 tuyên bố ngừng tuân theo quy định khai báo khi bay vào vùng phòng không mới của...