Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập bãi Hải Sâm
Trung Quốc vừa điều 7 tàu hải cảnh xâm nhập trái phép bãi Hải Sâm nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN.
Bãi Hải Sâm nhìn từ vệ tinh – Ảnh: NASA
Ngày 2.3, Reuters dẫn lời giới chức Philippines cho biết trong thời gian gần đây, đã có ít nhất 7 tàu đến bãi đá Hải Sâm, chặn đường vào và xua đuổi tàu cá nước khác ra khỏi khu vực.
“Điều này rất đáng báo động. Rõ ràng là hành động đó gây cản trở quyền tự do hàng hải”, một quan chức Philippines tên Eugenio Bito-onon Jr. phát biểu.
Theo lời một số ngư dân Philippines, một tàu cá nước này mắc cạn trong bãi Hải Sâm trong khi các tàu khác bị tàu Trung Quốc đuổi theo và ngăn cản. Bên cạnh đó, không quân Philippines xác nhận sự hiện diện của ít nhất 4 tàu hải cảnh Trung Quốc tại bãi Hải Sâm. “Chúng tôi vẫn đang đánh giá thông tin. Chúng tôi biết có tàu Trung Quốc hiện diện ở khu vực và đang tìm hiểu liệu chúng có ở đó thường trực hay không”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên quân đội Restituto Padilla cho hay.
Video đang HOT
Khi được hỏi về vấn đề trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố nước này điều tàu đến bãi Hải Sâm để “lai dắt con tàu mắc cạn của Philippines và đã rời khỏi khu vực”. Ông này cũng vẫn ngang ngược tuyên bố Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với bãi Hải Sâm.
Cũng trong hôm qua 2.3, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter gọi thẳng những hành động vừa qua của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó có triển khai tên lửa phi pháp đến đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN, là “hung hăng”. “Trung Quốc không nên theo đuổi việc quân sự hóa tại Biển Đông. Những hành động cụ thể sẽ hứng chịu những hậu quả cụ thể”, ông Carter tuyên bố.
Lãnh đạo Lầu Năm Góc cho biết thêm quân đội Mỹ đã tăng cường lực lượng tại châu Á – Thái Bình Dương và sẽ chi 425 triệu USD tới năm 2020 cho các cuộc tập trận và huấn luyện quân sự tăng cường với các nước trong khu vực.
Cùng ngày, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris thông báo trong năm nay nước này sẽ tập trận chung với Ấn Độ và Nhật Bản tại vùng biển phía bắc Philippines kế cận Biển Đông. Ông cũng ca ngợi Ấn Độ đã giải quyết trong hòa bình tranh chấp chủ quyền với các láng giềng ở Ấn Độ Dương “trong khi có những quốc gia lại bắt nạt nước khác bằng chèn ép và cưỡng bách”, theo Reuters.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Việt Nam cảnh báo tình trạng quân sự hoá Biển Đông đặc biệt lo ngại
Việt Nam hôm nay phản đối mạnh mẽ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời khẳng định tình trạng quân sự hoá Biển Đông đặc biệt đáng lo ngại.
Hai khẩu đội tên lửa HQ-9 bố trí trên bờ biển đảo Phú Lâm được vệ tinh phát hiện vào tuần trước. Ảnh: Fox News
"Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, thúc đẩy quân sự hoá ở Biển Đông, mà còn đe doạ đến hoà bình, ổn định ở khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm nay trả lời câu hỏi của VnExpress về thông tin Trung Quốc điều chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, đặt hệ thống radar ở một số cấu trúc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Diễn biến gần đây ở khu vực, đặc biệt là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy nguyên trạng khu vực đang bị phá vỡ, đặc biệt đáng lo ngại hơn là tình trạng quân sự hoá ở Biển Đông", người phát ngôn cho biết thêm.
Ông Bình cho rằng đây là hai diễn biến hết sức đáng lo ngại, ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không của khu vực.
Người phát ngôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì, hoà bình ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Ngày 17/2, báo chí Mỹ đưa tin Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp đó, tình báo Mỹ ghi nhận sự hiện diện của các chiến đấu cơ Thẩm Dương J-11 và Tây An JH-7 trên đảo Phú Lâm. Ngày 23/2, Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết những hình ảnh chụp vào cuối tháng một cho thấy Bắc Kinh có thể đã bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép.
Động thái điều chiến đấu cơ, tên lửa, radar gần đây của Trung Quốc ra các đảo chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa vấp phải sự phản đối của nhiều nước. Mỹ lên án Trung Quốc đang quân sự hoá Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, trong khi Nhật yêu cầu nước này giải thích rõ ràng về hành động điều tên lửa. Australia, New Zealand cũng đồng loạt kêu gọi Trung Quốc ngừng quân sự hoá Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tên lửa - vũ khí dọn đường cho tham vọng Trung Quốc ở Biển Đông Giàn tên lửa HQ-9 trên Hoàng Sa thể hiện toan tính quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, đe dọa trực tiếp lợi ích của các nước trong khu vực. Trung Quốc bắn tên lửa HQ-9 trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Chinamil Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa tên lửa phòng không HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng...