Tàu chiến duy nhất trên thế giới từng bị tàu ngầm hạt nhân đánh chìm
Một tàu chiến do Mỹ sản xuất từng sống sót qua trận đánh Trân Châu Cảng, tham gia vô số chiến dịch ở Thái Bình Dương, cuối cùng bị tàu ngầm hạt nhân đánh chìm sau đó 41 năm.
Các tàu chiến Anh đã gây thiệt hại nặng cho hải quân Argentina trong cuộc chiến Falklands năm 1982.
Theo National Interest, USS Phoenix là tàu tuần dương hạng nhẹ thứ 5 thuộc lớp Brooklyn. Tàu được chế tạo với những giới hạn theo Hiệp ước hải quân London năm 1930.
Từng tham gia Thế chiến 2
USS Phoenix có lượng giãn nước 10.000 tấn, dài 180 mét, tốc độ tối đa 60km/giờ. Tàu được vũ trang bằng 15 pháo hạm cỡ nòng 150mm, 8 pháo phòng không 130mm và 8 khẩu súng máy 13mm, cùng các tổ hợp pháo phòng không 40mm và 20mm
Theo triết lý chiến tranh của Mỹ vào giai đoạn đầu Thế chiến 2, tàu tuần dương hạng nhẹ có nhiệm vụ ngăn tàu khu trục đối phương tiếp cận gần hạm đội. Tàu tuần dương hạng nhẹ chỉ có pháo hạm 150mm nhưng nạp đạn nhanh hơn tàu tuần dương hạng nặng trang bị pháo hạm 200mm.
Được hạ thủy năm 1935 và được đưa vào chiến đấu năm 1938, tàu USS Phoenix hiện diện ở Trân Châu Cảng khi người Nhật tung đòn đánh úp và may mắn còn nguyên vẹn.
Tàu USS Phoenix đã tham gia chiến đấu chống Nhật trong Thế chiến 2.
Đến chiều cùng ngày, USS Phoenix tham gia nhóm tác chiến săn tìm hạm đội Nhật. Năm 1942, tàu tham gia chiến đấu ở vùng biển Nam Thái Bình Dương, ngăn Nhật chiếm đóng các thuộc địa thuộc công ty Đông Ấn Hà Lan.
Sau quãng thời gian trải qua nâng cấp, năm 1943, tàu tham gia chiến dịch giải phóng Philippines, góp phần vào việc phá hủy thiết giáp hạm HIJMS Yamashiro của Nhật.
Trong quãng thời gian còn lại trong Thế chiến 2, tàu hầu như chỉ đóng vai trò hộ tống. Năm 1951, USS Phoenix được bán cho Argentina, đổi tên thành Diecisiete de Octubre.
Video đang HOT
Ngoài Argentina mua hai tàu lớp Brooklyn, Chile cũng mua 2 và Brazil mua 1. Năm 1956, Diecisiete de Octubre được đổi tên thành “tướng Belgrano”, sau khi Argentina giành được độc lập. Năm 1968, tàu được hiện đại hóa bằng hai bệ phóng tên lửa Sea Cat do Anh sản xuất.
Bị đánh chìm bởi tàu ngầm hạt nhân
Năm 1982, Chiến tranh Falkland giữa Argentina và Anh nổ ra. Tàu tham gia vào nhóm tàu chiến Argentina nghênh chiến hạm đội Anh. 15 khẩu pháo chính 150mm vẫn tạo ra mối đe dọa nhất định trong khi giáp vẫn có thể chống đỡ được tên lửa.
Tàu ngàm hạt nhân HMS Conqueror của hải quân Anh.
Điểm yếu lớn nhất của tàu “tướng Belgrano” là gần như không có khả năng phòng không và săn ngầm. Kết quả là tàu bị tàu ngầm hạt nhân HMS Conqueror của Anh phát hiện.
3 ngày sau, HMS Conqueror vào vị trí chiến đấu, phóng 3 ngư lôi thông thường nhằm vào tàu “tướng Belgrano”. Hai trong số 3 ngư lôi đánh trúng mục tiêu.
Bị trúng đòn chí mạng, tàu bị lật nghiêng và chìm sau 30 phút. 770 thủy thủ được giải cứu và 323 người thiệt mạng. Kết quả điều tra sau này phát hiện một tàu khu trục khác của Argentina cũng trúng ngư lôi tàu ngầm hạt nhân Anh, nhưng không phát nổ.
Phía Argentina đã phản ứng mạnh mẽ trước động thái đánh chìm tàu chiến của Anh, cho rằng tàu đang rời xa hạm đội Anh và không ở trong tình trạng chiến đấu. Người Anh cho rằng tàu chỉ đơn giản là đang thay đổi vị trí nên vẫn là mục tiêu cần phải tiêu diệt.
Cho đến ngày nay USS Phoenix vẫn là tàu chiến duy nhất từng bị một tàu ngầm hạt nhân đánh chìm.
Theo Danviet
EU muốn gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông, đối trọng lại TQ
Giữa lúc căng thẳng gia tăng tại khu vực, các nước lớn châu Âu như Anh, Pháp và Đức muốn cho thấy họ có vai trò quan trọng hơn là các đối tác thương mại không có tiếng nói.
Các nước lớn châu Âu đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương, với các hoạt động tự do hàng hải và quan ngại về căng thẳng gia tăng trên Biển Đông cho thấy ý định duy trì ảnh hưởng tại khu vực của các nước này, theo giới phân tích.
"Cách đây vài năm, các nước châu Âu vẫn không muốn can dự vào an ninh khu vực ở Đông Á, nhưng trong bối cảnh hiện tại, việc can dự là nhu cầu cấp bách mới", Frans-Paul van der Putten, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Clingendael ở Hà Lan, nói với South China Morning Post.
"Việc đưa tàu chiến đến Biển Đông có thể tạo ra đòn bẩy cho các chính phủ châu Âu khi họ đối mặt với Mỹ và Trung Quốc trong các vấn đề địa chính trị gần sân nhà mình", ông nói.
Thế tiến thoái lưỡng nan mới
Vị chuyên gia cũng cho rằng châu Âu từ lâu đã quen với việc ở giữa hai nước lớn là Mỹ và Nga, nhưng càng ngày thì quan hệ Mỹ - Trung mới là thứ xác định vị thế địa chính trị của châu Âu.
"Điều này tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan mới cho các nước châu Âu, vốn đang chịu sức ép ngày càng lớn trong việc chọn phe", ông van der Putten nhận định.
Cuối tháng trước, ba nước Anh, Pháp và Đức cho hay trong một tuyên bố rằng họ "quan ngại tình hình ở Biển Đông có thể dẫn đến sự bất an và căng thẳng tại khu vực" sau những diễn biến ngoài đây trên biển khi tàu Trung Quốc liên tục quấy rối, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh. Ảnh: AFP.
Đối trọng Trung Quốc ngày càng hung hăng
Ba nước cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông "có các bước đi và biện pháp giảm thiểu căng thẳng, góp phần vào việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn tại khu vực".
Tranh chấp trên Biển Đông liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan. Mỹ không phải là bên tranh chấp nhưng nước này xem vùng biển là một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự bành trướng quân sự của Trung Quốc tại khu vực.
Trong động thái được xem là biểu dương sức mạnh và sự đoàn kết, Mỹ và Anh đã tiến hành tập trận hải quân chung ở Biển Đông hồi tháng 2, trong khi Pháp đã cho tàu tấn công Dixmude và tàu hộ vệ đi qua khu vực gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi năm ngoái.
Anh cũng tỏ ra quan tâm đến vấn đề tự do hàng hải tại vùng biển và cùng với Mỹ và Australia lên tiếng bảo vệ các hoạt động này trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng.
Năm ngoái, Anh cho hay họ có kế hoạch đưa tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho lần triển khai hoạt động đầu tiên, dự kiến diễn ra vào năm 2021.
Phát biểu tại London tuần trước, tướng Su Guanghui, tùy viên quốc phòng của Trung Quốc tại Anh, nói: "Nếu Mỹ và Anh bắt tay thách thức hay xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đó sẽ là hành động thù địch".
Tàu USS McCampbell của Mỹ và tàu HMS Argyll của Anh trong cuộc tập trận chung trên Biển Đông hồi đầu năm. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Kế hoạch hành động 10 điểm chống Trung Quốc
EU cũng đang vướng vào tranh cãi gay gắt với Trung Quốc về điều mà họ xem là đối xử bất công với các doanh nghiệp EU tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo South China Morning Post.
Trong một văn bản đầu năm nay, Ủy ban châu Âu kêu gọi các nhà lãnh đạo EU phê duyệt kế hoạch hành động 10 điểm, trong đó gọi Trung Quốc là "đối thủ kinh tế" và "địch thủ mang tính hệ thống, cổ xúy các mô hình quản trị khác".
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Berlin leo thang trong tuần qua sau khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas gặp nhà hoạt động chính trị Hong Kong Joshua Wong tại thủ đô Đức hôm 9/9. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nước này "vô cùng không hài lòng" về cuộc gặp.
Sarah Raine, chuyên gia làm việc tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược ở London, nói việc EU muốn can dự vào tranh chấp Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng tại khu vực không phải là điều bất ngờ.
"Đây là hệ quả tự nhiên của thực tế rằng ở châu Á, EU đã chán với việc được đối xử chỉ nhỉnh hơn một đối tác thương mại một chút, còn lại thì bị xem là không liên quan đến các vấn đề chiến lược lớn tại châu lục, dù họ nghiêm túc quan tâm đến chúng", bà nói.
"Để can dự sâu hơn vào các diễn biến ở Biển Đông, các nước thành viên hàng đầu của EU đang hợp tác với nhau để hỗ trợ các giải pháp đa phương cho các vấn đề đa phương thông qua các đối tác đa phương - chẳng hạn như ASEAN - tất cả phải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế".
Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự trên Biển Đông. Ảnh: Reuters.
Theo Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình Chuyển giao Vũ khí và Chi tiêu Quân sự SIPRI ở Thụy Điển, EU đang cố gắng gia tăng lợi thế so với Mỹ và Trung Quốc bằng cách thể hiện rằng họ cũng là một đối tác lớn tại vùng biển tranh chấp.
"EU không phải là Trung Quốc và chắc chắn không phải là nước Mỹ của ông Trump. Họ muốn cho thấy họ vẫn ở đó và vẫn có vai trò quan trọng", ông nói.
"Ba bên trong tuyên bố chung (Anh, Pháp và Đức) đặc biệt quan tâm mạnh mẽ đến khu vực... Họ có lợi ích thương mại... Nếu có sự vụ trên Biển Đông, những ngành kinh tế tương ứng của châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng".
Theo Zing.vn
Cực sốc: Trùm phát xít Hitler sợ hãi Anh, Pháp? Trùm phát xít Hitler là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong Thế chiến 2. Theo đó, không ít thuyết âm mưu vây quanh nhà độc tài Đức quốc xã. Đáng chú ý là giả thuyết cho rằng Hitler vừa ngưỡng mộ vừa sợ hai nước Anh, Pháp. Trong Chiến tranh thế giới 2, trùm phát xít Hitler đã gây ra...