Tàu của Vệ binh Iran ‘lượn thành đàn’ quanh tàu Mỹ trên Vịnh Ba Tư
Suốt nhiều giờ đồng hồ, nhóm tàu thuyền của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRCG) đã “lượn thành đàn”, vây xung quanh hai tàu tuần duyên Mỹ trên Vịnh Ba Tư.
Các tàu của IRCG chạy gần các tàu tuần duyên Mỹ trên Vịnh Ba Tư hồi tháng 4/2020. Ảnh: Reuters
Ngày 26/4, tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Hải quân Mỹ cho hay sự việc trên xảy ra hôm 2/4. Theo đó, ba tàu tấn công nhanh và một tàu hỗ trợ lớn hơn của IRCG đã chạy vây quanh hai tàu tuần duyên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ là Monomoy và Wrangell trong lúc hoạt động tuần tra tại vùng biển quốc tế.
Khi vụ việc xảy ra, tàu hỗ trợ của Iran đã liên tục vượt lên phía trước các tàu Mỹ. Tại một điểm, con tàu này chỉ cách tàu Wrangell 70 mét, buộc thuyền trưởng phía Mỹ phải bẻ lái để tránh va chạm.
Hai tàu Mỹ đã liên tục gửi cảnh báo qua hệ thống liên lạc, song nhóm tàu Iran không vẫn tiếp tục hoạt động di chuyển nguy hiểm xung quanh họ. Theo bà Rebecca Rebarich, phát ngôn viên Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ, các tàu của IRCG chỉ chịu rút lui sau khoảng 3 tiếng “vây lượn”.
Sự cố bao vây tương tự gần đây nhất như xảy ra vào tháng 4/2020, khi 11 tàu IRGC thực hiện những cách tiếp cận đầy nguy hiểm đối với các tàu của Hải quân và Cảnh sát biển Mỹ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế. Trong sự cố kéo dài khoảng một giờ đó, một trong các tàu của Iran đã áp sát một tàu tuần duyên của Mỹ, chỉ cách khoảng 10 mét.
Video đang HOT
Tại thời điểm đó, Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ tuyên bố rằng loạt hành động khiêu khích và nguy hiểm của Hải quân IRGC đã làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm, dễ dẫn đến va chạm.
Đáp lại, Tổng thống Donald Trump khi đó thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng ông đã ra lệnh cho Hải quân Mỹ tiêu diệt các tàu pháo của Iran nếu có hành vi quấy rối. Sau đó, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông cũng tuyên bố rằng Hải quân Mỹ sẽ bắn chìm các tàu gây hấn của Iran.
Vụ “vây lượn” của tàu Iran hôm 2/4 xảy ra cùng ngày Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ Washington có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán gián tiếp về khả năng tái ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 mà chính quyền trước đó đã rút lui.
Vụ Iran bắt tàu chở dầu Hàn Quốc qua lời kể của chủ tàu
Chủ tàu chở dầu Hàn Quốc Hankuk Chemi vừa bị lực lượng Iran bắt ở Vùng Vịnh đã cho biết thêm một số chi tiết về vụ bắt giữ.
Các xuồng cao tốc của Iran áp giải tàu chở dầu Hankuk Chemi tại Vùng Vịnh ngày 4/1/2021. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo kênh CNN, trong một tuyên bố, chủ tàu Hankuk Chemi là công ty DM Shipping cho biết thủy thủ đoàn của tàu đã nhận được tín hiệu cảnh báo từ 10 tới 20 phút từ giới chức Iran. Sau đó, các thành viên Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã lên tàu.
Công ty cho biết liên lạc với tàu chở dầu này sau đó đã bị cắt đứt ngay sau khi tàu bị bắt giữ. Theo tuyên bố, công ty DM Shipping đang liên lạc với Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Tehran và hy vọng có thêm thông tin.
Công ty này nói thêm rằng đã đề nghị bên bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu điều tra vụ bắt giữ. Đơn vị bảo hiểm sẽ cử điều tra viên tới Iran để kiểm tra tình trạng an toàn của thủy thủ đoàn và kiểm tra tuyên bố của Iran rằng tàu bị bắt vì gây ô nhiễm môi trường.
Sau vụ bắt giữ tàu chở dầu, phát ngôn viên Chính phủ Iran Ali Rabiei cho biết cách đây hai năm, Hàn Quốc đã đóng băng 7 tỷ USD tiền của Iran trong ngân hàng ở nước này. Ông Ali Rabiei nói trên truyền hình nhà nước: "Chúng tôi hy vọng chính phủ Hàn Quốc sẽ ngừng phong tỏa số tiền trên càng sớm càng tốt".
Do đó, theo tờ Sky News, việc tàu chở dầu gây ô nhiễm chỉ là lý do và động cơ thực sự là muốn phản ứng khi 7 tỷ USD tiền của Chính phủ Iran bị đóng băng ở Hàn Quốc. Tehran cho biết mình cần số tiền này để mua trang thiết bị và vaccine nhằm đối phó với COVID-19. Thuốc không nằm trong danh sách bị trừng phạt và trong những tháng gần đây, Iran đã tìm cách thuyết phục Hàn Quốc chấm dứt đóng băng số tiền trên, nhưng không thành công.
Trong số 20 người trên tàu Hankuk Chemi, có 5 thủy thủ quốc tịch Hàn Quốc. Đại sứ Iran tại Hàn Quốc thông báo với Chính phủ Hàn Quốc rằng các thủy thủ trên tàu đều an toàn.
Chính phủ Hàn Quốc đã cử đơn vị chống cướp biển Cheonghae (ảnh) đến khu vực Eo biển Hormuz ngày 5/1. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Hàn Quốc đã phái Đơn vị Cheonghae, đơn vị chống cướp biển, tới Eo biển Hormuz sau vụ bắt giữ tàu chở dầu. Đơn vị này gồm các lực lượng đặc biệt của Hàn Quốc, tới eo biển ngày 5/1 trên tàu khu trục Choi Yong.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đang xác minh các sự việc liên quan đến vụ việc để xem liệu động thái này của Tehran có dựa trên cơ sở hợp pháp hay không. Trong báo cáo gửi lên Quốc hội, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết đang xác minh về việc con tàu này đang đi trong vùng biển quốc tế hay vùng lãnh hải của Iran.
Tàu chở dầu MT Hankuk Chemi (phải) của Hàn Quốc bị tạm giữ tại cảng của Iran, sau khi bị bắt giữ ở vùng Vịnh, ngày 4/1. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Một ngày sau khi Iran tạm giữ tàu chở dầu của Hàn Quốc, ngày 5/1, ông Koh Kyung-sok, Vụ trưởng Vụ Vấn đề Trung Đông và châu Phi thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã gặp ông Saeed Badamchi Shabestari, Đại sứ Iran tại Hàn Quốc, để thảo luận vấn đề trên. Hai bên vẫn chia sẻ quan điểm vấn đề này cần được giải quyết thông qua con đường ngoại giao.
Căng thẳng ở Vịnh Ba Tư đã gia tăng trong tuần qua quanh thời điểm một năm ngày mất của Tướng Iran Qasem Soleimani.
Mỹ đã đều máy bay ném bom B-52 tới khu vực. Ngày 3/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho tàu sân bay USS Nimitz ở lại khu vực này thay vì về như dự kiến.
Phía Hàn Quốc và Iran đang liên hệ chặt chẽ để tìm cách thả các thủy thủ và con tàu. Hiện không có thông tin nào cho thấy Đơn vị Cheonghae sẽ thực hiện chiến dịch giải cứu. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết sẽ đề nghị các tàu Hàn Quốc khác giữ an toàn trong khu vực.
Iran cảnh báo Mỹ, Israel Quan chức Iran khẳng định nước này không muốn gia tăng căng thẳng, nhưng cảnh báo nguy cơ nếu Mỹ và Israel phiêu lưu quân sự. "Mọi người đều biết vai trò của vịnh Ba Tư với Iran. Mọi người đều biết chính sách an ninh quốc gia của Tehran. Tất cả đều hiểu những nguy cơ sẽ leo thang như thế nào...