Tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp va chạm
Tàu hộ vệ Limnos của Hy Lạp va chạm nhẹ với chiến hạm Kemal Reis của Thổ Nhĩ Kỳ khi tiếp cận tàu khoan Oruc Reis trên biển Aegean.
“Tàu chiến Limnos tìm cách tiếp cận tàu khoan Thổ Nhĩ Kỳ Oruc Reis hôm 13/8 và cắt vào đường di chuyển của tàu hộ vệ Kemal Reis. Chiến hạm Hy Lạp đã cơ động để tránh nguy cơ đâm trực diện, nhưng phần mũi tàu đã va chạm với đuôi tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là tai nạn ngoài ý muốn”, nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Hy Lạp cho biết hôm nay.
Nguồn tin thêm rằng tàu Limnos không bị hư hại và vẫn tham gia cuộc diễn tập chung với hải quân Pháp trên biển Aegean vào sáng 14/8. Một số chiến hạm Hy Lạp vẫn đang bám sát nhóm tàu thăm dò Oruc Reis ở vùng biển tranh chấp với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tàu khoan Oruc Reis (giữa) và nhóm chiến hạm hộ tống hôm 12/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu sau đó kêu gọi Athens hành động “có suy nghĩ”. “Hy Lạp không nên tìm cách gây hấn với nhóm tàu Oruc Reis như cách đây hai ngày, nếu không họ sẽ phải nhận phản ứng. EU cũng nên ngừng nuông chiều và hỗ trợ nước này một cách vô điều kiện”, ông nói.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trước đó cho biết tàu hộ vệ Kemal Reis đã đẩy lùi cuộc tấn công của chiến hạm Hy Lạp, cảnh báo “những ai tập kích tàu khoan Oruc Reis sẽ phải trả giá đắt”.
Thổ Nhĩ Kỳ tuần này triển khai tàu thăm dò Oruc Reis cùng ít nhất 6 chiến hạm mang tên lửa hộ tống tiến hành hoạt động thăm dò tại vùng biển giữa đảo Crete và Cyprus, khu vực tranh chấp với Hy Lạp, khiến căng thẳng song phương gia tăng. Hy Lạp cho rằng hoạt động thăm dò của tàu Oruc Reis là bất hợp pháp.
Quân đội Hy Lạp đã chuyển sang trạng thái báo động cao, toàn bộ sĩ quan hải quân và không quân đang đi nghỉ được lệnh về đơn vị trực chiến. Athens tuyên bố các hòn đảo của mình, dù nhỏ đến đâu, đều có thềm lục địa riêng.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng điều này có thể khiến biển Aegean biến thành “một cái hồ của Hy Lạp”, khẳng định “hoàn toàn không chấp nhận” điều này với tư cách là một cường quốc khu vực và không từ bỏ bất cứ lợi ích về dầu khí nào.
Bộ Quốc phòng Pháp đã triển khai hai tiêm kích Rafale, tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm La Fayette tới gần khu vực. Tổng thống Emmanuel Macron cho biết sẽ điều thêm lực lượng tới hỗ trợ Hy Lạp, kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt hoạt động thăm dò và giải quyết vấn đề thông qua đối thoại. Biên đội Rafale hôm 14/8 bay qua đầu nhóm tàu Oruc Reis.
Biển Aegean nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: AFP.
Căng thẳng giữa hai quốc gia thành viên NATO gần đây gia tăng, đặc biệt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai dự án khoan dầu gần đảo Cyprus khiến Hy Lạp, Ai Cập và nhiều nước châu Âu phản đối. Athens và Ankara cũng tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Aegean nằm giữa hai nước. Tiêm kích hai bên đã vờn nhau tới 16 lần trên vùng trời tranh chấp ở biển Aegean chỉ trong ngày 17/12/2019.
Tàu chiến Hy Lạp từng áp sát, cắt mặt tàu hộ vệ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc tập trận lớn nhất của Ankara hồi tháng 5/2019. Tiêm kích Mirage 2000 Hy Lạp hồi cuối năm 2018 cũng mang tên lửa diệt hạm khóa mục tiêu vào tàu hộ vệ lớp Barbaros của Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Aegean nhằm phô trương sức mạnh, răn đe đối phương. Truyền thông Hy Lạp hồi tháng 5 cũng công bố video tiêm kích Mirage 2000 liên tục khóa mục tiêu một chiếc F-16 nghi của không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ tố Pháp 'bắt nạt'
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu cáo buộc Pháp "hành xử như kẻ bắt nạt" ở phía đông Địa Trung Hải và Trung Đông.
"Pháp đặc biệt nên tránh những bước làm gia tăng căng thẳng. Họ sẽ không đi đến đâu khi hành động như những kẻ bắt nạt, dù là ở Libya, đông bắc Syria, Iraq hay Địa Trung Hải", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói trong chuyến thăm Thuỵ Sĩ hôm 14/8.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tham dự một cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, tháng 10/2019. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố của ông Cavusoglu được đưa ra trong bối Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp đang gia tăng căng thẳng ở vùng biển tranh chấp giữa đảo Crete và Cyprus, trong khi Pháp tuyên bố sẽ hỗ trợ Hy Lạp cũng như kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt hoạt động thăm dò và giải quyết vấn đề thông qua đối thoại.
Thổ Nhĩ Kỳ tuần này triển khai tàu thăm dò Oruc Reis cùng ít nhất 6 chiến hạm mang tên lửa hộ tống tiến hành hoạt động thăm dò tại vùng biển giữa đảo Crete và Cyprus. Hy Lạp tuyên bố hoạt động thăm dò của tàu Oruc Reis là bất hợp pháp và quân đội nước này ngay lập tức chuyển sang trạng thái báo động cao.
Bộ Quốc phòng Pháp sau đó triển khai hai tiêm kích Rafale, tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm La Fayette tới gần khu vực. Tổng thống Emmanuel Macron cho biết sẽ điều thêm lực lượng tới hỗ trợ Hy Lạp. Quân đội Pháp hôm 13/8 đã tiến hành cuộc diễn tập chung với hải quân Hy Lạp. Trong cuộc diễn tập, hai tiêm kích Rafale Pháp đã bay qua đầu nhóm tàu thăm dò Thổ Nhĩ Kỳ.
Biển Aegean nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: AFP.
Căng thẳng giữa các quốc gia thành viên NATO gần đây gia tăng, đặc biệt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai dự án khoan dầu gần đảo Cyprus khiến Hy Lạp, Ai Cập và nhiều nước châu Âu phản đối.
Hy Lạp báo động quân đội vì căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ Quân đội Hy Lạp được báo động cao vì căng thẳng leo thang với Thổ Nhĩ Kỳ quanh hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp. Sau khi tình trạng báo động cao được ban bố, quân đội Hy Lạp yêu cầu toàn bộ sĩ quan hải quân và không quân đang đi nghỉ về đơn vị để trực chiến....