Tàu chiến lớn nhất của Úc tham gia tập trận với Mỹ, Philippines ở Biển Đông
Tàu chiến lớn nhất của Úc đã tham gia cuộc tập trận chung với Philippines và Mỹ ở Biển Đông trong hôm nay 21.8, theo AFP.
Tàu đổ bộ trực thăng của Úc HMAS Canberra là một trong số tàu tham gia cuộc tập trận Alon ở Philippines, diễn ra từ ngày 14-31.8. Tham gia cuộc tập trận có hơn 2.000 binh sĩ từ Úc và Philippines, cùng khoảng 150 lính thủy đánh bộ Mỹ. Phần tập trận hôm nay ở Biển Đông là một cuộc xung kích đường không mô phỏng ở phía nam đảo Palawan của Philippines.
Tàu đổ bộ HMAS Canberra của Úc ngoài khơi đảo Palawan của Philippines trong cuộc tập trận vào ngày 21.8. Ảnh AFP
“Giống như Philippines, Úc muốn một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng, tôn trọng chủ quyền và được hướng dẫn bởi trật tự dựa trên luật lệ”, Đại sứ Úc tại Manila Hae Kyong Yu cho hay. Bà Yu cho biết thêm những cuộc tập trận như trên là “quan trọng” bởi vì “thông qua những cuộc diễn tập này, chúng tôi đang biến lời nói của mình thành hành động”.
Video đang HOT
Binh sĩ tham gia huấn luyện chiến đấu trên tàu HMAS Canberra ngoài khơi đảo Palawan vào ngày 21.8. Ảnh AFP
Mỹ, Nhật Bản và Úc cũng sẽ tổ chức tập trận chung ngoài khơi bờ biển Philippines trong tuần này, theo AFP. “Việc đó luôn nằm trong kế hoạch”, đại úy Phillipa Hay, Chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm đổ bộ Úc, nói với các phóng viên trên tàu HMAS Canberra.
Trong một diễn biến khác, Đài Loan hôm nay cáo buộc Trung Quốc “làm gián đoạn thương mại một cách tùy tiện” sau khi Bắc Kinh đưa ra lệnh cấm nhập khẩu đối với xoài của Đài Loan, theo AFP.
Bắc Kinh cho hay lệnh cấm nói trên có hiệu lực từ hôm nay, sau khi tuyên bố họ tìm thấy sâu bệnh trong xoài nhập khẩu từ Đài Loan.
Trong khi đó, Cơ quan Nông nghiệp Đài Loan nói rằng lệnh cấm vi phạm các quy tắc quốc tế và kêu gọi Bắc Kinh tìm ra “giải pháp hợp lý” thông qua đối thoại.
“Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc về việc Trung Quốc lặp đi lặp lại hành vi tự ý làm gián đoạn thương mại mà không có đối thoại khoa học, vốn không phù hợp với thông lệ quốc tế”, Cơ quan Nông nghiệp Đài Loan nhấn mạnh trong một tuyên bố.
Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp của Đài Loan trong những năm gần đây.
Lệnh cấm nhập khẩu mới được đưa ra sau khi Bắc Kinh tiến hành các cuộc tập trận quanh Đài Loan vào ngày 19.8, một ngày sau khi phó lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức trở về sau chuyến thăm Paraguay với hai chặng dừng chân tại Mỹ.
Philippines sắp có động thái mới sau khi tố Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông
Một chỉ huy quân sự Philippines cho hay nước này sẽ gửi thêm hàng tiếp tế đến một bãi cạn trên Biển Đông vào tuần tới, sau khi tố tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Philippines.
Vào ngày 5.8, khi Lực lượng Tuần duyên Philippines (PCG) hộ tống tàu chở hàng tiếp tế cho quân nhân Philippines đóng trên một tàu chiến mắc cạn tại một bãi cạn ở Biển Đông, tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngăn chặn và phun vòi rồng, theo AFP dẫn lại thông báo từ PCG.
Hình ảnh do Lực lượng Tuần duyên Philippines (PCG) công bố ngày 6.8 cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc (phía trước) chặn một tàu PCG trong một nhiệm vụ tiếp tế ở Biển Đông ngày 5.8. Ảnh AFP
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc hôm 6.8 nói rằng họ đã thực hiện "những biện pháp kiểm soát cần thiết" đối với các tàu của Philippines xâm nhập "bất hợp pháp" vào cái gọi là vùng biển của họ, theo AFP.
Một trong những chiếc tàu thuê chở đồ tiếp tế đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn không cho đến bãi cạn nói trên, trong khi chiếc còn lại dỡ hàng thành công.
"Hy vọng rằng chuyến giao hàng tiếp theo sẽ diễn ra vào đầu tuần tới, nhưng chắc chắn là trước khi nguồn cung cạn kiệt", Phó đô đốc Alberto Carlos, Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây của Lực lượng Vũ trang Philippines trên đảo Palawan, cho hay hôm 10.8.
Ông Carlos cho biết thêm quân đội Philippines sẽ sử dụng những chiếc thuyền thuê giống như những chiếc được thuê vào ngày 5.8, và hy vọng sẽ không có một vụ phun vòi rồng nào khác.
Khi thăm Bộ Tư lệnh miền Tây vào ngày 10.8, Tham mưu trưởng quân đội Philippines, tướng Romeo Brawner, nhấn mạnh rằng nước này cần tăng cường sự hiện diện của mình ở Biển Đông. "Chúng tôi có kế hoạch triển khai thêm tàu, thậm chí cả máy bay, để có thể bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi", ông Brawner phát biểu.
Sứ mệnh chinh phục mặt trăng Luna-25 của Nga thất bại TASS dẫn thông báo của Cơ quan vũ trụ Roscosmos (Nga) hôm 20/8 cho biết, tàu thăm dò Luna-25 đã bị mất kiểm soát và đâm vào mặt trăng, sau khi một sự cố xảy ra trong lúc tàu đi vào quỹ đạo để hạ cánh hôm 19/8. Roscosmos thông tin, cơ quan này mất liên lạc với Luna-25 từ 14h57 hôm 19/8...