Tàu chở hàng Iran chìm ở biển Caspi, 9 thuyền viên thoát chết trong gang tấc
Ngày 26/7, một chiếc tàu chở hàng của Iran đã bất ngờ bị chìm ở phía Tây vùng biển Caspi, gần thành phố cảng Lankaran của Azerbaijan.
Một cảnh trên không của Biển Caspi gần thành phố Baku, Azerbaijan. Ảnh: Reuters
Trung tâm Hàng hải Quốc gia của Azerbaijan cho biết tàu Shabahang nặng 600 tấn đã gửi một thông điệp cầu cứu vào ngày 26/7. Ngay lập tức, hai máy bay trực thăng cứu hộ và một tàu tuần tra được điều động đến hiện trường.
Cơ quan cứu hộ của Azerbaijan đã kịp thời sơ tán thủy thủ đoàn. Tất cả 9 thành viên thủy thủ đoàn đã được giải cứu khi con tàu đang chìm.
Shabahang là một tàu chở hàng được đóng vào năm 1993, gần đây đã vận chuyển hàng hóa giữa cảng Bandar-e Anzali của Iran và Astrakhan của Nga.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh các nước đang tăng cường an ninh chặt chẽ trên vùng Vịnh sau khi Anh và Iran bắt giữ tàu chở hàng của nhau trên vùng biển này. Tuy nhiên, Biển Caspi không kết nối với các tuyến đường biển toàn cầu, được bao quanh bởi bốn quốc gia: Nga, Azerbaijan, Iran và Turkmenistan.
Nguyên nhân vụ chìm tàu vẫn đang được điều tra làm rõ
THANH HUYỀN
Video đang HOT
Theo TIENPHONG/RT
Iran muốn mượn tay Nga chống Mỹ, Putin có hết lòng ủng hộ?
Iran hiện không có ý định đối thoại với chính quyền Trump, thay vào đó, Cộng hòa Hồi giáo tập trung vào cải thiện nền kinh tế và tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng thế giới.
Theo đó, Tehran đang ra sức ngoại giao với nhiều cường quốc trên thế giới, đặc biệt là Nga để thúc đẩy thương mại và phá vỡ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Liệu Nga có hết lòng hỗ trợ Iran chống Mỹ hay không vẫn là một chủ đề gây tranh cãi.
Minh chứng cho việc Iran tích cực đẩy mạnh ngoại giao với các nước trên thế giới là chuyến đi của Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif gần đây tới Nga, Turkmenistan, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.
Vệ tinh phát hiện siêu máy bay mới của Nga Putin muốn giấu kín
Đại chiến Syria: Ồ ạt tấn công quân đội Syria, 350 khủng bố bỏ mạng
Hai nước cuối danh sách - Ấn Độ và Trung Quốc là những nước tiêu thụ dầu hàng đầu của Iran đã cho thấy rằng cuối cùng họ sẽ tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran để tránh bị trừng phạt.
Do đó, Nga vẫn là lựa chọn cuối cùng để Tehran đặt hy vọng vào. Có thể thấy, Moscow là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du gần đây của Ngoại trưởng Zarif, khi Iran tuyên bố sẽ ngừng duy trì một số cam kết tự nguyện theo Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) nhằm đáp trả thất bại của châu Âu trong việc đảm bảo các lợi ích kinh tế đã hứa với Tehran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký với Iran năm 2015.
Trong khi làm việc tại Moscow, ông Zarif cho biết Iran và Nga chưa bao giờ gần gũi như hiện nay trong vài thập kỷ qua và nhấn mạnh, Tehran sẽ không bao giờ quên sự hỗ trợ của Nga.
Tuyên bố trên của ông Zarif dường như cho thấy rằng, áp lực từ Mỹ đã khiến Iran chủ động và tích cực hơn trong việc tiếp cận với Nga. Nhưng mức độ thân Nga mà Iran muốn và liệu Tehran có thể dựa vào Nga để chống Mỹ hay không vẫn là chủ đề gây tranh luận sôi nổi.
S hợp tác chính trị gần đây giữa hai nước - thể hiện trong cuộc đàm phán Astana về cuộc khủng hoảng Syria - mở rộng thương mại song phương, chuyển giao hệ thống S-300 và các hoạt động quân sự chung ở Syria cũng như việc hoàn thàn Nhà máy điện hạt nhân Bushehr là dấu hiệu cho thấy đã có một nền tảng quan trọng cho sự hợp tác giữa Tehran và Moscow.
Vào thời điểm bị Mỹ gây áp lực mạnh mẽ về kinh tế, Iran thực sự bị thôi thúc phải mở rộng quan hệ với Nga và thu hút thêm sự ủng hộ của Nga.
Nhưng liệu Nga có chấp nhận hỗ trợ Iran hay không - và làm thế nào để thực hiện điều đó - phụ thuộc phần lớn vào đánh giá thực tế về yêu cầu của Iran cũng như năng lực của Nga. Nó cũng phụ thuộc vào định hướng của chính sách đối ngoại mà chính quyền Putin đề ra.
Hiện nhu cầu cấp bách nhất của Iran là dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu mỏ và có quyền truy cập vào các khoản thu từ dầu mỏ. Là một nhà sản xuất dầu mỏ lớn, Nga được cho là sẽ không hỗ trợ Iran nhiều về vấn đề này. Bằng chứng rõ ràng về điều này có thể được thấy trong việc thất bại để thực hiện thỏa thuận dầu mỏ đối với hàng hóa giữa Iran và Nga. Ngoài ra, Nga cũng đã công khai bày tỏ sẵn sàng tăng sản lượng dầu thô để bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu của Iran do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Mặc dù Nga đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình hạt nhân hòa bình của Iran và cơ sở hạ tầng liên quan, kim ngạch thương mại song phương vẫn không đáng kể và không có khả năng mở rộng đáng kể trong ngắn hạn.
Kim ngạch thương mại giữa Nga và Iran năm 2018 chỉ đứng ở mức 1,7 tỷ USD, 75% trong số đó là hàng xuất khẩu của Nga sang Iran. Trong khi đó, điều mà Tehran rất cần hiện nay là gia tăng xuất khẩu chứ không phải là nhập khẩu.
Về mặt quân sự, Nga hoàn toàn không muốn tham gia một cuộc xung đột tiềm năng giữa Iran và Mỹ. Mặc dù Moscow đã bày tỏ sẵn sàng mở rộng quan hệ quân sự và bán vũ khí cho Tehran, nhưng đồng thời nhấn mạnh họ sẽ tuân thủ Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó xem xét việc chuyển giao vũ khí cho Cộng hòa Hồi giáo và sẽ chỉ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran ở mùa thu năm 2020.
Tuy nhiên, khi nói đến hỗ trợ chính trị, có nhiều điều Iran có thể mong đợi từ Nga. Trong trường hợp có nghị quyết chống Iran do Mỹ tài trợ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Iran có thể hy vọng vào sự phản đối của Nga. Cách tiếp cận chống Mỹ tổng thể của Tehran cùng với các lợi ích địa chính trị và an ninh chung có thể thúc đẩy Nga hỗ trợ Iran.
Ngoài ra, Nga cũng không thể bỏ qua vai trò quan trọng của Iran trên bàn cờ chính trị Trung Đông và Trung Âu. Bất kỳ sự bất ổn hoặc thay đổi chính trị cơ bản nào ở Iran có lợi cho Mỹ đều có thể gây tổn hại cho lợi ích của Nga ở cả hai khu vực này. Với suy nghĩ này, người Nga đã cáo buộc rằng thay đổi chế độ là mục tiêu cuối cùng đằng sau chính sách "gây áp lực tối đa" của Mỹ đối với Iran và do đó kịch liệt phản đối "âm mưu" của Mỹ.
Dù vậy, khả năng của Nga để thay đổi tiến trình của các sự kiện dường như khá hạn chế khi chính Tổng thống Vladimir Putin đã thừa nhận rằng, Moscow đã đóng vai trò xây dựng của mình trong hồ sơ hạt nhân Iran nhưng không phải à "đội cứu hỏa" để giải cứu mọi thứ.
Giới lãnh đạo ở Tehran cũng hiểu rằng sức mạnh của Nga có giới hạn và Moscow không sẵn sàng tham gia cuộc xung đột Mỹ-Iran. Do đó, đặt cược tất cả vào Nga dường như cũng không phải là lựa chọn hợp lý nhất đối với Iran.
Theo Danviet
65 ngày lãng du trên con đường tơ lụa Trong hành trình 65 ngày đi qua 6 quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan. Con đường tơ lụa như một dòng chảy văn hoá mà ở đó tôi không còn khái niệm về biên giới và lãnh thổ nữa. Mỗi quốc gia chỉ đơn giản là một cánh cửa để mở ra một câu chuyện về "Silk Roads"....