Tàu cảnh sát biển Trung Quốc: Vũ khí thách thức chủ quyền Biển Đông
Từng được cho là “không hề tồn tại trong bất kỳ ý nghĩa hoàn chỉnh nào”, lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc với hàng trăm tàu đang thách thức chủ quyền Biển Đông mà… không cần súng.
Những tàu tuần tra to lớn của Cảnh sát biển Trung Quốc không trang bị vũ khí hạng nặng, nên có thể né được sự chỉ trích của quốc tế về việc quân sự hóa – Ảnh: Bloomberg
Những chiếc tàu tuần tra màu trắng, sọc xanh nhỏ với dòng chữ China Coast Guard ( CCG, hải cảnh Trung Quốc) đang là công cụ để Trung Quốc gián tiếp hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước, Bloomberg ngày 26.10 nhận định.
Sự hiện diện của những chiếc tàu này, thường xuyên bắt gặp trong các cuộc đụng độ với tàu của nước khác trong khu vực, một lần nữa tạo ra những suy đoán xung quanh mục đích của một tổ chức non trẻ được thành lập vào năm 2013: China Coast Guard, hay Cảnh sát biển Trung Quốc.
Theo đó, Bloomberg cho rằng những con tàu của CCG chỉ là dạng tàu tuần tra, không trang bị súng lớn, thay vào đó chỉ là hệ thống đèn, loa và “vòi rồng”.
Video đang HOT
Đây chính là sự khác biệt Trung Quốc muốn tạo ra. Vì khi không có vũ trang, các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc sẽ tránh bị quốc tế lên án trong việc sử dụng tàu chiến, quân sự hóa trên biển. Song song đó, các tàu tuần tra này luôn sử dụng “vòi rồng” ở những cuộc va chạm trên biển với các nước trong khu vực.
Theo ước tính của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ, hiện Trung Quốc có khoảng 205 tàu thực thi pháp luật hàng hải trên Biển Đông, so với 78 tàu của Nhật Bản, 55 của Việt Nam và 4 của Philippines.
Sự áp đảo về mặt số lượng của Trung Quốc chính là cách thức mềm dẻo để Bắc Kinh gián tiếp áp đặt tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển. Nói như một chuyên gia của tổ chức nghiên cứu, tham vấn chính sách toàn cầu Rand Corp., thì “khi bạn cố gắng khẳng định chủ quyền, bạn có nhiều tàu hơn người khác thì bạn sẽ lợi thế hơn”.
Tình báo Hải quân Mỹ cho rằng trước đây Trung Quốc thường dùng tàu hải quân của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Tuy nhiên, Bloomberg dẫn tin từ Tạp chí nghiên cứu quốc phòng IHS Jane’s khẳng định Trung Quốc đang có xu hướng chuyển tàu hải quân thành tàu bảo vệ bờ biển của CCG.
“Điểm mấu chốt là việc các nước khác không thể sử dụng lực lượng hải quân của họ để chống lại những gì Trung Quốc đang làm, vì đó sẽ được coi như chuyện không cần thiết trong việc làm căng thẳng leo thang”, chuyên gia Lyle Morris, người phụ trách dự án nghiên cứu lĩnh vực bảo vệ bờ biển của Rand Corp. nhận định.
Đây có thể được xem như một lời giải khá xác đáng cho việc Trung Quốc thành lập CCG cách đây hai năm.
Trong một bài viết hồi tháng 11.2014, chuyên san The Diplomat cho rằng CCG không phải là một tổ chức tồn tại trên bất kỳ danh nghĩa thực sự nào. Nó ra đời vào tháng 3.2013 trên cơ sở tái cơ cấu Cục Hải dương quốc gia (SOA), thành lập Cục Cảnh sát biển chịu trách nhiệm tuần tra, cứu nạn và thực thi pháp luật trên biển. Mặc dù vậy, CCG với sự hợp nhất của 4 lực lượng gồm Hải giám, Hải cảnh, Ngư chính, Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc, vẫn không thực sự rõ ràng về chức năng.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Đài Loan tăng cường tuần tra phi pháp ở đảo Ba Bình
Đài Loan cho biết sẽ tăng cường tuần tra và hiện diện trên các hòn đảo nhỏ ở Biển Đông, đặc biệt là đảo Ba Bình mà lãnh thổ này đang chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Viêt Nam đang bị Đài Loan chiếm giữ - Ảnh: Reuters
Chính quyền Đài Loan cho biết sẽ tăng cường sự hiện diện của cảnh sát biển và tuần tra trên các hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Reuters ngày 14.10 đưa tin.
Dẫn phát biểu của Chỉ huy trưởng cảnh sát biển Đài Loan Wang Chung-yi, Reuters cho biết chính quyền Đài Loan lấy lý do Trung Quốc gia tăng đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa nên Đài Bắc cần tăng cường phòng thủ.
Ông Wang Chung-yi nói, Đài Loan đang xây dựng bến cảng phi pháp ở đảo Ba Bình và sẽ tiếp tục hoàn tất để có thể tiếp nhận tàu 2.000-3.000 tấn. Theo ông Wang, trên đảo có công trình đường băng và bệnh viện "nhằm phục vụ công tác cứu hộ nhân đạo".
Tháng 8.2015, Đài Loan tuyên bố sắp xây xong ngọn hải đăng phi pháp trên đảo Ba Bình và dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015. Tuần trước, Bắc Kinh cho khánh thành 2 ngọn hải đăng phi pháp trên 2 bãi Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam và đang tiếp tục xây thêm những ngọn khác ở quần đảo này.
Từ năm 2000, Đài Loan đưa khoảng 180 người đến sinh sống trái phép và canh giữ trên đảo Ba Bình. Chính quyền Đài Loan sẽ tăng số người này thêm 30-40, chủ yếu là cảnh sát biển, theo ông Wang.
Việt Nam nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động xây dựng phi pháp của Đài Loan và cả Trung Quốc trên đảo Ba Bình nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung vì vi phạm chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Singapore "trình làng" 2 mẫu tàu mới đối phó nguy cơ trên biển Singapore đã cho ra mắt 2 loại tàu tuần tra cao tốc mới nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa hàng hải, dấu mốc mới trong việc nâng cấp năng lực quốc phòng của quốc gia này. Một trong những tàu tuần tra mới của Singapore. (Ảnh: Bộ an ninh nội địa Singapore) Báo Nhật The Diplomat đưa tin,...