Tàu chiến Ấn Độ, Australia diễn tập chung ở Biển Đông
Chiến hạm Kiltan của Ấn Độ diễn tập với tàu Anzac của Australia ở Biển Đông nhằm tăng cường khả năng phối hợp trên biển.
“ Hộ vệ hạm săn ngầm INS Kiltan của hải quân Ấn Độ diễn tập với hộ vệ hạm HMAS Anzac của hải quân Australia trên Biển Đông ngày 5/9, trong khuôn khổ đợt diễn tập Indo-Pacific Endeavour”, phát ngôn viên hải quân Ấn Độ cho biết trong thông cáo ngày 7/9.
Hải quân Ấn Độ không nêu vị trí cụ thể của cuộc diễn tập cũng như các nội dung được tàu chiến hai nước thực hiện trong cuộc diễn tập chung này.
Hải quân Ấn Độ – Australia ngày 6/9 cũng bắt đầu một cuộc diễn tập trên biển quy mô lớn kéo dài 5 ngày ở khu vực bắc Australia, nhằm tăng cường khả năng phối hợp trong hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ổn định, an toàn.
Trước đó, tàu chiến Ấn Độ cũng tham gia một số cuộc diễn tập với các quốc gia ven Biển Đông. Khu trục hạm INS Ranvijay cùng hộ vệ hạm INS Kora ngày 18/8 tham gia luyện tập vận động đội hình và thông tin liên lạc với hộ vệ hạm 012 Lý Thái Tổ của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên vùng biển tỉnh Khánh Hòa. Cũng trong tháng 8, chiến hạm Ấn Độ tham gia diễn tập với tàu hải quân Philippines trên Biển Đông.
Video đang HOT
Hộ vệ hạm HMAS Anzac của Australia trong buổi diễn tập chung với hải quân Ấn Độ trên Biển Đông ngày 5/9. Ảnh: Indian Navy .
Ấn Độ và Australia gần đây tăng cường quan hệ trên lĩnh vực an ninh quốc phòng. Hai nước năm ngoái nâng quan hệ lên cấp đối tác chiến lược toàn diện và ký thỏa thuận về cho phép tiếp cận căn cứ quân sự của nhau để hỗ trợ hậu cần.
Hiệp định Hỗ trợ Hậu cần Lẫn nhau (MLSA) cho phép hải quân Ấn Độ và Australia sử dụng căn cứ của nước kia để sửa chữa phương tiện và bổ sung hậu cần, đồng thời tạo điều kiện mở rộng hợp tác quốc phòng toàn diện.
Ấn Độ và Australia còn là thành viên của nhóm Bộ Tứ, thường xuyên trao đổi thông tin và diễn tập quân sự với hai thành viên còn lại là Mỹ và Nhật Bản.
Ấn Độ điều 4 chiến hạm uy lực tới Biển Đông, chuẩn bị tập trận với "Bộ Tứ"
Hải quân Ấn Độ điều động nhóm tàu chiến uy lực thực hiện tới hàng loạt khu vực như Biển Đông, Tây Thái Bình Dương, Đông Nam Á và lên kế hoạch tập trận với các thành viên thuộc nhóm "Bộ Tứ".
Chiến hạm Shivalik của Ấn Độ (Ảnh: Wikipedia).
Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 2/8 thông báo, nước này sẽ điều động 4 chiến hạm từ Hạm đội phía Đông tham gia nhiệm vụ kéo dài 2 tháng tới Đông Nam Á, Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Trong đợt triển khai nhiệm vụ này, các chiến hạm Ấn Độ cũng dự kiến sẽ tham gia tập trận chung với các nước thuộc nhóm "Bộ Tứ", gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia.
Các tàu chiến Ấn Độ sẽ khởi hành vào đầu tháng này và New Delhi đã cử những chiến hạm uy lực gồm tàu khu trục tên lửa dẫn đường Ranvijay, tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Shivalik, tàu hộ tống chống ngầm Kadmatt và tàu hộ tống tên lửa dẫn đường Kora. Đa phần các tàu trên đều được đóng trong nước và được trang bị hàng loạt vũ khí và cảm biến hiện đại do chính Ấn Độ sản xuất.
Ngoài tập trận với "Bộ Tứ", nhóm tàu chiến cũng sẽ tham gia hàng loạt hoạt động diễn tập trên các điểm mà các khí tài này ghé qua. Cùng với tập trận, nhóm tàu Ấn Độ cũng sẽ tăng cường hoạt động hợp tác với các nước ven Biển Đông.
"Các sáng kiến này nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp và phối hợp giữa hải quân Ấn Độ và các nước thân thiện, dựa trên lợi ích chung và cam kết hướng tới tự do hàng hải trên biển. Việc triển khai các tàu hải quân Ấn Độ nhằm nhấn mạnh tầm hoạt động, sự hiện diện hòa bình và tình đoàn kết của New Delhi với các nước thân thiện nhằm đảm bảo trật tự trong lĩnh vực hàng hải và củng cố mối quan hệ hiện có giữa Ấn Độ và các nước ở Ấn Độ - Thái Bình Dương", thông báo cho biết.
Hoạt động của Ấn Độ được xem sẽ giúp tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia thân thiện theo chính sách "Hành động hướng Đông" của New Delhi.
"Bộ Tứ" hay Đối thoại An ninh 4 bên (Quad) là một diễn đàn chiến lược không chính thức với các hội nghị thượng đỉnh không thường xuyên, các cuộc trao đổi không chính thức và các cuộc diễn tập quân sự chung. Tuy không phải là một liên minh quân sự chính thức như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng Quad được coi là một liên minh tiềm năng để đối trọng Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương.
Biển Đông thời gian qua đã trở thành một điểm đến của nhiều cường quốc quân sự thế giới. Ngoài Mỹ thường điều khí tài tới khu vực làm nhiệm vụ đảm bảo tự do hàng hải, tự do hàng không, Anh tuần trước cũng đưa tàu sân bay tới khu vực. Đức cũng có kế hoạch điều tàu chiến đi qua Biển Đông trong năm nay, đánh dấu lần đầu tiên trong 20 năm qua, họ thực hiện nhiệm vụ như vậy.
Tàu chiến Mỹ dồn dập diễn tập ở châu Á Chiến hạm Mỹ tham gia loạt cuộc diễn tập chung với hải quân Ấn Độ, Nhật Bản, Sri Lanka và Singapore tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ ngày 23-24/6 tham gia diễn tập chung với hải quân Ấn Độ, gồm huấn luyện nội dung phòng không, cất hạ...