Tàu chiến Pháp thăm Việt Nam có gì đặc biệt?
Tàu chiến L’Adroit (Pháp) sang thăm Việt Nam được thiết kế với kiến trúc thượng tầng rất độc đáo tối ưu mạnh cho khả năng tàng hình mặt biển.
Tin từ Đại sứ quán Pháp cho biết, tàu tuần tra L’Adroit sẽ ghé thăm cảng Hải Phòng (Việt Nam) từ ngày 27/5-1/6. Chuyến thăm lần này nằm trong khuôn khổ Năm Pháp -Việt.
Ngoài mục đích giới thiệu với Hải quân nhân dân Việt Nam về mẫu tàu mới này, đây còn là dịp để khẳng định mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế và quân sự.
L’Adroit thuộc lớp tàu tuần tra ven biển Gowind được nghiên cứu và chế tạo bởi Tập đoàn công nghiệp tàu thủy khổng lồ DCNS của Pháp.Tàu được thiết kế cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, buôn lậu, giám sát hoạt động đánh bắt cá, tìm kiếm cứu nạn… L’Adroit được hạ thủy vào tháng 5/2011, sau đó bàn giao cho Hải quân Pháp để tiến hành các hoạt động thử nghiệm, đánh giá cho đến năm 2014.
L’Adroit có kiến trúc thượng tầng độc đáo với kiểu dáng kim tự tháp.
L’Adroit có chiều dài 83m, rộng 13m, mớn nước 3,3m và lượng giãn nước toàn tải 1.450 tấn. Tàu có thủy thủ đoàn 30 người cùng không gian cho khoảng 30 hành khách, thời gian hoạt động liên tục trên biển 21 ngày.
Con tàu có thiết kế kiến trúc thượng tầng “lạ mắt” với hình kim tự tháp. Buồng chỉ huy được thiết kế dạng tam giác có phần mũi nhọn hướng về phía trước, không bằng phẳng như các tàu chiến khác.Thiết kế này được đánh giá có khả năng làm tán xạ sóng radar rất cao, điều này giúp tàu có tính năng tàng hình ưu việt.
Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa có khả năng tiếp nhận trực thăng hạng trung. Ngoài ra, trên tàu có đủ trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động của các trực thăng không người lái. Trong tháng 6/2011, L’Adroit đã tích hợp thành công việc triển khai hoạt động của trực thăng không người lái Camcopter S-100 trên boong tàu.
Do nhiệm vụ là tàu tuần tra bảo vệ bờ biển nên trang bị vũ khí của L’Adroit tương đối “nhẹ”. Theo thiết kế nguyên gốc, L’Adroit trang bị một pháo 20mm ở phía trước boong tàu có tầm bắn 2km và 2 súng máy hạng nặng 12,7mm.
Đặc biệt, tàu còn trang bị vũ khí phi sát thương gồm 2 súng nước có tầm bắn khoảng 200m và vũ khí âm thanh cỡ nhỏ (tầm ảnh hưởng 500-1.000m) ở hai bên mạn tàu.
Video đang HOT
Sàn đáp máy bay đuôi tàu có thể tiếp nhận trực thăng hạng trung, hạng nặng.
Về hệ thống điện tử, L’Adroit được trang bị một loạt công nghệ hiện đại như: radar giám sát hàng hải Scanter 20 Terma 01 hoạt động ở băng tần I; hệ thống giám sát quang-điện tử Sagem EOMS; hệ thống dẫn hướng quán tính Sagem SIGMA 40D; hệ thống trợ giúp trực thăng cất hạ cánh LinkSrechts, hệ thống thông tin liên lạc HF/VHF và hệ thống liên kết thông tin vệ tinh.
Tàu còn có hệ thống quản lý chiến đấu Polaris, hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện được cung cấp bởi Tập đoàn Thales với khả năng bao quát 360 độ giúp tàu đối phó với nhiều mối đe dọa khác nhau.
L’Adroit được trang bị 2 động cơ diesel Anglo Belgian V12 cho phép đạt tốc độ tối đa 39km/h và tầm hoạt động tới gần 15.000km. Hệ thống động cơ diesel này được hỗ trợ bởi một động cơ phản lực nước giúp tàu cơ động hơn tại các vùng nước nông.
Dự án tàu tuần tra ngoài khơi L’Adroit được đánh giá là một giải pháp khả thi cho các hoạt động kiểm soát vùng biển, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế . Khả năng tàng hình cao của tàu là một lợi thế rất lớn trong các hoạt động tuần tra, khi cần tàu cũng có thể chuyển đổi cho mục đích quân sự khá dễ dàng.
Việc đưa tàu L’Adroit tới Việt Nam lần này của Hải quân Pháp ngoài chuyến thăm hữu nghị có thể là nhằm “chào bán” loại tàu tuần tra tối tân này tới Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Theo vietbao
Lắp "não" cho "nữ hoàng" HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh
BAE Systems đã thực hiện lắp đặt phần kiến trúc thượng tầng phía mũi cho tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh.
Kiến trúc thượng tầng phía trước của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đã được Công ty BAE Systems tiến hành lắp đặt. Đây là một trong hai kiến trúc thượng tầng của tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth và được xem như là "bộ não" của con tàu. Kiến trúc thượng tầng còn lại bé hơn sẽ được lắp đặt ở phần phía sau của tàu sân bay.
Lắp ráp "bộ não" cho "Nữ hoàng".
Tàu sân bay Queen Elizabeth có chiều dài 280m, rộng 70m. Tàu có khả năng mang 36 máy bay chiến đấu F35B hoặc các máy bay Eurofighter Typhoon, F/A-18E/F Super Hornet hay Rafale M cùng 4 máy bay cảnh báo sớm AWAC. "Nữ hoàng" HMS Queen Elizabeth có thể chứa 8.600 tấn nhiên liệu và 1.000 tấn thực phẩm. Khu vực boong tàu nơi phóng các máy bay rộng 13.000 mét vuông còn khoang chứa máy bay rộng 29.000 mét vuông.
Hình vẽ 3D của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth với hai kiến trúc thượng tầng.
Tàu sân bay có khả năng mang 36 máy bay chiến đấu F35B hoặc các máy bay
Eurofighter Typhoon, F/A-18E/F Super Hornet và Rafale M và 4 máy bay
cảnh báo sớm AWAC.
Tàu sân bay có khả năng mang 36 máy bay chiến đấu F35B hoặc các máy bay
Eurofighter Typhoon, F/A-18E/F Super Hornet và Rafale M và 4 máy bay
cảnh báo sớm AWAC.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth dự kiến sẽ hạ thủy vào năm 2014 và bàn giao cho Hải quân Hoàng gia vào năm 2016. Bộ Quốc phòng Anh dự kiến đóng mới 2 tàu sân bay loại này với chi phí lên tới 3,9 tỉ bảng. Chiếc thứ 2 mang tên "Hoàng tử xứ Wales" Prince of Wales sẽ được bàn giao cho Hải quân Anh vào năm 2020.
Dưới đây là một số hình ảnh về việc chuẩn bị lắp đặt kiến trúc thượng tầng - "bộ não" của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth:
Kiến trúc thượng tầng được xây dựng tại nhà máy đóng tàu của BAE Systems ở Portsmouth.
Kiến trúc thượng tầng được xây dựng tại nhà máy đóng tàu của BAE Systems ở Portsmouth.
Kiến trúc thượng tầng được xây dựng tại nhà máy đóng tàu của BAE Systems ở Portsmouth.
Kiến trúc thượng tầng được xây dựng được vận chuyển tới Scotland từ Portsmouth để lắp ráp với thân tàu.
Kiến trúc thượng tầng được xây dựng được vận chuyển tới Scotland từ Portsmouth để lắp ráp với thân tàu.
Kiến trúc thượng tầng được xây dựng được vận chuyển tới Scotland từ Portsmouth để lắp ráp với thân tàu.
Kiến trúc thượng tầng được xây dựng được vận chuyển tới Scotland từ Portsmouth để lắp ráp với thân tàu.
Theo soha
Hình ảnh hiếm về hải quân Liên Xô tại Cam Ranh Truyền thông Nga cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu sẽ tới Cam Ranh trong chuyến thăm Việt Nam. Đây là nơi Liên Xô và sau đó là Nga từng có căn cứ hải quân trong nhiều năm. Cuối những năm 1970, phía Liên Xô đã có những thỏa thuận với Việt Nam về việc thuê cảng Cam Ranh. Ngày 2/5/1979, Chính...