Tàu đổ bộ TQ làm gì gần bờ biển Syria?
Tuần trước, có tin nói rằng Trung Quốc có thể phái tàu đô bô lớn Tỉnh Cương Sơn đến bờ biển Syria.
Tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc có lượng choán nước tới 26.000 tấn.
Nếu thông tin này được xác nhận, thì đây sẽ là một sự thay đổi lớn của Trung Quốc liên quan đến các cuộc xung đột cục bô với sự tham gia của Mỹ. Có lẽ, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ làm như Nga, tức là sẽ sử dụng hạm đội của mình để chứng minh sự hiện diện, giành sự ủng hô chính trị và cung cấp các thứ hàng tiêp tê cho các nước đồng minh đang bị phương Tây gây sức ép. Đó là ý kiên của chuyên gia Nga Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ.
Không thê loại trừ khả năng, trong tương lai, các hoạt động tương tự của Trung Quốc sẽ được thực hiện cùng với Nga. Và các cuôc tâp trân hải quân Nga-Trung quy mô lớn trong những năm gân đây nhằm tâp luyên hoạt đông theo kịch bản như vậy.
Trước đây, Trung Quốc đã phái một tàu chiến đến khu vực xung đột. Năm 2011, tàu khu trục tên lửa Từ Châu trong đoàn tàu Trung Quốc ở Vịnh Aden đã được phái đến bờ biển Libya để di tản các công dân Trung Quốc khỏi nước đó. Tuy nhiên, viêc phái tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn chứa tới 1.000 quân tới bờ biển của Syria có nguyên nhân khác. Theo tin của báo chí Trung Quốc, vào cuối tháng Tám, ở Syria chỉ còn lại 46 công dân Trung Quốc. Chắc là, viêc đưa đi sơ tán sô người này bằng tàu đổ bộ có lượng choán nước 28.000 tấn là không hợp lý. Trung Quốc có thê sử dụng phương tiên giao thông đường bô đê vân chuyên nhóm nhỏ công dân nước này đến một quốc gia lân cận và sau đó đưa họ vê nước bằng đường không.
Nga thường xuyên phái các tàu đổ bộ tới gần bờ biển Syria. Ngày 4/9, một nguồn thạo tin về hợp tác quân sự Nga-Syria cho biết các tàu đô bô Nga được sử dụng đê vận chuyển vũ khí cho Syria. Nga bắt đâu sử dụng các tàu đổ bộ cho mục đích này sau khi năm ngoái Vương quốc Anh đã chặn lại tàu vận tải dân sự Alaed chuyên chở các máy bay trực thăng đã được sửa chữa cho quân đội Syria. Khác với các tàu dân sự, tàu đô bô không thể bị bắt giữ, không thê bị chặn lại hoặc kiểm tra.
Video đang HOT
Các chuyến đi Syria đã trở thành gánh nặng đáng kể cho lực lượng đổ bộ của hạm đội Nga gồm số lượng hạn chế các tàu lỗi thời (lượng choán nước chỉ gân 4.000 tấn). Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ đang chuân bị chiên dịch quân sự chông Syria, Nga đã phái thêm hai tàu đổ bộ đên bờ biển nước này. Nếu cần thiết, các tàu này có thể được sử dụng đê sơ tán công dân Nga khỏi Syria.
Nga và Trung Quốc đạt được tiến bộ lớn trong sự ủng hô chính trị đôi với chính phủ Syria đang chịu áp lực của các thê lực bên ngoài. Trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, quôc gia này muôn giữ lập trường chủ động hơn về các vấn đề cấp bách nhất trong nền chính trị thế giới. Trong tương lai gần, thế giới có thể chứng kiến sự tham gia lớn hơn của Trung Quốc trong các hoạt động chung và trong một số trường hợp Trung Quốc có thê nhân vai trò chỉ huy.
Theo Kiến thức
Trung Quốc "vươn vòi" khắp Thái Bình Dương?
Giới chức quốc phòng Nhật Bản, Mỹ và Australia đã bày tỏ sự lo ngại ngày càng lớn trước những động thái của Trung Quốc nhằm phát triển một loạt cơ sở cảng biển ở các quốc đảo Thái Bình Dương. Theo họ, những cơ sở đó có thể sẽ trở thành căn cứ của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.
(Ảnh minh họa).
Mỹ, Nhật Bản cùng với Australia đang có những bước đi cụ thể nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương tại Diễn đàn Quốc đảo Thái Bình Dương khai mạc hồi giữa tuần và trong các dịp khác.
Cuối tháng 7 mới đây, một tàu tuần tra có trọng tải 1900 tấn từ New Zealand đã đến neo đậu tại bến cảng Vuna ở Nuku"alofa - thủ đô của Tonga. Bến cảng có thể đón tiếp những chiếc tàu, phà chở khách lớn này được phát triển dưới sự đầu tư và hỗ trợ hoàn toàn từ Trung Quốc. Bến cảng Vuna dài khoảng 120m và sâu 20m đủ để có thể đón tiếp những chiếc tàu chiến.
Bến cảng Vuna từng bị một cơn bão phá hủy nặng nề năm 1982 và nó đã bị để mặc như thế cho đến khi Trung Quốc xuất hiện. Trung Quốc đã cho Tonga vay một khoản ưu đãi lãi suất thấp đủ để nước này có thể tu bổ, sửa chữa lại bến cảng Vuna. Kết quả là bến cảng mới đã được hoàn thành hồi năm ngoái.
Ngoài ra, ở Tonga, Trung Quốc còn cung cấp, viện trợ tài chính cho các dự án sửa chữa đường xá, xây dựng khu trung tâm và thậm chí là dinh thự của nhà vua. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khoản vay của Trung Quốc cho Tonga chiếm tới khoảng 30% GDP của quốc gia nhỏ bé này.
Một nguồn tin quân sự từ Australia cho rằng, Trung Quốc đang cố lôi kéo Tonga về phía mình bằng những sự giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính rộng rãi và trong tương lai, bến cảng Vuna có thể sẽ trở thành căn cứ cho các tàu quân sự của Trung Quốc.
Theo các nguồn tin báo chí, trong đó có tờ Post-Courier của Papua New Guinea, một công ty của Trung Quốc đã trúng thầu dự án mở rộng cảng đánh cá ở Madang, phía đông bắc Papua New Guinea năm 2010. Ở Lae, phía nam Madang, một công ty khác của Trung Quốc đã giành được hợp đồng mở rộng cảng hàng hóa hồi năm ngoái. Năm 2011, Trung Quốc quyết định cho quốc đảo này vay một khoản vay lớn với lãi suất ưu đãi.
Giới chức ở tỉnh Papua, phía đông Indonesia, cho biết, một công ty Trung Quốc đã mua một phần cảng đánh cá ở Merauke của tỉnh này. Đây là cảng nằm gần với Papua New Guinea. Tàu thuyền đánh cá Trung Quốc có toàn quyền sử dụng cảng biển nói trên và nước này đang bàn bạc ké hoạch mở rộng, nâng cấp các cơ sở ở cảng biển đó.
Trung Quốc bắt đầu tăng cường sử dụng các cảng biển ở Nam Thái Bình Dương - một khu vực mà nước này đang xác lập được ảnh hưởng đáng kể. Trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN hồi tháng 8 mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin đã thông báo, Trung Quốc sẽ cung cấp nguồn tài chính lên tới 3 tỉ Nhân dân tệ để giúp các nước ASEAN phát triển những thành phố cảng biển và các cơ sở đánh bắt cá.
Nếu Mỹ và các nước đồng minh phong tỏa những tuyến đường biển chính, Trung Quốc muốn đảm bảo rằng họ có sẵn các tuyến đường thay thế khác nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, một nguồn tin từ trong liên minh Mỹ-Nhật đã nhận định như vậy về các hoạt dộng gần đây của Trung Quốc.
Trong tình huống khẩn cấp cần đối phó với Mỹ, Trung Quốc có thể sử dụng khu vực Nam Thái Bình Dương như là một vị trí ở xa có thể đe dọa quân đội Mỹ. Lực lượng Mỹ sẽ phát động các chiến dịch vào Châu Á từ đảo Guam và các căn cứ quân sự khác.
Trung Quốc đã giúp đỡ xây dựng và phát triển các cảng biển ở Sri Lanka, Pakistan và nhiều nước khác nằm dọc Ấn Độ Dương. Mạng lưới các cơ sở hàng hải mà Trung Quốc dựng lên ở đây còn được gọi là chiến lược "Chuỗi Ngọc trai" bao vây quanh Ấn Độ. Ở thành phố cảng Gwadar của Pakistan, một công ty của nhà nước Trung Quốc mới đây đã giành quyền kiểm soát cảng này từ tay một công ty Singapore. Một cảng như vậy có thể đóng vai trò là một căn cứ hàng hải chiến lược cho Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc dường như đang nỗ lực thiết lập một "chuỗi ngọc trai" mới ở Thái Bình Dương - nơi Mỹ đang nắm quyền thống trị.
Diễn đàn Quốc đảo Thái Bình Dương khai màn hôm thứ Ba (3/9) với những nội dung chính tập trung vào biển đối khí hậu và những vấn đề mà khu vực đang phải đối mặt. Hôm nay (6/9), ngày cuối cùng của cuộc họp, các quan chức cấp cao đến từ những nước cung cấp viện trợ cho các quốc đảo ở Thái Bình Dương như Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc sẽ có cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại này được cho là sẽ phải chứng kiến sự đối đầu giữa Trung Quốc - nước đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, với 3 nước còn lại là Nhật Bản, Mỹ và Australia.
Theo_VnMedia
4 xu thế phát triển tàu sân bay thế giới Mỹ hiện đang giữ vị trí tiên phong về 4 xu thế phát triển của tàu sân bay thế giới. Cả thế giới đều thừa nhận, không có phương tiện tác chiến nào có thể sánh bằng tàu sân bay khi đảm nhận nhiệm vụ tại các vùng biển quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Tàu sân bay còn là thước đo...