Tàu hải cảnh Trung Quốc hăm dọa thế nào cũng phải đi biển
Tuy vẫn chưa hết lo sau khi bị tàu hải cảnh Trung Quốc bắn bể kính và bóng đèn, nhưng các ngư dân tàu cá QNa 91865 vẫn quyết tâm vay tiền, sửa chữa lại tàu cá tiếp tục chuyến biển sắp tới trên ngư trường truyền thống của mình.
Ngày 19/3, chúng tôi về xã Tam Hải để gặp ngư dân Trần Sinh – chủ tàu cá QNa 91865 vừa tố bị tàu hải cảnh Trung Quốc mang biển số 46101 bắn đạn bi sắt làm vỡ kính và bóng đèn tàu của ông.
Ngư dân Trần Sinh (SN 1957, trú tổ 2, xã Tam Hải, Núi Thành) kể lại, ngày 1/3, tàu cá QNa 91865 do ông làm thuyền trưởng cùng 13 thuyền viên khác rời cảng lên đường ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa đánh bắt hải sản.
Vết đạn bi sắt bắn bể kính tàu cá QNa 91865
Đến khoảng 14h ngày 5/3, tàu cá trên đang ở tọa độ 150 Vĩ Bắc – 1110 15′ Kinh Đông, thuộc quần đảo Hoàng Sa thì xuất hiện một tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 46101. Lúc này, tàu hải cảnh Trung Quốc dùng loa phát thanh nói toàn tiếng Trung Quốc mà anh em thuyền viên trên tàu không hiểu.
Khi tàu của ông Sinh tiếp tục đi tìm ngư trường thì tàu hải cảnh Trung Quốc phát thanh bằng tiếng Việt yêu cầu tàu cá của ông Sinh quay lại tọa độ 260, nếu chạy ra thì sẽ bị bắn bể tàu. Khi ông Sinh cho tàu cá quay đầu lại thì tàu hải cảnh này tiến lại áp sát và va chạm mạnh vào mạn tàu cá của ông.
“Tôi điều khiển cho tàu đi hướng khác thì khoảng 4-5 người trên tàu hải cảnh Trung Quốc chụp ảnh, quay phim và dùng đạn bi sắt bắn vào tàu cá của tôi. Lúc này các thuyền viên trên tàu đã đóng kín cửa, núp vào trong còn tôi thì điều khiển tàu cá bỏ chạy. Vài giờ sau khi truy đuổi, tàu hải cảnh trên không đuổi theo nữa”, ông Sinh kể.
Ngư dân tiếp tục sửa chữa những bóng đèn bị hỏng để vươn khơi
Ngay khi tàu hải cảnh bỏ đi, ông Sinh và các thuyền viên trên tàu ra kiểm tra thì nhiều hạt đạn bi sắt găm vào mạn tàu và cửa kính bị bể, 12 cái bóng đèn bị vỡ, mỗi cái bóng đèn giá 500 ngàn đồng.
Dù bị tàu hải cảnh Trung Quốc bắn hỏng một số ngư cụ và cửa kính nhưng các ngư dân tàu cá QNa 91865 vẫn quyết định khắc phục tại chỗ, thay thế bóng đèn dự phòng và tiếp tục bám biển, không quay trở vào ngay.
Ông Sinh cho biết, sau khi sự việc xảy ra, ông đã thông báo tình hình với các tàu bạn đang đánh bắt ở gần biết nhưng không báo về nhà vì sợ người thân lo lắng và đồn đoán lung tung không hay.
Theo ông Sinh, do chuyến biển tốn nhiều thời gian và bị tàu Trung Quốc tấn công nên tàu của ông tổn thất gần 100 triệu đồng nhưng chỉ bán được 30 triệu đồng tiền cá nên thua lỗ nặng. Hiện ông và các anh em thuyền đang sửa chữa lại các thiệt hại này để tiếp tục vươn khơi bám biển.
Một ngư dân cùng góp vốn đầu tư vào tàu cá QNa 91865 là ông Võ Lực cho biết, ông và ông Sinh vừa góp vốn mua tàu cá này 1,6 tỷ đồng, năm vừa rồi đánh bắt hải sản cũng có thu chút ít. Năm nay, vừa đi chuyến biển đầu tiên thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc dùng súng bắn vỡ cửa kính, bóng đèn làm cho tàu cá thiệt hại nặng.
Video đang HOT
Ông Lực nói dù cho hải cảnh Trung Quốc có hăm dọa thế nào đi nữa thì ông cũng phải đi biển, bám ngư trường vì đây là ngư trường truyền thống của ngư dân ở đây từ ngàn xưa đã đánh bắt rồi. Ông cũng mong các lực lượng thực thi thường xuyên tuần tra giúp đỡ ngư dân yên tâm đánh bắt hải sản.
Để các ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền, ngày 19/3, Chủ tịch xã Tam Hải ông Trần Ngọc Hữu và chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên các ngư dân trên tàu cá bị nạn trên và hỗ trợ 1 triệu đồng cho ngư dân tàu cá QNa 91865.
Ông Hữu nói với các ngư dân trên tàu: “Mong anh em sớm lấy lại tinh thần, khẩn trương sửa chữa tàu cá và tiếp tục vươn khơi bám biển. Xã sẽ có đơn đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra và cương quyết phản đối hành động ngang ngược của tàu Trung Quốc”.
Công Bính
Theo Dantri
'Lộ diện' tàu vỏ thép mạnh nhất Đà Nẵng, đánh bắt hải sản ở Trường Sa, Hoàng Sa
Tàu cá vỏ thép công suất mạnh nhất tại Đà Nẵng dài 26m, rộng 7,1m; có thể hoạt động gần 1 tháng trên biển; tổng vốn đầu tư trên 17 tỉ đồng; chuyên đánh bắt hải sản ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.
Tàu cá vỏ thép có công suất lớn nhất Đà Nẵng hiện nay với 940CV - Ảnh: Nguyễn Tú
Sáng 18.3 tại Công ty CP Đóng tàu Bảo Duy, D12-13-14 âu thuyền Thọ Quang, P.Nại Hiên Đông, Q.Sơn Trà TP.Đà Nẵng diễn ra lễ hạ thủy tàu cá vỏ thép công suất mạnh nhất tại Đà Nẵng.
Tàu dài 26m, rộng 7,1m, cao mạn 3,3m, mớn nước 2,6m, lượng choán nước 195 tấn, chứa lượng nhu yếu phẩm cho 15 ngư dân hoạt động liên tục trong 20 ngày.
Máy chính Mitsubishi S6R - MPTK công suất 940CV, vòng quay máy chính 1.800 rpm, tốc độ 10 hải lý/giờ và hiện là tàu cá vỏ thép có công suất máy lớn nhất hiện nay tại Đà Nẵng.
Đặc biệt, toàn bộ thân vỏ tàu được làm từ thép tấm đóng tàu cấp A nhập từ Nhật Bản, sức mạnh đánh bắt của tàu còn ở hệ thống thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc như radar có thể quét tìm ngư trường xung quanh tàu với bán kính 15 hải lý, hệ thống điện thoại MF/HF liên lạc trực tiếp với bờ ở khoảng cách 400 hải lý.
Ông Lý Tiết Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty CP Đóng tàu Bảo Duy cho hay, đây là tàu cá vỏ thép của ông Trần Văn Liên (ngụ thôn Tân An, xã Bình Minh, H.Thăng Bình, Quảng Nam) được vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ, tàu có vốn đầu tư 17,1 tỉ đồng, trong đó ông Liên được vay ngân hàng 95%.
Tàu hoàn thành trong thời gian kỷ lục 5 tháng, sớm hơn 1 tháng so với hợp đồng.
Chủ tàu Trần Văn Liên chia sẻ: "Ở Hoàng Sa, Trường Sa tiềm năng hải sản rất lớn, nhưng những năm gần đây thời tiết khó lường, bão đổ bộ ảnh hưởng đánh bắt, tình hình tranh chấp biển đảo phức tạp, tàu nước ngoài đâm va. Bản thân tôi với tàu gỗ công suất nhỏ, đánh bắt trên vùng biển xa, mỗi lần vươn khơi là mỗi lần lo toan suy nghĩ về tính mạng và tài sản anh em thuyền viên nên luôn mơ ước có tàu to hơn, lớn hơn. Nghị định 67 đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, giúp ngư dân có điều kiện đóng tàu lớn.
Tàu mang số hiệu QNa 94679, cao mạn 3,3m - Ảnh: Nguyễn Tú
Toàn thân bằng thép tấm cấp A nhập khẩu từ Nhật Bản - Ảnh: Nguyễn Tú
Thân tàu chịu được sóng gió cấp 8-9 - Ảnh: Nguyễn Tú
Khoang cá, nhu yếu phẩm, nước ngọt và nhiên liệu đủ cho 15 ngư dân hoạt động liên tục 20 ngày - Ảnh: Nguyễn Tú
Cabin 2 tầng phía sau tàu - Ảnh: Nguyễn Tú
Khoang chứa cá dùng công nghệ ướp đông, bảo quản hiện đại - Ảnh: Nguyễn Tú
Các giàn cẩu lớn cho nghề lưới chụp
Hệ thống giàn giáo phía sau tàu - Ảnh: Nguyễn Tú
Giàn đèn thu hút hải sản - Ảnh: Nguyễn Tú
Ông khói, phao cứu sinh - Ảnh: Nguyễn Tú
Lực lượng kỹ thuật kiểm tra máy móc lần cuối trước khi hạ thủy - Ảnh: Nguyễn Tú
Hệ thống trang thiết bị hiện đại dò tìm ngư trường - Ảnh: Nguyễn Tú
Phòng ngủ thuyền viên sàn gạch men, lót ván gỗ - Ảnh: Nguyễn Tú
Cabin đồng thời là phòng thuyền trưởng - Ảnh: Nguyễn Tú
Nguyễn Túthực hiện
Theo Thanhnien
Ký ức hải chiến Gạc Ma và chuyện tàu Trung Quốc cướp phá tàu cá Việt Nam Những ký ức không thể quên về trận chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988; tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm, cướp phá; chuyện trao nhầm con 42 năm trước ở Hà Nội; cưỡng chế phá dỡ công trình 8B Lê Trực;... là những hình ảnh đáng chú ý tuần qua. Là một trong những cựu binh sống sót trở về năm ấy,...