Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông, Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?
Trung Quốc đứng trước lựa chọn khó khăn trong việc tìm cách bày tỏ lập trường cứng rắn nhưng tránh gây căng thẳng nguy hiểm khi tàu chiến Mỹ tuần tra ở Biển Đông.
Tuần trước, Lầu Năm Góc đã thông báo với các đồng minh châu Á và quốc gia trong khu vực rằng, hải quân Mỹ sẽ sớm tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.
Hoạt động tuần tra dự kiến diễn ra trong vài ngày tới. Tàu chiến Mỹ sẽ tiếp cận khu vực 12 hải lý tại ít nhất một khu vực mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.
Trung Quốc đã ngang nhiên phản ứng trên các phương tiện truyền thông bằng tuyên bố rằng, Bắc Kinh sẽ “không chấp nhận bất kỳ quốc gia nào xâm phạm vùng nước chủ quyền và không phận ở Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam – PV) vì lý do bảo vệ tự do hàng hải và hàng không”.
Khu trục hạm tên lửa USS William P. Lawrence của hải quân Mỹ.
Ngày 13/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tái khẳng định quan điểm rằng Mỹ sẽ thể hiện lập trường cứng rắn hơn trong khu vực. “Tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ hoạt động trong khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép. Biển Đông sẽ không phải là trường hợp ngoại lệ”.
Video đang HOT
Trên thực tế, hoạt động tuần tra hàng hải ở Biển Đông trong khu vực vùng biển quốc tế là phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đây được coi là hành động của Mỹ nhằm gửi thông điệp cứng rắn hơn đến Trung Quốc, rằng Washington sẽ không chấp nhận những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh cũng như việc quân sự hóa các đảo nhân tạo.
Lựa chọn tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông một cách cứng rắn của Mỹ sẽ đẩy Bắc Kinh vào tình thế khó khăn. Trung Quốc sẽ buộc phải lựa chọn các biện pháp đáp trả nhưng vẫn phải đảm bảo rằng căng thẳng sẽ không leo thang giữa hai cường quốc trên thế giới. Về phần minh, Bắc Kinh không hề muốn tỏ ra yếu đuối trong con mắt của người dân trong nước.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc có thể khiến Mỹ phải cân nhắc đến những hệ quả nếu bày tỏ lập trường cứng rắn ở Biển Đông. Bắc Kinh từ lâu dựa vào sự phát triển của nền kinh tế và chủ nghĩa dân tộc để duy trì sự ổn định trong nước.
Mọi hành động “cứng rắn” của Mỹ trong khu vực nhiều khả năng sẽ có những tác động rõ rệt bên trong Trung Quốc. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển chậm lại, Trung Quốc không hề mong muốn diễn biến mới nhất ở Biển Đông sẽ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực.
Như vậy, Bắc Kinh có thể sẽ phải áp đặt những phản ứng mạnh mẽ trước sức ép từ dư luân trong nước. Đây không phải lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải tìm cách thay đổi chiến lược. Sự kiện va chạm máy bay Mỹ-Trung năm 2001 hay việc khai thác khoáng sản ở Senkaku/Điếu Ngư năm 2010 đã thổi bùng lên căng thẳng trên biển Hoa Đông.
Việc Mỹ tuyên bố tuần tra trong khu vực 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo rõ ràng không nằm trong lợi ích chiến lược của Trung Quốc, dù điều này có thể xoa dịu dư luận trong nước.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định hành động của Mỹ sẽ không thể giải quyết những thách thức ở Biển Đông. Washington thậm chí sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng với Bắc Kinh.
Tuy vậy, Mỹ vẫn có thể tuần tra dự do hàng hải ở Biển Đông nhưng cần phải đảm bảo rằng, hành động này phù hợp với luật pháp quốc tế và chỉ giới hạn ở các hoạt động tuần tra “thông thường”.
Washington cũng nên tập trung vào những khu vực mà Bắc Kinh xây đảo nhân tạo trái phép như Đá Vành khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – PV), để tránh cho căng thẳng leo thang trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Tác giả Mercedes Page kết luận, Mỹ và Trung Quốc sẽ cần thời gian để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Bởi suy cho cùng, căng thẳng leo thang ở Biển Đông cũng như việc đẩy Trung Quốc vào tình thế khó khăn sẽ không đem lại lợi ích cho cả Bắc Kinh và Washington.
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ phản đối những quy định hạn chế phi lý ở Biển Đông
'Một vài quốc gia coi tự do hàng hải trên biển là cơ hội để độc chiếm Biển Đông và áp đặt những cảnh báo và hạn chế phi lý gây bất ổn trong khu vực'.
Theo Reuters, tuyên bố trên được Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift đưa ra ngày 6/10 với sự ám chỉ rõ ràng nhằm vào phía Trung Quốc.
Đô đốc Swift khẳng định, Mỹ sẽ vẫn "theo đuổi đến cùng" việc bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift.
"Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, một số quốc gia lại coi quyền tự do hàng hải này là cơ hội để độc chiếm một vùng biển bằng cách cố tình diễn giải sai luật pháp quốc tế", ông Swift nói.
"Thậm chí, một số quốc gia còn cố tình áp đặt những cảnh báo và hạn chế phi lý nhằm ngăn chặn tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của những nước đó và đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng biển bất chấp Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Xu hướng này đặc biệt nghiêm trọng tại những nơi đang xảy ra tranh chấp", Đô đốc Swift khẳng định.
"Tôi muốn nói rõ rằng, chúng tôi sẽ thực thi việc bảo vệ quyền tự do hàng hải cho mọi quốc gia bởi những bài học đau thương trong quá khứ cho thấy, việc buông lỏng trách nhiệm này sẽ đặt lợi ích hàng hải của một quốc gia vào vòng nguy hiểm", ông Swift nói.
Theo_VOV
Trung Quốc tiếp tục xây dựng ở Biển Đông mặc sự phản đối của Obama Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gián tiếp thúc giục Trung Quốc giải quyết những xung đột trên biển với các nước lân cận bằng các biện pháp hòa bình trong cuộc gặp mặt kéo dài 2 giờ với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Mỹ. Phát biểu trong buổi lễ tiếp đón tại Nhà Trắng, ông Obama nói rằng "Hoa Kỳ chào...