Tàu chiến Trung – Mỹ suýt đâm nhau trên biển Đông
Một tàu hải quân Trung Quốc và một tàu chiến Mỹ suýt đâm nhau trên biển Đông hồi tuần rồi, AFP ngày 14.12 dẫn lời các quan chức Mỹ tiết lộ.
Tàu tuần dương Mỹ USS Cowpens – Ảnh: mycowpens.com
Tàu tuần dương Mỹ USS Cowpens buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm với tàu đổ bộ Trung Quốc, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho AFP biết.
Tàu đổ bộ Trung Quốc đã vượt ngang qua mặt tàu USS Cowpens rồi dừng lại, theo AFP.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu đổ bộ Trung Quốc ở vị trí chỉ còn cách tàu chiến Mỹ dưới 457,2 mét.
Video đang HOT
“Vụ ‘đụng độ’ này xảy ra tại vùng biển quốc tế ở biển Đông vào ngày 5.12. Tuy nhiên, hai tàu đã bắt được liên lạc để đảm bảo an toàn”, một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ với AFP.
Quan chức quốc phòng này còn cho biết tàu USS Cowpens đang di chuyển ở khu vực gần nơi đội tàu Liêu Ninh tiến hành “sứ mạng huấn luyện tại biển Đông”.
Căng thẳng trong khu vực leo thang sau khi Trung Quốc hôm 23.11 đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, chồng lấn vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối vùng phòng không mới của Trung Quốc.
Theo TNO
Hàng không Hàn Quốc tuân thủ vùng phòng không Trung Quốc
Các hãng hàng không Hàn Quốc hôm nay tuyên bố sẽ chấp hành quy định trong vùng nhận dạng phòng không mới lập ra của Trung Quốc, trái ngược với thái độ phản đối trước đó.
Vùng Nhận dạng Phòng không của các nước trên biển Hoa Đông chồng lấn lên nhau. Màu xanh lá cây: Trung Quốc, màu xanh dương: Nhật Bản, màu đỏ và vàng: Hàn Quốc. Đồ họa: JooAng Daily
"Chúng tôi bắt đầu thông báo lịch trình bay từ ngày hôm nay", AFP dẫn lời người phát ngôn hãng hàng không Asiana cho hay. Hãng Korean Air cho biết, họ cũng đã cung cấp thông tin chuyến bay cho giới chức Trung Quốc.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính phủ Hàn Quốc cho phép các hãng hàng không nước này có quyền lựa chọn tuân thủ hoặc không tuân thủ quy định của Trung Quốc khi bay vào Vùng Nhận dạng Phòng không (AIDZ) trên biển Hoa Đông, vốn không được Seoul thừa nhận.
Bộ trưởng Giao thông Hàn Quốc Suh Seoung-hwan hôm qua cho biết, việc các hãng hàng không tuân thủ quy định của Bắc Kinh không đồng nghĩa với việc Seoul thay đổi lập trường phản đối ADIZ của Trung Quốc.
Trung Quốc hôm 23/11 đơn phương tuyên bố thiết lập AIDZ trên biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản và đảo Ieodo/Tô Nham tranh chấp với Hàn Quốc.
Động thái này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tokyo và Seoul, cũng như đồng minh quan trọng của hai quốc gia trên là Washington.
Trong một hành động đáp trả, Seoul hôm 8/12 tuyên bố mở rộng AIDZ riêng của mình, chồng lấn với vùng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố tháng trước và bao trùm bãi đá tranh chấp giữa hai nước.
Tuy nhiên, Trung Quốc không hề tỏ thái độ phản đối hay giận dữ trước động thái trên. "Trung Quốc lấy làm tiếc trước quyết định mở rộng vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Hàn Quốc. Trung Quốc sẽ duy trì đối thoại với Hàn Quốc, trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết.
Nhật Bản cũng thừa nhận ADIZ của Hàn Quốc, bởi không chồng lấn lên lãnh không, lãnh hải và lãnh thổ của nước này. Washington cũng tán thưởng "những nỗ lực của Seoul", khi thông báo trước cho Mỹ và các nước láng giềng về ADIZ và cho đây là hành động có tinh thần trách nhiệm.
Theo VNE
Nhật Bản tìm kiếm hậu thuẫn từ ASEAN để đối phó Trung Quốc? Nhật Bản vào cuối tuần này sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN. Các nhà quan sát nhận định, Tokyo đang tìm kiếm sự hậu thuẫn của ASEAN liên quan vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốccũng như vùng nhận dạng phòng không của Bắc Kinh. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: Reuters Thủ tướng Nhật Shinzo Abe...