Tàu chở ngũ cốc Ukraine mắc cạn ở kênh đào Suez
Tàu MV Glory, mang theo hơn 60.000 tấn ngô, mắc cạn khi đang cùng một đoàn tàu đi về phía nam, qua kênh đào Suez.
Theo ông Osama Rabie, Chủ tịch Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez, các cơ quan đã nỗ lực cứu hộ một tàu chở ngũ cốc từ Ukraine bị mắc cạn ở kênh đào này hôm 8/1. Giới chức kênh đào Suez cho biết thêm, việc tàu chở hàng bị mắc cạn trong thời gian ngắn không ảnh hưởng đến giao thông hàng hải trên tuyến đường thủy quan trọng này.
Tàu chở ngũ cốc Ukraine mắc cạn ở kênh đào Suez. (Ảnh minh họa)
Tàu MV Glory bị mắc cạn khi đang cùng một đoàn tàu đi về phía nam qua kênh Suez. Theo Leth Agencies, một nhà cung cấp dịch vụ hàng hải trên kênh, các tàu lai dắt sau đó đã thả nổi thành công con tàu.
Trước đó, dữ liệu từ các công cụ theo dõi tàu như Vessel Downloader và MarineTraffic cho thấy con tàu này là một tàu chở hàng rời chuyên dụng (bulk carrier), treo cờ quần đảo Marshall. Tàu đã rời cảng Chornomorsk, Ukraine, ngày 25/12 để đến Trung Quốc với 65.970 tấn ngô, theo Trung tâm điều phối chung (JCC) có trụ sở tại Istanbul – cơ quan giám sát xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, với đại diện của Liên hợp quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Nga.
JCC cho biết thêm, con tàu đã được phép tiếp tục hành trình từ Istanbul sau cuộc kiểm tra vào ngày 3/1.
Kênh đào Suez là một trong những tuyến đường thủy bận rộn nhất thế giới và là tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á. Vào tháng 3/2021, một con tàu khác, Ever Given, mắc cạn ở kênh, chặn đường trong sáu ngày và khiến chuỗi cung ứng toàn cầu gặp gián đoạn nghiêm trọng.
Kênh đào Suez sẽ mở cửa cho đầu tư nước ngoài
Phát biểu trước báo giới ngày 22/12, Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA), Osama Rabie, cho biết kênh đào này sẽ mở cửa cho đầu tư nước ngoài, nhưng người nước ngoài không có quyền giám sát kênh đào cũng như tham gia vào quỹ đã được đề xuất nhằm góp phần quản lý các nguồn lực của kênh đào.
Tàu thuyền qua kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên đưa đến nhận định về khả năng SCA sẽ bán cổ phần của kênh đào Suez cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Rabie nói quỹ trên đã được thảo luận trong vài năm, nhằm bảo vệ các nguồn lực cho việc tái đầu tư cũng như góp phần ứng phó với các thách thức hay các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Theo ông Rabie, SCA không thể bán kênh đào hay cho thuê bởi đó là tài sản của quốc gia và của người Ai Cập.
Quỹ trên sẽ độc lập với SCA, cơ quan đã làm việc với các công ty nước ngoài để phát triển các dự án. Các nhà đầu tư sẽ tham gia vào dự án và không tham gia vào quỹ.
Ai Cập đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân, đặc biệt là từ các nước vùng Vịnh giàu dầu mỏ, để góp phần giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ mạnh vốn ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu và làm chậm một số hoạt động kinh tế.
Kênh đào Suez là tuyến vận tải biển ngắn nhất giữa châu Á và châu Âu và là nguồn ngoại tệ chính của Ai Cập, với nguồn thu ước đạt 8 tỷ USD trong tài khóa hiện tại (kết thúc vào tháng 6/2023).
Tương lai đầy lo ngại của thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraine khi yêu cầu của Nga chưa được giải quyết Mặc dù nhận được lời khen từ nhiều nhà lãnh đạo quốc tế về việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, một số chuyên gia vẫn bày tỏ lo ngại về triển vọng của thỏa thuận sau bốn tháng nữa, khi Nga cho biết các yêu cầu của nước này vẫn chưa được giải quyết đầy đủ. Lúa mì...