Tàu chở lúa mỳ cho Gaza được qua cảng chính của Israel
Ngày 19/1, Nhà Trắng ra thông báo cho biết Israel sẽ cho phép vận chuyển lúa mỳ cho dải Gaza thông qua cảng Ashdod của nước này.
Quyết định được đưa ra trong cuộc trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Các xe tải chở hàng viện trợ tiến vào Dải Gaza qua cửa khẩu Rafah ngày 17/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Nhà Trắng về cuộc điện đàm nói rõ: “Tổng thống (Joe Biden – pv) đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Israel cho phép vận chuyển trực tiếp lúa mỳ cho người Palestine thông qua cảng Ashdod”. Thông báo cũng cho biết Mỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội vận chuyển những mặt hàng cứu trợ khác qua đường biển để cung cấp cho người dân ở dải Gaza.
Trong cuộc xung đột giữa Hamas và Israel hiện nay, Mỹ ủng hộ các chiến dịch của Israel tại Dải Gaza nhưng đồng thời cũng kêu gọi Tel Aviv cho phép vận chuyển hàng cứu trợ cho người dân ở dải đất này. Cách đây vài ngày, 3 cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) gồm Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng yêu cầu Israel cho phép vận chuyển hàng cứu trợ nhân đạo cho Gaza thông qua cảng Ashdod. Các cơ quan này nói rõ việc sử dụng cảng Ashdod, chỉ cách dải Gaza khoảng 40 km về phía Bắc, là “vô cùng cần thiết cho các cơ quan cứu trợ” và là “thay đổi cơ bản cho việc đưa hàng viện trợ tới Gaza”. Theo Giám đốc khu vực Trung Đông của WFP, Corinne Fleischer, thời gian vận chuyển hàng cứu trợ qua cảng Ashdod sẽ được rút ngắn đáng kể.
Theo thống kê, cuộc xung đột Hamas-Israel bùng phát từ hôm 7/10 vừa qua đã khiến gần 25.000 người thiệt mạng và gây ra một thảm họa nhân đạo cho 2,4 triệu người dân ở Gaza, những người đang phải sống trong cảnh không có thức ăn, nước uống, nhiên liệu và cả chăm sóc y tế cơ bản.
Thêm 10 xe hàng viện trợ vào Gaza qua cửa khẩu Rafah
Ngày 27/10, một nhóm y bác sĩ và 10 xe tải chở hàng viện trợ đã vào Dải Gaza qua cửa khẩu Rafah, đem theo nước, thực phẩm và thuốc men.
Xe chở hàng viện trợ tới Gaza qua cửa khẩu Rafah ngày 22/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Một quan chức biên giới của Palestine xác nhận sáng 27/10, một đoàn y tế gồm 10 bác sĩ nước ngoài cùng với 10 xe tải chở hàng viện trợ đã vào Gaza thông qua cửa khẩu trên bộ Rafah, nâng tổng số xe viện trợ kể từ khi xung đột bùng phát lên 84 chiếc.
Phát biểu với báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ), điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) tại Bờ Tây và Dải Gaza, bà Lynn Hastings cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra với Israel nhằm đảm bảo có thêm hàng viện trợ được vào Gaza. Hiện chưa có thỏa thuận nào để đưa nhiên liệu vào Gaza, trong khi Cơ quan LHQ về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) cho biết tình trạng thiếu nhiên liệu đang ảnh hưởng đến các hoạt động nhân đạo tại đây. Ngoài ra, các nhân viên cứu trợ cũng đang gặp khó khăn trong việc phân phát số viện trợ ít ỏi hiện nay.
Theo bà Hastings, hiện có 1.000 bệnh nhân đang cần thẩm tách máu hằng ngày và trên 100 trẻ em và trẻ sơ sinh đang được nuôi trong lồng ấp, do đó cần phải kết nối được nguồn điện, cũng như nhiên liệu để các nhà máy điện hoạt động.
Trong diễn biến khác cùng ngày, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Bờ Tây và Dải Gaza, ông Richard Peeperkorn cho biết tổ chức này đã nhận được thông báo về việc khoảng 1.000 thi thể chưa xác định danh tính đang nằm trong đống đổ nát ở Gaza chưa được thống kê vào số thương vong. Tuy nhiên, ông không tiết lộ thông tin đến từ nguồn nào.
Theo giới chức y tế tại Gaza, số người thiệt mạng bên phía Palestine kể từ khi xung đột bùng phát là trên 7.000 người. Trong khi đó, phía Israel cho biết các cuộc tấn công của Hamas từ hôm 7/10 đã làm trên 1.400 người ở Israel thiệt mạng.
Jordan và WFP thúc đẩy nỗ lực tăng cường viện trợ cho Gaza Quốc vương Jordan Abdullah II ngày 22/10 đã gặp Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) Cindy McCain tại Amman để thảo luận về vấn đề cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Gaza. Đoàn xe chở hàng viện trợ tới Dải Gaza qua cửa khẩu Rafah ngày 22/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Tại cuộc gặp, Quốc vương Jordan...