Tàu Dragon rời bệ phóng vào ngày 7.10
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng Công ty tư nhân SpaceX của Mỹ và các đối tác quốc tế đã quyết định sẽ thực hiện chuyến bay tàu vũ trụ Dragon thứ hai đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và cũng là chuyến bay thương mại đầu tiên của SpaceX vào ngày 7.10 này.
Theo thông báo từ website của NASA ngày 3.10, tàu vũ trụ vận tải Dragon mang theo hàng hóa đến tiếp tế cho ISS, dự kiến sẽ rời bệ phóng tại Căn cứ Không quân Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ) vào lúc 20 giờ 35 phút ngày 7.10 (giờ địa phương).
Vào hôm 3.10, tàu Dragon được đặt trên tên lửa đẩy Falcon 9 đã được di chuyển ra bệ phóng không gian Phức hợp 40 để chuẩn bị cho sứ mệnh trên. Theo dự kiến tàu sẽ đến ISS sau ba ngày bay.
Tàu Dragon trong chuyến bay đến ISS hồi tháng 5 qua – Ảnh: NASA
Đây sẽ là chuyến đầu tiên trong tổng số 12 chuyến bay thương mại của tàu Dragon tới ISS do SpaceX thực hiện, theo hợp đồng cung cấp hàng hóa (CRS) ký kết hồi năm 2008 của công ty này với NASA.
Video đang HOT
Trước đó, theo nhà quản lý Charles Bolden của NASA, sau chuyến bay đầu tiên đến ISS vào cuối tháng 5 qua đạt được thành công trọn vẹn, hiện SpaceX đã được chứng nhận có khả năng cung cấp một con tàu vận tải mang hàng hóa đến ISS.
Được biết, hôm 31.5, sau hành trình kéo dài 9 ngày, tàu Dragon đã trở về trái đất thành công khi đáp an toàn xuống Thái Bình Dương, kết thúc sứ mệnh lịch sử của con tàu tư nhân đầu tiên bay đến ISS.
Chuyến bay thử nghiệm này đã giúp SpaceX, thuộc sở hữu của công ty tỉ phú internet Elon Musk, mở ra một chương mới trong việc khám phá vũ trụ với sự tham gia của các công ty, tổ chức tư nhân.
Đồng thời, tàu Dragon cũng đã lấp vào khoảng trống trong chương trình không gian Mỹ, với việc giúp nước này khôi phục lại các chuyến bay vũ trụ, mà trước mắt là vận chuyển hàng hóa đến ISS, sau khi đội tàu con thoi Mỹ hết hạn sử dụng vào năm ngoái.
Ngoài việc hợp đồng với NASA thực hiện 12 chuyến bay đến cung cấp hàng hóa cho ISS, SpaceX còn có kế hoạch phát triển con tàu Dragon trở thành tàu vũ trụ có người lái để bay đến ISS trước năm 2015, nhằm cạnh tranh với Nga, nước đang giữ độc quyền trong việc đưa người lên không gian bằng tàu Soyuz.
Hiện mỗi chỗ ngồi trên tàu Soyuz mà NASA phải trả cho phía Nga là 63 triệu USD.
Theo TNO
Phóng thành công vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam
Năm vê tinh siêu nhỏ CubeSat, bao gôm F1 của Viêt Nam, đã được phóng thành công vào quỹ đạo vào đêm 4.10 (giờ VN).
Trong sô 5 vê tinh siêu nhỏ trên, hai vê tinh của Nhât là RAIKO và WE-WISH được phóng vào 9 giờ 37 phút (giờ Viêt Nam), còn vê tinh F1 (Viêt Nam), TechEdSat (Mỹ) và FITSAT-1 (Nhât) được phóng vào lúc 10 giờ 44 phút (giờ Viêt Nam).
Mô hình cánh tay robot với thiêt bị phóng J-SSOD ở phân đâu phóng 5 vê tinh CubeSat vào quỹ đạo từ trạm ISS - Ảnh: NASA
Từ Trạm Vũ trụ Quôc tê (ISS), phi hành gia người Nhât Akihiko Hoshide đã điêu khiển cánh tay robot có gắn thiêt bị phóng vê tinh nhỏ J-SSOD đê phóng ông chứa 5 vê tinh siêu nhỏ vào quỹ đạo.
Trước đây, đê phóng các vê tinh nhỏ vào quỹ đạo, các phi hành gia phải tự mình bước ra ngoài không gian, theo đài phát thanh tin tức không gian AMSAT (Mỹ). Vì vây, viêc dùng cánh tay robot và thiêt bị phóng J-SSOD giúp tăng sô lượng vê tinh trong môi lân phóng.
Các vê tinh siêu nhỏ CubeSat có thê tôn tại khoảng 5 tháng ngoài không gian trước khi bị đôt cháy trong tâng khí quyên Trái đât.
Được biết, vệ tinh F-1 do Phòng nghiên cứu không gian FSpace, Đại học FPT chế tạo, được đưa lên ISS vào ngày 27.7 bằng tàu vận tải không người lái của Nhật HTV-3, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc chế tạo vệ tinh của Viêt Nam.
Theo TNO
Tàu ATV-3 giúp ISS tránh mảnh vỡ không gian Tàu vận tải vũ trụ không người lái của châu Âu ATV-3 vào hôm 26.9 đã bị hoãn việc rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đến ít nhất là ngày 28.9, để ở lại giúp ISS tăng độ cao quỹ đạo nhằm tránh sự nguy hiểm của mảnh vỡ không gian. "Quỹ đạo của trạm sẽ được điều chỉnh nhờ vào...