Tàu chiến Trung-Mỹ còn đối đầu nhiều lần ở Biển Đông
Thuyền trưởng tàu tuần duyên Forth Worth, Rich Jarrett, dự đoán rằng tàu chiến Trung-Mỹ còn đối đầu nhiều lần ở Biển Đông.
Thuyền trưởng tàu tuần duyên Forth Worth, Rich Jarrett, dự đoán rằng tàu chiến Trung-Mỹ còn đối đầu nhiều lần ở Biển Đông.
Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth từng đối đầu tàu khu trục Trung Quốc ở Biển Đông cách đây không lâu vào những ngày này lại có mặt trong cuộc tập trận hải quân Hoa Kỳ-Nhật Bản-Philippines.
Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth từng va chạm với tàu khu trục Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuyên bố tàu chiến Trung-Mỹ còn đối đầu nhiều lần ở Biển Đông của thuyền trưởng Rich Jarrett được đưa ra đúng vào thời điểm cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Trung lần thứ 7 diễn ra tại Washington trong hai ngày 23-24 tháng Sáu, thảo luận một loạt vấn đề an ninh, kinh tế, biến đổi khí hậu, đề cập tới các liên lạc nhân đạo và đời sống quốc tế. Đối thoại của các đại diện chính phủ hai nước hàng đầu thế giới diễn ra trong bối cảnh giữa đôi bên tồn tại những mâu thuẫn gay gắt. Đặc biệt là tình hình Biển Đông. Chủ đề này đang ngày càng trở nên cấp bách trước xu thế tranh chấp lãnh thổ căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản là quốc gia được Mỹ yểm hộ. Tình hình quân sự hóa tại khu vực là mối quan ngại không ngừng của Washington, bên một mặt e ngại việc đối đầu quân sự với Trung Quốc, mặt khác không thể không thực hiện đầy đủ cam kết an ninh trước các đồng minh.
Video đang HOT
Mặc dù trước thềm cuộc đối thoại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khang đã tuyên bố rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không phải là vấn đề quan hệ Trung Quốc-Mỹ Kỳ, nhưng mâu thuẫn đã chuyển sang đối đầu giữa hải quân hai nước. Những tình tiết đụng độ sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Hoàn toàn đồng ý với nhận định của thuyền trưởng tàu tuần duyên Forth Worth, Giám đốc Trung tâm ASEAN (Nga) Victor Sumsky nói: “Những tình tiết tương tự là điều khó thể tránh. Nguyên nhân là do Trung Quốc và Mỹ đã tranh chấp từ lâu, đấu trường chính của hai nước lúc này là khu vực Đông Á với Biển Đông như một trong các điểm huyệt. Lợi ích quốc gia của các nước lớn như Trung Quốc và Mỹ không bao giờ có thể giống nhau, bất chấp mọi nỗ lực xoa dịu mâu thuẫn. Cả hai nước có tiến độ hoạt động kinh tế cao: Trung Quốc vươn lên rõ rệt, còn Mỹ tiềm ẩn nhiều vấn đề trở ngại hơn. Những điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước, một mối quan hệ vốn hiện hữu cả tình tiết xung đột lẫn những khía cạnh tạo cơ hội hợp tác”.
Minh Châu (Theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc "giấu tàu ngầm ở biển Đông"
Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp trên biển Đông khiến cộng đồng quốc tế lo lắng. Tuy nhiên, những gì ẩn giấu trong lòng biển đáng lo không kém.
Mối lo ấy, theo các nhà phân tích an ninh và quốc phòng, nằm ở việc Trung Quốc sở hữu một hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.
Việc mở rộng tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở biển Đông có thể nhằm tạo ra một khu vực trú ẩn nước sâu hay được xem như một pháo đài dưới nước, giúp cho lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tránh bị phát hiện.
Theo giáo sư Carl Thayer thuộc Trường ĐH New South Wales (Úc), biển Đông sẽ là một nơi rất tốt để tàu ngầm Trung Quốc ẩn náu. Đáy biển Đông có những nơi sâu hàng ngàn mét, có những hẻm núi dưới nước giúp tàu ngầm dễ dàng ẩn náu.
Một tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Nguy cơ xung đột trên biển Đông dự kiến là trọng tâm trong Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung (S&ED) tại Washington ngày 23-6 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương. Tuần trước, Bắc Kinh thông báo "sắp bồi đắp" xong tại biển Đông nhưng tuyên bố này không được các quan chức Mỹ chào đón.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng hoạt động tiếp tục xây dựng các cơ sở trên đảo nhân tạo, bao gồm căn cứ quân sự, là hành vi "gây rắc rối" của Trung Quốc. "Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng và chắc chắn không quân sự hóa thêm các tiền đồn ở biển Đông" - ông Russel nhấn mạnh.
Theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh xem biển Đông là tài sản chiến lược do nó bảo vệ sườn phía Nam của Trung Quốc, bao gồm một căn cứ tàu ngầm ở TP Tam Á trên đảo Hải Nam. Hải quân Trung Quốc đã xây dựng đường hầm ngầm dưới nước và lặng lẽ điều động một số tàu ngầm đến đây, trong đó có tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.
Bức hình chụp trên không từ máy bay quân sự Philippines cho thấy hoạt động khai khẩn của Trung Quốc tại Đá Vành Khăn Ảnh: REUTERS
Tính đến năm 2014, Trung Quốc có 56 tàu ngầm tấn công, bao gồm 5 tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân và ít nhất 3 chiếc có thể phóng tên lửa đạn đạo.
Báo cáo của Lầu Năm Góc vào năm 2014 cho biết Bắc Kinh có kế hoạch bổ sung thêm 5 tàu ngầm có thể phóng tên lửa đạn đạo. Trong một cuộc họp báo ở Washington vào tháng 4, đô đốc William Gortney, tư lệnh Bộ Chỉ huy không gian Bắc Mỹ (NORAD), bình luận về lực lượng tàu ngầm Trung Quốc: "Bất cứ khi nào một nước đã phát triển vũ khí hạt nhân và các bệ phóng có thể đe dọa đến Mỹ đều là mối quan tâm của tôi".
Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động tương đối ồn và dễ bị phát hiện nên khó có thể giữ bí mật khi hoạt động ở Tây Thái Bình Dương. Một khi Trung Quốc cải thiện được tầm bắn của các tên lửa, họ có thể không cần di chuyển tàu ngầm ra khỏi biển Đông mà vẫn đe dọa trả đũa được Mỹ.
H.Bình (Theo The Seattle Times)
Theo_Người lao động
Chiến hạm Mỹ - Trung sẽ còn nhiều lần đụng đầu ở Biển Đông Chiến hạm Mỹ sẽ còn nhiều lần chạm trán với tàu Trung Quốc - chỉ huy tàu chiến USS Forth Worth, vừa đối đầu khu trục hạm Trung Quốc ở Biển Đông - nhận định. Rich Jarrett, chỉ huy tàu USS Forth Worth. Hai nước đã thống nhất sử dụng mã tín hiệu chuyên dùng cho các cuộc gặp ngoài kế hoạch và...