Tàu chiến truy đuổi cướp biển ngoài khơi Somalia
Lực lượng chống cướp biển Somalia của Liên minh châu Âu (EUNAVFOR) cho biết hôm thứ Sáu rằng một tàu hải quân Tây Ban Nha đang chạy hết tốc lực truy đuổi một tàu thương mại treo cờ Malta có thể đã bị cướp biển khống chế ngoài khơi Somalia.
Trung tâm hoạt động chung của EUNAVFOR ở Tây Ban Nha cho biết họ đã nhận được cảnh báo hôm thứ Năm về tàu bị cướp biển tấn công có tên là Ruen, cách đảo Socotra, ngoài khơi Somalia khoảng 500 hải lý về phía đông.
Tàu Ruen treo cờ Malta và dường như đã bị cướp biển chiếm quyền điều khiển từ ngày 15/12. Reuters dẫn lời nguồn tin từ vùng ly khai Puntland của Somalia nói rằng: “Sáu người của tôi đã cướp được một con tàu và họ sẽ đưa nó đến bờ biển khu vực phía đông Puntland”.
Lực lượng cảnh sát biển của Somalia tuần tra ở Biển Đỏ vào ngày 30 tháng 11. Ảnh: AP
Video đang HOT
EUNAVFOR cho biết tàu chiến Victoria của Tây Ban Nha đã được cử đến hiện trường “để thu thập thêm thông tin và đánh giá các hành động tiếp theo”.
“EUNAVFOR vẫn cảnh giác với vấn đề này và các sự kiện liên quan đến cướp biển gần đây khác trong khu vực hoạt động, phía Tây Bắc Ấn Độ Dương và Biển Đỏ”. Lực lượng này nói thêm rằng họ đang phối hợp với Lực lượng hàng hải kết hợp hải quân quốc tế rộng lớn hơn.
Trước đó vào thứ Sáu, cơ quan hàng hải UKMTO của Anh cho biết, họ đã nhận được báo cáo từ một nhân viên an ninh của một con tàu rằng thủy thủ đoàn không còn quyền kiểm soát một con tàu hiện đang hướng tới Somalia.
Ruen được quản lý bởi Navigation Maritime Bulgare của Bulgaria, theo dữ liệu trên cơ sở dữ liệu vận chuyển công cộng Equasis.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là vụ cướp thành công đầu tiên liên quan đến cướp biển Somalia kể từ năm 2017 khi cuộc trấn áp của hải quân quốc tế đã ngăn chặn hàng loạt vụ bắt giữ ở Vịnh Aden và Ấn Độ Dương.
Nợ toàn cầu đang quay trở lại xu hướng tăng
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn Cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu (Global Debt Database) cho biết mặc dù nợ toàn cầu ghi nhận mức giảm đáng kể khác vào năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao.
Theo bản cập nhật mới nhất của Cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu, gánh nặng nợ toàn cầu đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp, mặc dù vẫn ở trên mức cao trước đại dịch. Tổng nợ ở mức 238% tổng GDP toàn cầu vào năm ngoái, cao hơn 9 điểm phần trăm so với năm 2019.
Bất chấp sự phục hồi tăng trưởng kinh tế từ năm 2020 và lạm phát cao hơn nhiều so với dự kiến, nợ công vẫn ở mức cao. Thâm hụt tài khóa khiến mức nợ công tăng cao, do nhiều chính phủ chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng và ứng phó với tình trạng giá lương thực và năng lượng tăng vọt ngay cả khi họ chấm dứt hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch COVID-19.
Kết quả là nợ công chỉ giảm 8 điểm phần trăm GDP toàn cầu trong hai năm qua, chỉ bù đắp khoảng một nửa mức tăng liên quan đến đại dịch. Trong khi đó, nợ tư nhân, bao gồm nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp phi tài chính' giảm với tốc độ nhanh hơn, tương ứng với 12 điểm phần trăm GDP toàn cầu.
Trước đại dịch COVID-19, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã tăng trong nhiều thập kỷ. Nợ công toàn cầu đã tăng gấp ba lần kể từ giữa những năm 1970, đạt 92% GDP (hoặc hơn 91 nghìn tỷ USD) vào cuối năm 2022.
Nợ tư nhân cũng tăng gấp ba lần lên 146% GDP (hoặc gần 144 nghìn tỷ USD), nhưng trong khoảng thời gian dài hơn từ năm 1960 đến năm 2022.
Nợ ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp cũng tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua, mặc dù từ mức ban đầu thấp hơn. Ngay cả khi mức nợ của họ, đặc biệt là nợ tư nhân, vẫn ở mức trung bình tương đối thấp so với các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, tốc độ gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra những thách thức. Hơn một nửa số quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp đang có nguy cơ gặp khó khăn về nợ nần cao và khoảng 1/5 các thị trường mới nổi có giao dịch trái phiếu chính phủ ở mức khó khăn.
Theo báo cáo, điều quan trọng là giảm gánh nặng nợ sẽ tạo ra không gian tài chính và cho phép đầu tư mới, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Những cải cách đối với thị trường lao động và sản phẩm nhằm tăng sản lượng tiềm năng ở cấp quốc gia sẽ hỗ trợ mục tiêu đó. Hợp tác quốc tế về thuế, bao gồm cả thuế carbon, có thể làm giảm bớt áp lực lên tài chính công.
Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ số người tình nguyện nhập ngũ hợp đồng tăng đột biến Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố một số lượng lớn người tình nguyện ký hợp đồng phuc vụ quân ngũ chỉ trong vòng 10 ngày đầu tháng 6, tăng hơn 200% so với cùng kỳ tháng trước. Các quân nhân hợp đồng chuẩn bị lên xe buýt tại điểm tập kết ở Volgograd, Nga, ngày 23/5/2023. Ảnh: Sputnik Theo đài RT, Bộ...