Tàu chiến hiện đại cần mũi to và dài để làm gì?
Có lẽ không ít người từng thắc mắc các tàu chiến hiện đại vì sao lại có một cái mũi dài và to ở dưới mớn nước. Nó có tác dụng gì?
Bên dưới mớn nước của các tàu chiến hiện đại thường có một cái mũi to và dài. Vậy tác dụng của nó là để làm gì? Cái mũi này trong tiếng Anh là “bulbous bow” có nghĩa là cái mũi hình quả lê. Nhưng đừng đánh giá thấp nó, phần lớn các mũi tàu này giúp cho con tàu tiết kiệm năng lượng và tăng tốc độ.
Mũi tàu như hình trên mới chỉ xuất hiện trong thế kỷ 20. Các tàu thuyền trước đó không hề có.
Theo website 81.cn của quân đội Trung Quốc, các mũi tàu ra đời vào đầu thế kỷ 20 và được ứng dụng sớm nhất trong các tàu hải quân nhưng vì chi phí sản xuất cao mà hiệu quả sử dụng lại không được như mong muốn nên nó bị lãng quên.
Video đang HOT
Phải đến những năm 1960 các tàu viễn dương của quân sự và dân sự mới lại được trang bị các mũi tàu đã được cải tiến. Trong ảnh là một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Tại sao mũi tàu lại giúp bảo tồn năng lượng cho con tàu? Để trả lời điều này, chúng ta cần phải nhìn vào những kiến thức về cơ học chất lọc.
Khi di chuyển trên mặt nước không tránh khỏi việc tạo sóng theo tên gọi trong cơ học chất lỏng, còn hải dương học gọi là “sóng Kelvin”. Nhưng không có gió mà tạo ra sóng, các tàu đã tự tạo ra làn sóng cho nên con tàu mất đi một nửa động năng.
Theo trang Marine insight, trong trường hợp tàu không có mũi quả lê, khi thuyền dâng về phía trước, những hạt nước di chuyển về phía đuôi tàu. Tại mũi tàu, áp lực của nước cao hơn và tạo ra những làn sóng được gọi là sóng mũi. Chính sự di chuyển của mũi tàu trong nước đã tạo ra làn sóng. Để tạo ra làn sóng đó, dĩ nhiên con tàu đã mất đi một phần rất lớn năng lượng của nó.
Nhưng khi có mũi tàu, nó sẽ sản sinh một sóng phản ngược 180 độ lên mặt nước để triệt tiêu năng lượng của sóng trên mặt nước do đó làm giảm tổn thất năng lượng cho con tàu.
Đường màu xanh lá cây là sóng đánh vào tàu khi không có mũi (giả định giá trị là 7). Đường màu xanh dương là sóng do mũi tàu tạo ra (giả định giá trị là -5). Hai loại sóng này tương tác với nhau hình thành nên đường sóng màu đỏ. Sự trung hòa của nó đơn giản theo công thức là: 7 (-5) = 2. Như vậy sóng ban đầu đã bị triệt tiêu đáng kể nên sức cản của nó đối với con tàu và tàu sẽ đi nhanh hơn.
Ban đầu, các mũi tàu được thiết kế hoàn toàn để làm giảm sức cản của sóng nhưng sau đó người ta thấy rằng hình dáng tàu khác nhau cũng dẫn đến các lực tác động vào nó có sự khác biệt. Các tàu càng mỏng thì sóng cản càng lớn, các tàu càng to thì sóng cản va đập vào càng nhiều do vậy các mũi tàu cũng được thiết kế theo những định chế riêng với từng loại tàu.
Với công nghệ ngày càng nâng cao, các mũi tàu không chỉ giúp giảm hao phí năng lượng cho con tàu mà còn có nhiều tác dụng khác. Một trong số đó là nó như một bộ phận áp lực để giảm thiểu độ rung lắc cho con tàu nên rất quan trọng.
Bên ngoài vị trí mũi tàu cũng có thể là vị trí lắp đặt các cánh quạt để điểu khiển hướng cho tàu hoặc là vị trí đặt sonar thủy âm rất lý tưởng để giúp bảo vệ con tàu khỏi các nguy hiểm bên dưới mặt nước. Gần đây người ta còn phát triển những mũi tàu bằng hợp kim titan. Loại mũi tàu này có độ bền cao, độ cứng và hiệu suất truyền tải âm thanh tốt mà tiếng ồn nội bộ lại thấp, chất lượng đáng tin cậy và chi phí bảo trì thấp.
Theo kienthuc
Tạp chí Mỹ: Tàu ngầm Nga làm NATO kinh hãi
Sau một thời gian dài tạm lắng, hoạt động của hạm đội tàu ngầm Nga ở khu vực Bắc Đại Tây Dương đã quay trở lại mức độ thời Chiến tranh Lạnh.
Đó là nhận định của nhà báo Dave Majumdar trên tạp chí Mỹ National Interest. Ông dẫn tuyên bố của Phó Đô đốc Anh Clive Johnson, Tư lệnh Hải quân của NATO: "Các tàu ngầm hiện đại của Nga đã trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết, làm NATO hoang mang lo ngại".
Tàu ngầm hạt nhân Project 971 Shchuka-B
Phó Đô đốc này nhận định, các tàu ngầm mới của Hải quân Nga đã vượt trội tất cả những gì mà lực lượng hải quân NATO hay Hoa Kỳ từng đối mặt trong chiến tranh lạnh. Clive Johnson chỉ ra rằng, Nga đã có những bước nhảy vọt công nghệ xuất sắc, các tàu ngầm Nga hiện đại "có phạm vi hoạt lớn, sở hữu loạt hệ thống được cải tiến và điều khiển thuận lợi".
Quả thực, sự đầu tư của Nga vào hiện đại hóa hạm đội đã thu được hiệu quả, nếu chính NATO xác nhận "tính chuyên nghiệp và khả năng điều khiển được nâng cao", nhà báo National Interest viết.
"Đó là thực tế đáng báo động", tác giả trích lời Clive Johnson từ một cuộc phỏng vấn với IHS Jane"s của Anh.
Năm ngoái, chính National Interest cũng có bài viết liệt kê các tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga và nhận định, thời Chiến tranh lạnh, tàu ngầm của Liên Xô đã là lực lượng đáng nể. Trong thập kỷ qua, các nhà chức trách Nga tiếp tục có những nỗ lực lớn để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga. Nâng cấp các mô hình tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh và thiết kế các tàu ngầm hoàn toàn mới, Nga rõ ràng có kế hoạch cải thiện vị thế và tiềm năng Hạm đội hải quân của mình.
Trong danh sách các tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga, theo liệt kê của National Interest, đứng đầu là tàu ngầm hạt nhân Project 971 Shchuka-B (NATO gọi là tàu Akula). Mặc dù không thể chạy êm như "đồng nghiệp phương Tây", tàu ngầm Akula vẫn là mối đe dọa thực sự, đặc biệt là sau một loạt cải tiến.
Đứng ở vị trí thứ hai là tàu ngầm diesel-điện dự án 877 Paltus (NATO gọi là tàu Kilo). Xếp vị trí thứ ba là tàu ngầm diesel đa năng Project 636 Varshavyanka (NATO gọi là tàu Kilo nâng cấp). National Interest dành vị trí thứ tư cho tàu ngầm hạt nhân Project 955 Borey.
Cuối cùng là các tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen, với lượng giãn nước khi lặn là 13.500 tấn.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Loạt tàu ngầm Nga mang "sát thủ dưới đáy biển" Kalibr-PL Song song với việc sử dụng rộng rãi tên lửa hành trình Kalibr-PL trên các tàu mặt nước, hải quân Nga hiện cũng đang trang bị ồ ạt loại "sát thủ dưới đáy biển" này cho cả tàu ngầm hạt nhân lẫn thông thường. Tàu ngầm thông thường Project 06363 - lớp Varshavyanka Sau khi sử dụng tàu mặt nước tấn công vào...